Tăng cường hợp tác với cơ sở chế biến/doanh nghiệp tiêu thụ chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 98 - 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Một số giải pháp phát triển sản xuất chè hữu cơ tại huyện vị xuyên tỉnh hà

4.3.1. Tăng cường hợp tác với cơ sở chế biến/doanh nghiệp tiêu thụ chè

Liên kết được Hộ trồng chè với các cơ sở chế biến/ doanh nghiệp thông qua hợp đồng; cơ sở chế biến/doanh nghiệp nâng cấp công nghệ sản xuất để tạo ra sản phẩm chất lượng tốt phát triển các kênh tiêu thụ nội địa chất lượng cao và rõ nguồn gốc và các kênh phân phối xuất khẩu bền vững theo hướng hữu cơ. Hợp tác với cơ sở chế biến/doanh nghiệp chè trong và ngoài tỉnh; hỗ trợ các doanh

nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu chè hữu cơ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; hỗ trợ cơ sở chế biến/doanh nghiệp nâng cấp nhà xưởng, máy móc sản xuất... đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài

Cần có chính sách tập trung liên kết giữa các nhà máy với vùng chè hữu cơ trên địa bàn huyện, giảm thiểu công tác trung gian là các thương lái buôn thu gom. Giảm số lượng các nhà máy chế biến nhỏ lẻ, các nhà máy không liên kết với vùng nguyên liệu, các tác nhân sản xuất không nghiêm chỉnh áp dụng theo quy trình chế biến theo tiêu chuẩn chè an toàn thì hạn chế việc sản xuất chề biến tràn lan không ảnh hưởng tới chất lượng chè hữu cơ trên địa bàn huyện.

Cần liên kết, tạo sự tin tưởng giữa hộ phát triển sản xuất chè hữu cơ với doanh nghiệp. Để nông dân được làm chủ trên diện tích đất của chính bản thân mình và có thể ký hợp đồng lâu dài với doanh nghiệp, nhà máy về việc cung cấp chè hữu cơ lâu dài cho công ty. Như vậy, người dân sẽ có trách nhiệm hơn với sản phẩm của họ làm ra, đồng thời có chất lượng, cũng như nguồn gốc xuất sứ của nguồn cung cấp chè hữu cơ.

Gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hóa để phát triển sản xuất ổn định và bền vững. Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng có nêu rõ: Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa với người sản xuất nhằm gắn sản xuất với chề biến và tiêu thụ nông sản để phát triển sản xuất ổn định và bền vững.

Hợp đồng sau khi đã ký là cơ sở pháp lý gắn trách nhiệm và nghĩa vụ các tác nhân với nhau, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp giữa người sản xuất nguyên liệu và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chề biến và xuất khẩu theo đúng hợp đồng nhằm mục tiêu ổn định, bền vững thị trường tiêu thụ chè hữu cơ.

Ngoài ra cơ quan chức năng cần quan tâm đầu tư, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu các tiềm năng, lợi thế đầu tư, quảng bá sản phẩm, tiếp cận thị trường triển khai nhiều các hội thảo, thăm quan, khảo sát và giới thiệu đánh giá vùng nguyên liệu, đề xuất chiến lược phát triển ổn định ngành hàng của địa phương, tiếp cận trao đổi kinh nghiệp sản xuất, chế biến,

chất lượng và nhu cầu thị trường. Để giải quyết vấn đề này cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất đến công nghiệp chế biến và từng bước xây dựng thương hiệu chè. Cần thiết phải đăng ký và xây dựng được thương hiệu chè của địa phương, tham gia và Thương hiệu chè Việt.

Với các nương chè ở rất xa trung tâm, khu vực chưa có điện lưới. Việc vận chuyển xa gây héo, úa, dập nát làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cũng như giá của chè búp. Vì vậy, trước mắt triển khai các hệ thống vệ tinh để sơ chế nguyên liệu với hệ thống máy phát điện gắn với xưởng chè mini để giải quyết vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)