Tình hình tiêu thụ một số loại chè của huyện trên các kênh tiêu thụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 75)

Diễn giải

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

SL (tấn) Giá trị (Tr.đ) SL (tấn) Giá trị (Tr.đ) SL (tấn) Giá trị (Tr.đ) 15/14 16/15 BQ Chè sấy 900 27.000 1.100 33.000 1.200,0 36.000,0 122,2 109,1 115,7 Chè xanh 1.100 88.000 1.250 100.000 1.314,1 105.127,2 113,6 105,1 109,4 Chè vàng 500 20.000 1.550 62.000 1.658,6 66.342,0 310,0 107,0 208,5 Tổng 135.000 195.000 207.469

Nguồn: Phòng thống kê huyện Vị Xuyên (2017) Qua bảng ta thấy lượng chè xanh được tiêu thụ ổn định nhất qua các năm với tốc độ tăng bình quân là 9,4 %. Sản phẩm chè vàng có sự tăng đột biến từ năm 2014 cho đến nay (năm 2015 tiêu thụ được 1.658,6 tấn) là do một số công ty ở huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang vào mua để chế biến chè Phổ Nhĩ và một số hợp tác xã chế biến chè vàng đã xuất cho thương lái Trung Quốc.

Sản phẩm chè sấy vẫn còn nhiều đã làm cho giá trị sản phẩm không cao, vì chè sấy chỉ qua sơ chế nên chất lượng không cao. Nguyên nhân là do giao thông không thuận tiện, việc vận chuyển chè búp của các hộ dân đến các xưởng chế biến mất nhiều thời gian (nếu không vận chuyển kịp thời đến các xưởng chế biên, búp chè sẽ bị héo úa, giảm chất lượng) từ lý do đó kết hợp với việc bị giảm trọng lượng búp chè nên các hộ dân chọn giải pháp sơ chế tại nhà hoặc ngay trong rừng chè sau đó đóng bao và bán cho các xưởng chế biến các công đoạn tiếp theo để làm chè xanh hoặc chè vàng. Giá của chè sấy trung bình từ 25.000 đến 30.000 đồng/kg.

Bảng 4.16. Thị trưưưường tiêu thụ chè của huyệnVị Xuyên Thị trường Chè sấy Chè xanh Chè vàng Tổng SL (tấn) CC (%) SL (tấn) CC (%) SL (tấn) CC (%) SL (tấn) CC (%) Tổng số 1.200,0 100,0 1.314,1 100,0 1.658,6 100,0 4.172,6 100,00 1. Vị Xuyên 1.200,0 100,0 674,1 51,3 600,7 36,2 2.474,8 59,31 2. Hà Giang 0,0 0,0 297,0 22,6 535,2 32,3 832,2 19,94 3. Tỉnh khác 0,0 0,0 343,0 26,1 0,0 0,0 343 8,22 4. TQ 0,0 0,0 0,0 0,0 522,6 31,5 522,6 12,52

Nguồn: Phòng thống kê huyện Vị Xuyên (2017) Qua bảng cho ta thấy chè sấy chỉ tiêu thụ trong địa bàn huyện, chè búp được sơ chế sau đó bán ở chợ, bán cho các xưởng chế biến mini hoặc hợp tác xã chế biến, từ nguyên liệu là chè sấy này các cơ sở chế biến tiếp tục các công đoạn còn lại để chế biến ra chè vàng. Chè xanh được tiêu thụ chủ yếu tại huyện với 51,3 %, khách hàng mua chè xanh tại huyện chủ yếu là người dân trong huyện, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn và khách thập phương lên mua tận gốc, 22,6 % chè xanh được các đại lý ở thành phố Hà Giang mua buôn, 26,1 % chè xanh được tiêu thụ ở các tỉnh khác do các thương lái từ các tỉnh ở phía Bắc như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội lên mua.

Chè vàng ở Vị Xuyên có hai nguồn cung cấp là hộ dân trồng chè và các cơ sở chế biến, trong đó 32,3 % chè vàng được các cơ sở chế biến chè Phổ Nhĩ ở huyện Vị Xuyên đến mua, phần còn lại được các thương lái từ Trung Quốc sang thu mua hoặc các hợp tác xã trong huyện thu mua và phân loại xuất sang Trung Quốc. Sản phẩm chè vàng của người dân tự chế biến (chủ yếu sơ chế và gác trên bếp) nên chất lượng thấp, do đó giá bán không cao thường bị ép giá, chè vàng của các cơ sở chế biến chất lượng cao hơn thường có giá ổn định. Tuy nhiên chè vàng là sản phẩm trung gian của các sản phẩm chè tiếp theo như chè Phổ Nhĩ và các chè túi lọc nên nhu cầu của thị trường ngày càng cao (đặc biệt là phía Trung Quốc), kết hợp với việc hái chè búp già hơn, không cầu kỳ (dễ hái), và người dân có thể tự chế biến thủ công không cần có máy chế biến.

