Chi phí chăm sóc hàng năm 1ha chè của các nhóm hộ năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 82)

STT Chi phí trung gian

Hộ SX chè hữu cơ Hộ SX chè thường SL (1000đ/ha) CC (%) SL (1000đ/ha) CC (%) 1 Chi phí phân bón, phân hữu cơ 508 39,81 1000 42,02

2 Lao động thuê 450 35,27 650 27,31

3 Thuốc BVTV 0 0,00 300 12,61

4 Chi phí khác 318 24,92 430 18,07

5 Tổng chi phí trung gian 1276 100,00 2380 100,00 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017) Chi phí chăm sóc hàng năm dành cho chăm sóc chè của các nhóm hộ có sự khác nhau giữa hộ có sản xuất theo phương pháp hữu cơ và phương pháp không hữu cơ. Đối với nhóm hộ sản xuất theo phương pháp hữu cơ tổng chi phí chăm sóc hàng năm đạt 1,276 triệu đồng/1ha. Đối với nhóm hộ không sản xuất theo phương pháp hữu cơ chi phí chăm sóc hàng năm 1ha chè đạt 2,380 triệu đồng/1ha. Như vậy có thể thấy được chi phí dùng cho mua phân bón hàng năm của nhóm hộ không sản xuất theo phương pháp hữu cơ chiếm cao hơn so với hộ có sản xuất theo phương pháp hữu cơ.

Bảng 4.24. Chi phí chăm sóc hàng năm 1ha chè hữu cơ của các nhóm hộ năm 2016

ĐVT: 1000đ/ha

STT Chi phí trung gian QMN QMV QML

1 Phân hữu cơ 450 500 620

2 Lao động thuê 350 450 600

3 Chi phí khác 200 350 380

4 Tổng chi phí trung gian 1000 1300 1600 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017) Về các loại phân hữu cơ qua các lớp tập huấn đã hướng dẫn cho các hộ dân bón hàm lượng phân để đảm bảo quy trình kỹ thuật, nhưng cũng có nhiều nguyên nhân như: Thời tiết, giá cả, kinh tế của mỗi hộ nên mức phân bón cũng có sự khác nhau từ các hộ dân trong năm. Đầu tư là khâu quan trọng, quyết định trực tiếp đến kết quả sản xuất. Để tính được hiệu quả kinh tế thì phải tính đầy đủ, chính xác mức đầu tư chi phí cho một diện tích chè cụ thể. Điều này đòi hỏi những người trồng chè phải biết tính toán xem xét để quyết định mức đầu tư thật hợp lý, với mức chi phí thấp nhất có thể được, tránh lãng phí, đầu tư không hiệu quả, song vẫn đảm bảo năng suất và sản lượng tối ưu. Nhìn chung, hộ sản xuất chè hữu cơ đã có đầu tư thâm canh trong vài năm gần đây theo đúng quy trình đã có năng suất bình quân và chất lượng chè hữu cơ khá cao đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ.

Kết quả và hiệu quả sản xuất là mục tiêu mà bất cứ người sản xuất nào cũng hướng tới và mong muốn đạt được giá trị cao nhất, khi mà hiệu quả sản xuất không chỉ phụ thuộc vào chủ quan của người sản xuất mà còn mang nhiều yếu tố rủi ro của tự nhiên. Như vậy, ở các mức đầu tư khác nhau thì hiệu quả sản xuất sẽ như thế nào? Chúng tôi tiến hành xác định hiệu quả kinh tế ở các nhóm hộ có mức đầu tư khác nhau vào cùng 1 đơn vị diện tích. Hiện nay vườn chè hữu cơ của các nhóm hộ đang trong thời gian kinh doanh, đánh giá năng suất và sản lượng cũng như tính hiệu quả sản xuất ở vườn chè có tuổi trung bình là 8 năm.

