Thông tin chung về diện tích sản xuất chè hữu cơ của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 62 - 64)

Chỉ tiêu QMN QMV QML

1. Diện tích trồng chè BQ 4.500 7.800 12.540 2. Diện tích chè đang cho thu hoạch 4.500 7.800 12.540 3. Diện tích trồng chè hữu cơ 4.105 6.150 12.540 4. Diện tích chè hữu cơ đang cho thu hoạch 4.105 6.150 12.540 5. Diện tích đất còn trống có thể trồng chè 2.405 1.450 750 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Đối với nhóm hộ sản xuất chè theo phương pháp hữu cơ có quy mô nhỏ (dưới 0,5 ha) cho thấy bình quân mỗi hộ có 0,45 ha chè trong đó có 0,41 ha là chè hữu cơ, nhóm hộ quy mô vừa (0,5 – 1 ha) có diện tích trồng chè bình quân đạt 0,78 ha trong đó diện tích trồng chè hữu cơ đạt 0,61 ha, hộ quy mô lớn (>1 ha) có diện tích bình quân trồng chè đạt 1,25 ha trong đó diện tích chè hữu cơ đạt 1,25 ha như vậy 100 % diện tích chè của nhóm hộ này đã đạt tiêu chuẩn hữu cơ. 4.1.2. Vốn cho phát triển sản xuất chè hữu cơ ở huyện Vị Xuyên

Xác định cây chè là chủ lực, các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội cũng như tỉnh Hà Giang đã có những chính sách ưu đãi tín dụng để phát triển cây chè và ngành hàng chè. Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa đã có những chính sách hỗ trợ phát triển chè, cụ thể: “hỗ trợ lãi suất 24 tháng đối với các hộ sản xuất đủ điều kiện sản xuất theo hướng hữu cơ, VietGap với mức vay 30 triệu đồng/ha”; đối với cơ sở chế biến, kinh doanh hỗ trợ vay đầu tư xây dựng nhà máy, dây truyền sản xuất hiện đại, mức vay không quá 5 tỷ đồng/ dự án, hỗ trợ toàn bộ lãi suất trong 36 tháng”; Nghị quyết 47/2012/NQ- HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang có chính sách hỗ trợ 30 triệu đồng/1 doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp mới được thành lập.

Ngoài ra, Ngân hàng chính sách xã hội luôn sẵn sàng giải ngân vốn vay với lãi suất ưu đãi (0,65 %/tháng) để giải quyết việc làm đối với hộ nghèo, cận nghèo với định mức không quá 50 triệu đồng/hộ, không quá 1 tỷ đồng đối với một cơ sở sản xuất, kinh doanh nhưng không quá 50 triệu đồng/ lao động; Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT có chính sách cho vay để phát triển sản xuất khi có dự án, tiểu dự án phù hợp.

Bảng 4.5. Kết quả giải ngân Nguồn vốn tín dụng phát triển chè huyện Vị Xuyên năm 2016 Nguồn vốn tín dụng Số khoản vay Số tiền được vay (triệu đồng) Bình quân/khoản vay (triệu đồng) Bình quân/1ha chè (triệu đồng) Ngân hàng Chính sách xã hội 54 4.400 81,48 1,24 Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT 15 11.250 750 3,17

Tổng 65 15.650 240,77

Nguồn: Ngân hàng NN & PTNT, ngân hàng CSXH huyện Vị Xuyên (2017) Qua bảng kết quả giải ngân nguồn vốn tính dụng phát triển chè ta thấy: Năm 2016, bình quân 1 ha chè chỉ vay 4,41 triệu đồng, dù chính sách ưu đãi tín dụng là rất cởi mở, tuy nhiên, kết quả giải ngân không cao. Điều đó phản ánh đúng thực trạng sản xuất chè hiện nay của Vị Xuyên.

Đối với sản xuất chè hữu cơ là việc sản xuất hoàn toàn tự nhiên, khó có điều kiện để thâm canh, vì vậy, nhu cầu vốn cơ bản là không có. Đối với sản xuất chè thường, do giá chè rất thấp, chỉ khoảng 3- 4,5 nghìn đồng/kg, vì vậy đã không khuyến khích được nông dân đầu tư phát triển sản xuất.

Đối tượng khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT là các hộ sản xuất, kinh doanh. Trung bình mỗi khoản vay của ngân hàng này là 750 triệu đồng/khoản. Trong khí đó, các hộ trồng chè chủ yếu tập trung vay tiền tại Ngân hàng chính sách xã hội vì ở đây lãi suất thấp, các khoản vay có trị giá thấp, phù hợp để đầu tư phát triển trồng chè.

Qua nghiên cứu số liệu tại phiếu điều tra, nguồn vốn tín dụng trong các năm qua 2 ngân hàng này đã đáp ứng cho người dân nhu cầu về vốn vay phục vụ sản xuất nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)