Kết quả sản xuất kinh doanh của huyệnVị Xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 49 - 51)

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 15/14 16/15 BQ I Tổng GTSX (tỷ đồng) 796,08 100 851,76 100 941.76 100 106.99 110.57 108.77 1. Nông nghiệp 647,76 81,4 664,32 78,0 718,56 76,3 102,56 108,17 105,32 Trồng trọt 357,12 44,9 373,20 43,8 401,85 42,7 104,50 107,68 106,08 Chăn nuôi 290,64 36,5 291,12 34,2 316,71 33,6 100,17 108,79 104,39 2. Công nghiệp - xây dựng 95,76 12,0 119,28 14,0 143,15 15,2 124,56 120,01 122,26

3. Dịch vụ 52,56 6,6 68,16 8,0 80,05 8,5 129,68 117,44 123,41

II.Một số chỉ tiêu BQ

1 GTSX/ LĐ (tr.đ) 17,6 - 18,5 - 20,0 -

2 Thu nhập BQ/ĐN (tr.đ) 7,57 - 7,97 - 8,71 -

Năm 2014, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt là 357,12 tỷ đồng đến năm 2016 tăng lên thành 401,85 tỷ đồng. Ngành chăn nuôi cũng gia tăng giá trị sản xuất của ngành từ năm 2014 là 290,64 tỷ đồng đến năm 2016 là 316,71 tỷ đồng. Trong 3 năm qua mặc dù tỷ trọng của ngành trồng trọt giảm và tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng nhưng đều cho giá trị sản xuất tăng. Điều này chứng tỏ điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất và trình độ sản xuất, chăn nuôi của người dân được nâng lên nhờ những buổi tập huấn, đào tạo của địa phương thực hiện có hiệu quả.

Bảng 3.3 cũng cho thấy mức sống của người dân trong huyện ngày càng được cải thiện. Thể hiện ở GTSX/LĐ/năm năm 2014 là 17,6 triệu đồng đến năm 2016 đã tăng lên thành 20.0 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người cũng được cải thiện và nâng cao. Năm 2014, thu nhập bình quân đầu người (TNBQĐN) là 7,57 triệu đồng đến năm 2016 đã tăng lên thành 8,71 triệu đồng tăng thêm hơn 1,1 triệu đồng. Mức sống người dân trong huyện đã được cải thiện nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất cũng như trong cuộc sống. Để cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao và đảm bảo hơn chính quyền địa phương và chính quyền các cấp cần có những chính sách phát triển kinh tế địa phương phù hợp, đồng thời phải có sự kết hợp hài hòa giữa các ngành. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Vì điều kiện không thể tiến hành trên toàn huyện nên tôi sẽ lựa chọn các điểm nghiên cứu đặc trưng và có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chè hữu cơ nhất của huyện là xã Cao Bồ và xã Thượng Sơn đây là những xã có nhiều hộ sản xuất chè hữu cơ, tuy nhiên điều kiện kinh tế của các hộ sản xuất chè hữu cơ còn có nhiều khó khăn. Điều tra người trồng chè: 120 mẫu, gồm 60 mẫu người trồng chè hữu cơ và 60 mẫu trồng chè thường. Trong việc điều tra người trồng chè, tiến hành nghiên cứu theo quy mô. Quy mô nhỏ là những hộ có diện tích dưới 0,5 ha, quy mô vừa có diện tích chè trên 0,5 ha đến dưới 1 ha, quy mô lớn có diện tích từ 1 ha trở lên. Đối với nhà quản lý: cấp xã 6 mẫu, cấp huyện 6 mẫu. Hộ thu gom 6 mẫu, doanh nghiệp 3 mẫu, HTX 3 mẫu.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập, tổng hợp có lựa chọn các loại tài liệu, số liệu từ giáo trình, sách, báo: thông tin về cơ sở lý luận và các tạp chí, tài liệu có liên quan đến phát triển sản xuất chè hữu cơ, các dự án, báo cáo đánh giá ngành sản xuất chè hữu cơ.

Thu thập số liệu từ các ban ngành của huyện: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, các báo cáo về canh tác, sản xuất chè trên địa bàn.

Thu thập số liệu từ các xã: các báo cáo tình hình sản xuất chè hữu cơ của huyện Vị Xuyên và các xã Cao Bồ, Thượng Sơn trong các năm 2014, 2015, 2016; các thông tin về tình hình dân số, lao động, nội dung liên quan đến sản xuất chè hữu cơ tại các xã; báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của các xã trong các năm 2014, 2015, 2016.

Thu thập số liệu của hộ thu gom, HTX, Doanh nghiệp về sản lượng tiêu thụ nguyên liệu đầu vào, kênh tiêu thụ sản phẩm, doanh số bán hàng, khả năng bao tiêu sản phẩm cho nông dân qua các báo cáo hàng năm.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu được thu thập thông qua các cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp trên cơ sở xác định các mẫu điều tra có tính chất đại diện cho tong thể các đơn vị nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)