Nghiên cứu cho thấy đối với các hộ trồng chè theo phương pháp hữu cơ có năng suất bình quân đạt 2,83 tấn/ha. Trong đó hộ quy mô nhỏ có năng suất đạt 2,73 tấn/ha, hộ quy mô vừa có năng suất đạt 2,84 tấn/ha, hộ quy mô lớn có năng suất đạt 2,95 tấn/ha. Đối với hộ không sản xuất theo phương pháp hữu cơ có năng suất bình quân đạt 4,42 tấn/ha. Nguyên nhân có sự khác biệt về năng suất là

có sự đầu tư khác nhau về đầu vào cho cũng 1ha chè giữa các nhóm hộ. Bảng 4.25. Năng suất chè bình quân của hộ

ĐVT: tấn/ha Chè hữu cơ

Chè thường

QMN QMV QML BQ

2,73 2,84 2,95 2,83 4,42

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017) Giá bán bình quân của các hộ điều tra cho thấy nhóm hộ quy mô nhỏ có giá bán bình quân cho tất cả các đối tượng thu mua đạt 9.700đ/kg. Nhóm hộ quy mô vừa bình quân bán cho các đối tượng đạt 11.400 đ/kg. Nhóm hộ quy mô lớn có giá bán bình quân đạt 11.900 đ/kg. Đối với nhóm hộ không sản xuất chè theo phương pháp hữu cơ chỉ bán được chè với giá bình quân đạt 4.700 đ/kg.

Giá trị sản xuất GO đạt được giữa các nhóm có sự khác nhau do có khác nhau về giá bán và năng suất chè. Đối với hộ quy mô nhỏ đạt giá trị sản xuất là 26,810 triệu đồng. Hộ quy mô vừa đạt 32.376 triệu đồng. Hộ quy mô lớn đạt giá trị sản xuất chè trên 1ha là 35,105 triệu đồng. Bình quân nhóm hộ sản xuất chè theo hướng hữu cơ có giá trị sản xuất đạt 31.413 triệu đồng so với hộ không sản xuất theo hướng hữu cơ chỉ đạt 12,878 triệu đồng.

Bảng 4.26. Năng suất chè hữu cơ của hộ phân theo mật độ trồng

STT Chỉ tiêu Số hộ

trồng (hộ)

Năng suất (tấn/ha)

Khối lượng thu hái (kg/ngày)

1 Dưới 5000 cây/ha 47 2,56 16,5

2 Từ 5000 – 10000 cây/ha 10 3,49 19 3 Từ 10000 – 15000 cây/ha 3 4,78 22

4 Trên 15000 cây/ha 0 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017) Như vậy nghiên cứu cho thấy hiện nay tại Vị Xuyên đại đa số hộ dân trồng chè ở mật độ dưới 5000 cây/ha. Năng suất đạt được tại mật độ trồng này là 2,56 tấn/ha. Do mật độ trồng thưa nên khối lượng thu hái trong 1 ngày công của người dân còn thấp. Với việc để cây chè mọc tự nhiên, không đốn tỉa nên khó thu hái. Chính vì vậy thu hái bình quân chỉ đạt từ 10-12kg chè búp tươi/ngày, với giá trung bình là 12.000đ/kg, trừ chi phí vận chuyển thì người dân chỉ thu được từ 110- 130 nghìn đồng/người/ngày.

Bảng 4.27. Kết quả sản xuất 1ha chè của hộ trên địa bàn huyện Vị Xuyên

Đơn vị tính: 1000đ

Chỉ tiêu

Nhóm hộ SX hữu cơ Bình quân

hữu cơ Chè thường

QMN QMV QML

Giá bán (P) 9,70 11,40 11,90 11,10 4,70

Tổng GTSX (GO) 26.481,00 32.376,00 35.105,00 31.413,00 12.878,00

Chi phí trung gian (IC) 650,00 850,00 1000,00 825,00 1730,00

Giá trị gia tăng (VA) 25.831,00 31.526,00 34.105,00 30.588,00 11.148,00

Khấu hao TSCĐ 189,50 219,75 258,50 218,65 331,00

Chi phí thuê lao động 350,00 450,00 600,00 450,00 650,00

Thu nhập hỗn hợp MI 25.291,50 30.856,25 33.246,50 29.919,35 10.167,00 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017)