4.1.4.2. Giá bán chè của hộ

Giá chè tươi biến động từ 3,5 – 15.000 đ/kg tuỳ theo chất lượng búp chè. Giá chè thành phẩm: Chè xanh: 55.000 – 90.000 đ/kg (tại xưởng mini);

80.000 – 110.000 đ/kg (tại các HTX chế biến lớn); chè sấy 30.000 đ/kg; Chè vàng: 40.000 – 80.000 đ/kg.

Tuỳ theo từng năm và theo nhu cầu thị trường mà các xưởng chế biến chè với tỷ lệ sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, chè xanh thô vẫn được chế biến nhiều nhất, chiếm khoảng 40 %, sau đó là chè xanh và chè vàng.

Vào vụ thu hoạch chính giá chè khô thường thấp hơn, giá chè tăng cao vào dịp cuối năm do nhu cầu tiêu dùng tăng lên. Vì vậy cần làm tốt khâu bảo quản chè để tăng lợi nhuận

Do quy trình chế biến chè xanh của các HTX chế biến lớn và các xưởng mini có sự khác nhau về chất lượng chè thành phẩm nên giá bán trên thị trường có sự khác biệt rõ rệt. Bên cạnh đó một số người dân không tuân thủ yêu cầu chất lượng, một số nơi còn làm giả. Đây là một bài học đắt giá cần phải lên án nhằm tạo uy tín cho sản phẩm chè Việt Nam nói chung và chè Vị Xuyên nói riêng.

Trên địa bàn huyện Vị Xuyên có nhiều đối tượng thu mua chè như: đối tượng chuyên thu gom, hộ chế biến chè nhỏ lẻ, HTX đóng trên địa bàn xã, Công ty chế biến chè. Như vậy người nông dân sản xuất chè trên địa bàn huyện Vị Xuyên có nhiều cơ hội cũng như lựa chọn bán.

Bảng 4.17. Tình hình bán chè của hộ

STT Chỉ tiêu

Hộ SX chè hữu cơ Hộ SX chè thường SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 1 Hộ thu gom 12 20,00 32 53,33 2 Hộ chế biến chè 9 15,00 16 26,67

3 Công ty, doanh nghiệp chế biến 34 56,67 4 6,67

4 HTX, THT 5 8,33 8 13,33

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017) Nghiên cứu cho thấy giữa các nhóm hộ có quyết định bán cho các đối tượng thu mua khác nhau. Đối với với hộ sản xuất chè có phương pháp hữu cơ đa số bán cho công ty, doanh nghiệp chế biến chiếm 56,67 % số hộ trong nhóm; bán cho HTX và tổ hợp tác chỉ chiếm 8,33 % số hộ trong nhóm. Đối với nhóm hộ không sản xuất theo phương pháp hữu cơ đa số bán cho hộ thu gom chè tại địa phương chiếm 53,33 % số hộ, chỉ có 6,67 % bán cho công ty, doanh nghiệp chế biến.

Bảng 4.18. Tình hình giá bán chè của hộ ĐVT: nghìn đồng/kg ĐVT: nghìn đồng/kg STT Chỉ tiêu Hộ SX chè hữu cơ Hộ SX chè thường 1 Hộ thu gom 9,5 4,5 2 Hộ chế biến chè 10,2 4,7

3 Công ty, doanh nghiệp chế biến 12,0 5,1

4 HTX, THT 10,7 4,95

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017) Qua bảng có thể thấy được khi các hộ bán cho công ty, doanh nghiệp sẽ được giá cao hơn các đối tượng khác với 12 nghìn đồng/1kg chè búp tươi.

Bảng 4.19. Giá bán chè hữu cơ của hộ

ĐVT: nghìn đồng/kg

STT Chỉ tiêu QMN QMV QML

1 Hộ thu gom 9,2 9,5 9,7

2 Hộ chế biến chè 10,0 10,2 10,2

3 Công ty, doanh nghiệp 12,0 12,0 12,0

4 HTX, THT 10,5 10,7 11,0

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017) Nghiên cứu riêng cho nhóm hộ sản xuất theo phương pháp hữu cơ thấy được giữa các nhóm hộ có sự biến động về gia bán. Nhóm hộ quy mô nhỏ có giá bán bình quân cho tất cả các đối tượng thu mua đạt 9.700đ/kg cao nhất bán được 12.000đ/kg cho công ty chế biến, thấp nhất là 9.200đ/kg bán cho hộ thu gom. Nhóm hộ quy mô vừa bình quân bán cho các đối tượng đạt 11.400 đ/kg, cao nhất bán cho công ty chế biến được 12.000đ/kg, thấp nhất bán 9.500đ/kg cho hộ thu gom.

