Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Một số giải pháp phát triển sản xuất chè hữu cơ tại huyện vị xuyên tỉnh hà
4.3.6. Giải pháp về vốn
Địa phương cần có chính sách hỗ trợ cho người trồng chè, chế biến chè vay vốn ưu đãi, tiếp cận được nhiều nguồn vốn áp dụng ở tất cả các xã trong địa bàn huyện. Nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất và chế biến chè ở các địa bàn khác là rất lớn nhưng người trồng chè vẫn chưa có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi. Bên cạnh việc hỗ trợ vốn trong phát triển diện tích chè, kỹ thuật canh tác, cần có các dự án xây dựng các nhà máy chế biến tập trung ở những nơi có nhiều diện tích chè, hỗ trợ các xưởng chế biến mini nâng cấp thiết bị chế biên như máy diệt men, xây lò với qui mô đủ lớn và đảm bào vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay việc có nhiều cá nhân và doanh nghiệp thu gom hữu cơ đã dẫn tới việc cạnh tranh nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu búp giảm, tuy nhiên giá nguyên liệu búp không tăng nên hiệu quả kinh tế của người trồng chè chưa cao vì vậy cần có
quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung thuận lợi cho việc thu mua hữu cơ. Cần có sự cam kết giữa doanh nghiệp, cơ sở chế biến với người trồng chè trong việc thu mua chè búp, thu mua theo đợt hái, không mua phá giá, tránh trường hợp đã xẩy ra khi các cơ sở chế biến cần nguyên liệu chế biến thì tìm mua chè búp với số lượng lơn chưa quan tâm đến chất lượng búp nhưng khi nhu cầu chế biến giảm thì không mua nguyên liệu hoặc mua với giá rất thấp làm cho người trồng chè không muốn thu hái vì tính trên ngày công đi thu hái thấp dẫn đến ảnh hưởng đến lứa hái tiếp theo, sản xuất không ổn định.
Kêu gọi các doanh nghiệp chè có năng lực, tiềm lực đầu tư chế biến các sản phẩm chè đa dạng và cao cấp. Từ đó nâng cao giá trị của chè búp tươi hữu cơ Vị Xuyên.
4.3.7. Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
Tiếp tục tận dụng các nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo bền vững, Chương trình giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa tỉnh Hà Giang, các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và các nguồn vốn khác để đầu tư hệ thống đường giao thông nhằm giảm chi phí và thời gian vận chuyển chè nguyên liệu. Đồng thời, tiếp tục đầu tư hệ thống điện lưới, các xưởng chè mini tại các vùng chè xa trung tâm, xa nhà máy, xưởng chế biến nhằm sơ chế, không để chè bị héo, úa, táp lá…làm giảm giá trị của sản phẩm chè.