Chi phí trung gian của các nhóm hộ có sự khác nhau do có sự đầu tư đầu vào khác nhau. Đối với nhóm hộ sản xuất chè theo hướng hữu có có bình quân IC đạt 0,825 triệu đồng còn với nhóm hộ không sản xuất chè theo hướng hữu cơ có IC đạt 1,73 triệu đồng. Sau khi trừ đi IC, khấu hao TSCĐ và chi phí công lao động của người lao động được hộ thuê thì MI của hộ trồng chè theo hướng hữu cơ đạt 29,919 triệu đồng còn hộ không sản xuất theo hướng hữu cơ có MI đạt 10,167 triệu đồng.

Hiệu quả sản xuất chè được tính trên 1 đơn vị diện tích giữa các nhóm hộ đem lại sự so sánh công bằng về mức đầu tư khác nhau trên cùng 1 đơn vị diện tích.

Bảng 4.28. Hiệu quả sản xuất 1ha chè hữu cơ của hộ trong năm 2016 ĐVT: lần ĐVT: lần

Chỉ tiêu QMN QMV QML Bình quân

GO/IC 40,74 38,09 35,11 38,08

VA/IC 39,74 37,09 34,11 37,08

MI/IC 38,91 36,30 33,25 36,27

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017) Đối với nhóm hộ sản xuất chè hữu cơ cho thấy hộ quy mô nhỏ có MI/IC cao nhất do hộ này tối ưu đầu vào đem lại năng suất cao và chi phí thấp hơn so với hộ quy mô lớn vì vậy MI/IC của hộ này đạt 38,91 lần cho thấy với hộ này bỏ ra 1 đồng IC sẽ thu lại được 38,91 đồng MI của hộ. Nhóm hộ quy mô lớn có MI/IC đạt 33,25 lần cho thấy khi bỏ ra 1 đồng IC thì hộ này sẽ thu lại được 33,25 đồng MI. Bình quân cho các nhóm hộ sản xuất chè hữu cơ có MI/IC đạt 36,27 cho thấy cứ bỏ ra 1 đồng IC thì các hộ sản xuất chè hữu cơ sẽ thu lại được 36,27 đồng MI.

Bảng 4.29. So sánh hiệu quả sản xuất 1ha giữa chè hữu cơ và chè thường trong năm 2016

ĐVT: lần

STT Chỉ tiêu Hộ SX chè hữu cơ Hộ SX chè thường

1 GO/IC 38,08 7,44

2 VA/IC 37,08 6,44

3 MI/IC 36,27 5,88

Việc so sánh hiệu quả sản xuất chè hữu cơ và chè thường cho thấy được ưu điểm và lợi ích khi sản xuất chè hữu cơ. Nghiên cứu cho thấy với 1ha chè, hộ sản xuất chè hữu cơ có GO/IC đạt 38,08 lần cho thấy cứ bỏ ra 1 đồng IC thì hộ này thu lại được 38,08 đồng GO, chỉ tiêu MI/IC của nhóm hộ này đạt 36,27 cao hơn so với nhóm hộ không sản xuất theo hữu cơ chỉ đạt MI/IC là 5,88. Như vậy sản xuất chè theo phương pháp hữu cơ có hiệu quả hơn sản xuất không theo phương pháp hữu cơ.