4.1.4.3. Tình hình liên kết trong tiêu thụ chè của hộ

Liên kết trong sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện Vị Xuyên hiện có hộ nông dân, người thu gom, HTX và doanh nghiệp tham gia vào sản xuất chè hữu cơ.

bình quân trên một hộ trồng chè khoảng 0,4 – 0,5 ha. Trong sản xuất chè hình thức hộ tham gia được chia làm hai hình thức tổ chức sản xuất, hộ liên kết với công ty và hộ sản xuất độc lập.

Hình thức HTX: Bên cạnh các hộ trồng chè có quy mô nhỏ, một số hộ gia đình kinh nghiệm sản xuất có vốn và nguồn lực về đất đai, đã phát triển thành các HTX chè với quy mô lớn có diện tích từ 10 ha trở lên.

Các doanh nghiệp sản xuất chè: Là loại hình doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè. Loại hình công ty TNHH hiện nay đang giữ vai trò quan trọng trong toàn ngành chè, đặc biệt trong khâu chế biến và xuất khẩu như công ty TNHH chè Hùng Cường trên địa bàn huyện.

Bảng 4.20. Tình hình tham gia liên kết của hộ trồng chè

STT Chỉ tiêu Hình thức Hộ SX chè hữu cơ Hộ SX chè thường SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 1 Hộ thu gom Hợp đồng 0 0,00 0 0,00 Tự do 12 20,00 32 53,33 2 Hộ chế biến chè Hợp đồng 0 0,00 0 0,00 Tự do 9 15,00 16 26,67

3 Công ty, DN chế biến Hợp đồng 33 55,00 1 1,67

Tự do 1 1,67 3 5,00

4 HTX, THT Hợp đồng 0 0,00 0 0,00

Tự do 5 8,33 8 13,33

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017) Nghiên cứu cho thấy hiện nay trong 4 tác nhân tham gia vào kênh tiêu thụ chè thì người nông dân chỉ có hợp đồng với công ty, doanh nghiệp chế biến chè còn các tác nhân khác có liên kết chỉ bằng miệng, liên kết tự do không có ràng buộc cụ thể làm cho tình trạng phá hợp đồng xảy ra với tần suất nhiều. Đối với nhóm hộ sản xuât chè theo phương pháp hữu cơ có 55 % số hộ liên kết với công ty theo hợp đồng, còn lại 45 % số hộ liên kết không có văn bản cụ thể. Đối với nhóm hộ không sản xuất theo phương pháp hữu cơ chỉ có 1,67 % liên kết bằng văn bản và liên kết với công ty còn lại là liên kết không có văn bản rõ ràng

Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ phá vỡ hợp đồng liên kết giữa các hình thức

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017) Do tỷ lệ liên kết bằng hợp đồng còn thấp, người dân còn chưa hiểu được lợi ích của liên kết bằng hợp đồng cho nên qua nghiên cứu cho thấy ở hình thức liên kết bằng hợp đồng chỉ có 9,09 % số hộ tham gia liên kết bằng hợp đồng có phá vỡ hợp đồng, hình thức liên kết tự do không có hợp đồng thì tỷ lệ phá vỡ hợp đồng xảy ra chiếm tỷ lệ cao với 62,96 %.

4.1.5. Kết quả và hiệu quả sản xuất chè trong các hộ nông dân được điều tra Chè Vị Xuyên với tập quán kỹ thuật canh tác chè đơn giản, thường Chè Vị Xuyên với tập quán kỹ thuật canh tác chè đơn giản, thường không bón phân, chỉ khai thác tự nhiên, và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên lợi thế tạo ra sản phẩm búp chè tươi đạt tiêu chuẩn chè an toàn. Nhiều địa danh chè đã nổi tiếng ở trong và ngoài tỉnh như Phìn Hồ, Túng Sán. Đặc biệt, vị trí địa lý rất lý tưởng về không khí trong lành, nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm do xa trung tâm tỉnh lỵ, các khu công nghiệp lớn. Đây là điều kiện rất thuận lợi để Vị Xuyên sản xuất và quản lý tốt nguồn sản phẩm chè sạch do thiên nhiên mang lại. Tuy vậy, năng suất và chất lượng chè toàn huyện còn thấp, nguyên nhân chủ yếu do cây chè mất khoảng nhiều mật độ không đảm bảo, đất chè thiếu dinh dưỡng và một số khâu trong quy trình chăm sóc chưa được cải tiến làm giảm giá trị của cây chè. Cây chè Shan Vị Xuyên đã có từ lâu đời, chi phí để sản xuất chè búp tươi ở đây chủ yếu là công lao động như: đốn, phát cỏ, bón phân hữu cơ hoặc vi sinh và công hái búp. Một số hộ dân đã bắt đầu tiến hành trồng dặm chè vào những hiện tích chè bị mất khoảng nên có phát sinh chi phí giống, công đào hố, trồng, tuy nhiên diện tích được trồng dặm và trồng mới chưa đáng kể, nhiều hộ chưa quan tâm đển đầu tư chăm sóc cho cây chè như đốn tỉa đúng thời điểm, sới cỏ,

100,00 80,00 60,00 40,00 20,00 0,00

phát quang. Việc thu hái búp chưa đúng kỹ thuật, vẫn xuất hiện tình trạng chặt cành lớn để hái búp làm giảm năng suất chè của lứa hái sau.

