Tình hình tham gia liên kết của hộ trồng chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 79 - 81)

STT Chỉ tiêu Hình thức Hộ SX chè hữu cơ Hộ SX chè thường SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 1 Hộ thu gom Hợp đồng 0 0,00 0 0,00 Tự do 12 20,00 32 53,33 2 Hộ chế biến chè Hợp đồng 0 0,00 0 0,00 Tự do 9 15,00 16 26,67

3 Công ty, DN chế biến Hợp đồng 33 55,00 1 1,67

Tự do 1 1,67 3 5,00

4 HTX, THT Hợp đồng 0 0,00 0 0,00

Tự do 5 8,33 8 13,33

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017) Nghiên cứu cho thấy hiện nay trong 4 tác nhân tham gia vào kênh tiêu thụ chè thì người nông dân chỉ có hợp đồng với công ty, doanh nghiệp chế biến chè còn các tác nhân khác có liên kết chỉ bằng miệng, liên kết tự do không có ràng buộc cụ thể làm cho tình trạng phá hợp đồng xảy ra với tần suất nhiều. Đối với nhóm hộ sản xuât chè theo phương pháp hữu cơ có 55 % số hộ liên kết với công ty theo hợp đồng, còn lại 45 % số hộ liên kết không có văn bản cụ thể. Đối với nhóm hộ không sản xuất theo phương pháp hữu cơ chỉ có 1,67 % liên kết bằng văn bản và liên kết với công ty còn lại là liên kết không có văn bản rõ ràng

Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ phá vỡ hợp đồng liên kết giữa các hình thức

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017) Do tỷ lệ liên kết bằng hợp đồng còn thấp, người dân còn chưa hiểu được lợi ích của liên kết bằng hợp đồng cho nên qua nghiên cứu cho thấy ở hình thức liên kết bằng hợp đồng chỉ có 9,09 % số hộ tham gia liên kết bằng hợp đồng có phá vỡ hợp đồng, hình thức liên kết tự do không có hợp đồng thì tỷ lệ phá vỡ hợp đồng xảy ra chiếm tỷ lệ cao với 62,96 %.

4.1.5. Kết quả và hiệu quả sản xuất chè trong các hộ nông dân được điều tra Chè Vị Xuyên với tập quán kỹ thuật canh tác chè đơn giản, thường Chè Vị Xuyên với tập quán kỹ thuật canh tác chè đơn giản, thường không bón phân, chỉ khai thác tự nhiên, và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên lợi thế tạo ra sản phẩm búp chè tươi đạt tiêu chuẩn chè an toàn. Nhiều địa danh chè đã nổi tiếng ở trong và ngoài tỉnh như Phìn Hồ, Túng Sán. Đặc biệt, vị trí địa lý rất lý tưởng về không khí trong lành, nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm do xa trung tâm tỉnh lỵ, các khu công nghiệp lớn. Đây là điều kiện rất thuận lợi để Vị Xuyên sản xuất và quản lý tốt nguồn sản phẩm chè sạch do thiên nhiên mang lại. Tuy vậy, năng suất và chất lượng chè toàn huyện còn thấp, nguyên nhân chủ yếu do cây chè mất khoảng nhiều mật độ không đảm bảo, đất chè thiếu dinh dưỡng và một số khâu trong quy trình chăm sóc chưa được cải tiến làm giảm giá trị của cây chè. Cây chè Shan Vị Xuyên đã có từ lâu đời, chi phí để sản xuất chè búp tươi ở đây chủ yếu là công lao động như: đốn, phát cỏ, bón phân hữu cơ hoặc vi sinh và công hái búp. Một số hộ dân đã bắt đầu tiến hành trồng dặm chè vào những hiện tích chè bị mất khoảng nên có phát sinh chi phí giống, công đào hố, trồng, tuy nhiên diện tích được trồng dặm và trồng mới chưa đáng kể, nhiều hộ chưa quan tâm đển đầu tư chăm sóc cho cây chè như đốn tỉa đúng thời điểm, sới cỏ,

100,00 80,00 60,00 40,00 20,00 0,00

phát quang. Việc thu hái búp chưa đúng kỹ thuật, vẫn xuất hiện tình trạng chặt cành lớn để hái búp làm giảm năng suất chè của lứa hái sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 79 - 81)