4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ XUẤT CHÈ HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG

4.2.1. Ảnh hưởng của giống chè

Vùng chè Shan hữu cơ Vị Xuyên cũng như những vùng chè Shan núi cao khác trong cả nước, được hình thành qua quá trình phát triển tự nhiên, hầu hết cây chè được mọc từ hạt của những cây chè khác do vậy có độ phân li rất lớn về hình thái. Ngay cả những vườn chè được trồng gần nhà cũng được trồng từ cây con mọc từ hạt hoặc bằng hạt lấy ở trong rừng, do vậy cũng có độ phân li lớn. Trong rừng chè, vườn chè chỉ có từ 30-35 % cá thể chè Shan, phần còn lại là các dạng trung gian khác. Nguyên liệu được thu hái từ những cây chè Shan khi chế biến cho chất lượng cao hơn so với nguyên liệu thu hái từ các dạng chè trung gian khác.

Theo quy định của IFOAM, để được chứng nhận hữu cơ, vùng chè phải tuyệt đối không được sử dụng các giống chè biến đổi gen, giống chè ngoại lai.

Qua bảng cơ cấu giống Chè Vị Xuyên, chủ yếu có các loại giống chính là: Chè shan lá to, Chè shan lá nhỏ, Chè Trung du..., trong đó, chè shan lá to chiếm đa số với tỉ lệ lên tới 62,8 %, tiếp đến là chè Trung du chiếm 20,8 %, shan lá nhỏ 16,3 % còn lại là các giống khác như TH1, TH2...

Sở dĩ, chè shan lá to chiếm tỉ lệ cao bởi nó phù hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên của dải đất Tây Côn Lĩnh. Chè shan lá to trồng ở độ cao trên 800m so với mực nước biển sẽ có chất lượng vượt trội, búp có lông tơ bao phủ, chè có nước màu xanh và có vị ngọt hậu, tất cả những điều đó đã tạo nên hương vị đặc trưng của chè Vị Xuyên, đây là nguyên liệu để chế biến chè đặc sản.

Chè Trung du được trồng phổ biến ở địa bàn huyện kể từ khi nông trường chè Việt Lâm trực thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT được thành lập. Giống chè trung du với sản lượng búp cao vì vậy được nông trường lựa chọn. Sau giải thể,

diện tích chè này được chuyển lại cho các công nhân của công ty tiếp tục canh tác, đây là nguồn nguyên liệu phổ biến để làm chè công nghiệp, các loại chè vàng xuất khẩu, bột trà...

Bảng 4.30. Cơ cấu giống chè của huyện Vị Xuyên năm 2016

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tổng Chè shan lá to Tỉ lệ % Chè shan lá nhỏ Tỉ lệ % Chè trung du Tỉ lệ % Chè khác Tỉ lệ % 1 Vùng núi cao 2685,3 2200,6 683,1 484,7 116,9 0 0 0 0 2 Vùng núi thấp 164,9 13,3 74,7 15,7 21,1 135,9 404,2 15,7 21,1 3 Địa hình xen kẽ 694,7 12,8 107,5 78,8 46,8 603,1 445,7 52,5 31,8 Tổng cộng 3544,9 2226,7 62,8 579,2 16,3 739 20,8 68,2 0,1 Bình quân 1181,6 742,2 193,1 369,5 34,1

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Vị Xuyên (2017) Người dân phát triển diện tích chè shan chủ yếu bằng cách vào dịp tháng 10, 11 âm lịch sẽ nhặt quả chè già về ươm cây hoặc đến mùa Xuân thì sẽ đem gieo trồng trực tiếp. Một cách khác thì sẽ nhặt những cây chè con tại các nương chè để trồng. Việc phát triển diện tích chè như vậy sẽ giúp cho người dân giảm được chi phí khi trồng mới, bảo tồn được nguồn giống. Tuy vậy, cách nhân giống như trên đã làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn được nguồn giống tốt, cây giống khỏe mạnh, vì vậy đã tác động không nhỏ tới năng suất của nương chè. Đối với chè thường, trước đây người dân mua thường mua trực tiếp từ các vườn ươm từ Phú Thọ hoặc các đơn vị kinh doanh. Tuy nhiên, những năm gần đây, do thu nhập của người trồng chè sụt giảm nghiêm trọng nên cơ bản các hộ không trồng mới.