Bảng 4.21. Chi phí trồng mới 1ha chè của các nhóm hộ

STT Chi phí

Hộ SX chè hữu cơ Hộ SX chè thường SL (1000đ/ha) CC (%) SL (1000đ/ha) CC (%) 1 Giống 808 25,46 1530 23,11

2 Phân bón hóa học, phân hữu cơ 625 19,70 2540 38,37 3 Chi phí thuốc BVTV, thuốc cỏ 0 0,00 500 7,55 4 Lao động đi thuê 1017 32,05 1350 20,39

5 Chi phí khác 723 22,79 700 10,57

6 Tổng chi phí 3173 100,00 6620 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017) Về chi phí trồng mới giống chủ yếu là cây con giống ban đầu và cây con giống trồng dặm vào những vị trí mất khoảng do cây chè bị chết và một số nhỏ diện tích chè trồng mới với đơn giá là 500 đồng/bầu cây con, tính trung bình ở các hộ có sản xuất theo phương pháp hữu cơ thì chi phí cho giống là 808 nghìn đồng cho 1ha trồng mới, ở các hộ không sản xuất theo phương pháp hữu cơ thì chi phí cho giống là 1.530 nghìn đồng cho 1ha trồng mới.

Về chi phí phân bón, phân bón chủ yếu được các hộ nông dân sử dụng là phân hữu cơ, với phong tục tập quán ở đây người dân để chè mọc tự nhiên và không bón phân, tuy nhiên từ khi nhận thấy hiệu quả của cây chè Shan, và được tập huấn, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nhằm tăng năng suất cây chè thì các hộ dân có sử dụng phân chuồng để bón, lượng phân được bón chưa đều và còn ít, trung bình trên 1ha chè hữu cơ chi phí cho phân chuồng là 625 nghìn đồng. Bên cạnh chi phí về giống, phân hữu cơ, các hộ trồng chè còn sử dụng các dụng cụ lao động phổ thông khác trong quá trình trồng, chăm sóc và thu hoạch như: dao, cuốc, sẻng, gùi...

Công lao động trong sản xuất chè là chi phí chủ yếu trong quá trình sản xuất, vì các công việc phải làm thủ công, với công lao động sẵn có của gia đình. Tính trung bình trên 1ha chè hữu cơ chi phí lao động là 1.017 nghìn đồng còn với nhóm hộ không sản xuất chè theo phương pháp hữu cơ chi phí nhân công dùng cho trồng chè là 1.350 nghìn đồng. Việc trồng chè ở đây không phải là chuyên canh, vì vậy các hộ chủ yếu tranh thủ tận dụng lao động gia đình hoặc nhờ hàng xóm giúp đỡ, đổi công.

Bảng 4.22. Chi phí trồng mới 1ha chè hữu cơ của các nhóm hộ

ĐVT: 1000đ/ha

STT Chi phí QMN QMV QML

1 Giống 780 805 925

2 Phân hữu cơ 670 628 520

3 Lao động đi thuê 800 1000 1400

4 Chi phí khác 500 740 1000

5 Tổng chi phí 2750 3173 3845

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017) Nghiên cứu riêng đối với nhóm hộ có sản xuất chè theo phương pháp hữu cơ cho thấy hiện nay chi phí trồng mới có sự khác nhau giữa các nhóm hộ cho 1ha chè hữu cơ. Đối với nhóm hộ quy mô nhỏ chi phí bỏ ra cho trồng mới là 2,75 triệu đồng/1ha trong đó chi phí dùng cho mua giống và thuê công lao động chiếm nhiểu nhất. Đối với nhóm hộ quy mô vừa chi phí bỏ ra cho trồng mới là 31,73 triệu đồng/1ha trong đó chi phí dùng cho mua giống và thuê lao động chiếm nhiểu nhất. Đối với nhóm hộ quy mô lớn chi phí bỏ ra cho trồng mới là 3,845 triệu đồng/1ha trong đó chi phí thuê nhân công trồng chè chiếm nhiểu nhất.

Bảng 4.23. Chi phí chăm sóc hàng năm 1ha chè của các nhóm hộ năm 2016

STT Chi phí trung gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)