Qua nghiên cứu số liệu từ phiếu điều tra giữa 2 nhóm hộ có sản xuất hữu cơ và nhóm hộ không sản xuất theo phương pháp hữu cơ cho thấy đại đa số 2 nhóm hộ này tự sản xuất giống chè cho hộ. Tỷ lệ nhóm hộ sản xuất chè theo phương pháp hữu cơ mua giống tại vườn chiếm 40 % còn đối với nhóm hộ không sản xuất theo phương pháp hữu cơ có tỷ lệ mua giống tại vườn ươm đạt 13,33 % số hộ trong nhóm. Các hộ nhóm không sản xuất theo hữu cơ có tỷ lệ mua giống của các hộ khác chiếm 20 % số hộ trong nhóm cao hơn so với nhóm hộ có sản xuất theo phương pháp hữu cơ.

Bảng 4.31. Tình hình nguồn giống của hộ phục vụ cho sản xuất chè

TT Chỉ tiêu

Hộ SX chè hữu cơ Hộ SX chè thường SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) I Nguồn gốc giống 1 Mua của hộ khác 4 6,67 12 20,00

2 Mua tại vườn ươm 24 40,00 8 13,33

3 Tự hộ làm giống 32 53,33 40 66,67

II Đánh giá về giống chè

1 Tốt 32 53,33 21 35,00

2 Bình thường 27 45,00 35 58,33

3 Kém 1 1,67 4 6,67

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017) Nghiên cứu đối với nguồn giống của nhóm hộ sản xuất chè theo phương pháp hữu cơ cho thấy nhóm hộ quy mô nhỏ có 53,33 % số hộ trong nhóm đánh giá giống chè hiện nay của hộ chất lượng, sản lượng bình thường, có 46,67 % số hộ trong nhóm đánh giá tốt về giống chè hiện tại của hộ. Nhóm hộ quy mô lớn cho thấy sự khác biệt về sản xuất lớn và nhỏ, nhóm hộ này có 90 % số hộ trong nhóm đánh giá chất lượng giống chè hiện tại của hộ tốt, có 10 % đánh giá giống chè bình thường.

Bảng 4.32. Tình hình nguồn giống của hộ phục vụ cho sản xuất chè hữu cơ

TT Chỉ tiêu QMN QMV QML SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%) I Nguồn gốc giống 1 Mua của hộ khác 0 0,00 1 2,86 3 30,00

2 Mua tại vườn ươm 2 13,33 15 42,86 7 70,00

3 Tự hộ làm giống 13 86,67 19 54,29 0 0,00

II Đánh giá về giống chè

1 Tốt 7 46,67 16 45,71 9 90,00

2 Bình thường 8 53,33 18 51,43 1 10,00

3 Kém 0 0,00 1 2,86 0 0,00

Như vậy, qua nghiên cứu cho thấy, giống hiện nay ở Vị Xuyên không ảnh hưởng đến việc chứng nhận vùng chứng nhận hữu cơ, nhưng giống quyết định đến năng suất của vườn chè.

Bảng 4.33. Năng suất của vườn chè hữu cơ theo giống của các hộ dân ĐVT: tấn/ha ĐVT: tấn/ha TT Giống chè QMN QMV QML 1 Chè shan lá to 2,85 2,89 2,95 2 Chè shan lá nhỏ 2,54 2,68 2,84 3 Chè Trung du 3,25 3,37 3,56 4 Chè khác 2,27 2,43 2,47

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017) Nghiên cứu cho thấy hiện nay giống chè Trung du là loại có năng suất đạt cao nhất tại các quy mô. Hộ quy mô nhỏ năng suất chè trung du đạt 3,25 tấn/ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)