Kinh nghiệm thực tiễn phát triển sản xuất chè hữu cơ ở một số nước trên thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 33 - 35)

trên thế giới

2.2.1.1 Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè hữu cơ ở Nhật Bản

Nhật Bản vốn là nước sản xuất và xuất khẩu chè chè lâu đời trên thế giới. Nhật Bản là nước trồng chè có nền kinh tế phát triển, do đó giá nhân công cao thêm vào đó là khả năng công nghệ cao nên họ chủ yếu tiến hành cơ giới hóa trên đồi chè. Nhà nước coi trọng đầu tư vào nông nghiệp ở khâu giống tốt và các biện pháp quản lý chăm bón vườn chè bằng hóa chất. Nhà nước ban hành chế độ khen thưởng và đăng ký giống chè nên đã thông qua được trên 60 giống chè mới. Nhờ vậy mà đời sống vật chất của người dân ngày càng cao.

Hầu hết các nước sản xuất chè chính trên thế giới đều là những nước đang phát triển. Việc phát triển ngoài mục đích đem về cho đất nước một nguồn ngoài tệ lớn mà nó còn giúp thực hiện các mục đích xã hội khác. Những nước này mở rộng sản xuất dựa vào lực lượng lao động nông thôn dồi dào, giá nhân công rẻ. Tuy vậy, do coi trọng phát triển chè họ cũng đầu tư vào công nghệ chế biến cho năng suất cao, chất lượng tốt, từ đó nâng cao giá thành và uy tín sản phẩm trên thị trường thế giới (Đoàn Hùng Tiến, 1998).

2.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè hữu cơ ở Ấn Độ

Công ty Bombay Burmah với diện tích 2822 ha, hàng năm sản xuất khoảng 8000 tấn chè thành phẩm đạt tiêu chuẩn chè hữu cơ. Công ty đã nghiên

cứu sản xuất chè hữu cơ từ năm 1988 tại đồn điền Oothu có rừng bao quanh, trong quá trình canh tác không dùng bất cứ loại phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích nào. Biện pháp canh tác để có năng suất cao là dùng phân ủ khô dầu để bón cho chè. Giun đất cũng được sử dụng rộng rãi để nhanh chóng phân giải chất hữu cơ, làm tăng độ phì nhiêu của đất, giữa các hàng chè được trồng xen cây họ đậu. Hiện nay, Ấn Độ có khoảng 10 công ty chè sản xuất chè hữu cơ, trong đó có Oothu đã có tới 312 ha chè hữu cơ (Đoàn Hùng Tiến, 1998).

Nhìn chung, hiện nay, chính phủ các nước Trung Quốc, Sri Lanka, Ấn Độ, Nhật Bản... cùng các tổ chúc phi chính phủ của họ đang tích cực phát triển chè hữu cơ nhằm chiếm lĩnh thị trường. Do đòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng cao, nhiều nước sản xuất chè trên thế giới đã đặc biệt chú ý đến sản xuất chè hữu cơ nhằm đáp ứng nhu cầu trên thị trường thế giới. Hướng sản xuất chè hữu cơ dựa trên sự đồng bộ hóa về các giải pháp kỹ thuật như cơ giới hóa giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thu hoạch, bảo quản, chế biến nhằm giảm thiểu dư lượng thuốc trừ sâu và phân bón trong sản phẩm chè ở mức thị trường cho phép. Tìm giống cho búp sớm, điều chỉnh kỹ thuật hái búp đảm bảo lượng búp. Tập trung chủ yếu vào lứa hái chè vụ xuân chiếm tới 50 % sản lượng cả năm có chất lượng cao, ít sâu bệnh hại (Đoàn Hùng Tiến, 1998).

Hệ thống quản lý phân bón, thuốc trừ sâu chặt chẽ thông qua hiệp hội nông nghiệp của các địa phương gắn chặt với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đối với hướng sản xuất chè hữu cơ, nhiều nước trong khu vực đã tiến hành xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn khoa học từ không khí, nước, đất, dư lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc trừ sâu trong đất, trong chèm chọn vùng và quy hoạch, xây dựng vùng sinh thái, kỹ thuật quản lý vùng chè.

2.2.1.3. Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè hữu cơ ở Trung Quốc

Trung Quốc có diện tích chè lớn nhất thế giới. Trong những năm của thập kỉ 90, Trung Quốc đã phải trả giá đắt cho sản phẩm chè không an toàn, do sử dụng quá lớn thuốc trừ sâu, phân hóa học. Những năm gần đây, Trung Quốc đang chuyển sang sản xuất chè hữu cơ. Sau năm 2000, diện tích chè hữu cơ đạt 6700ha, chủ yếu ở Triết Giang, Giang Tây, An Huy, Hồ Bắc....Tổng lượng chè hữu cơ đạt khoảng 4000 tấn, tổng giá trị sản xuất đạt khoảng 150 triệu tệ. Trong đó khoảng 3000 - 3500 tấn chè xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Mỹ và châu Âu. Nhằm khuyến khích sản xuất, xuất khẩu chè Trung Quốc đã ban hành pháp lệnh về tiêu chuẩn chè đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có cách chính sách hỗ trợ như cho vay vốn, bù giá trong những năm đầu, giảm thuế… (Đoàn Hùng Tiến, 1998).

Viện Nghiên cứu chè Hàng Châu (TQ) đã xây dựng vùng sản xuất chè hữu cơ bền vững gồm các bước:

- Thứ nhất: chọn vùng và quy hoạch - Thứ hai: xây dựng vùng sinh thái - Thứ ba: Kỹ thuật quản lý vùng chè

+ Xây dựng sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo IFOAM + Làm giàu độ phì đất chè

+ Phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại cho chè - Thứ tư: Quản lý chất lượng trong vùng chè

+ Ban hành "Bộ tiêu chuẩn vệ sinh chất lượng chè và kiểm định". + Các điều kiện đảm bảo thực hiện được bộ tiêu chuẩn.

Để xây dựng vùng chè hữu cơ, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm được Trung Quốc rất coi trọng. Bắt đầu từ nước, không khí, hàm lượng kim loại nặng trong đất, trong chè, và dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm chè. Đây là những vấn đề đặc biệt quan trọng trong canh tác chè nhằm tăng sức cạnh tranh của chè trong xuất khẩu.

Để khuyến khích phát triển chè hữu cơ Trung Quốc đã có nhiều chính sách hỗ trợ bằng các cách khác nhau. Cùng với việc nâng cao ý thức chung về chất lượng sản xuất sản phẩm chè, việc kiểm tra chất lượng vệ sinh cũng được coi trọng và đảm bảo thực hiện ngay từ cấp tỉnh, huyện, thị. Trung Quốc đưa ra các chương trình chủ động kiểm tra các mặt hàng và mẫu của các hộ tham gia sản xuất để nắm bắt được tình hình diễn biến dự lượng các chất có trong chè.

Không những thế các hoạt động tuyên truyền trên thị trường chè cũng tăng dần lên. Một loạt các nhãn hàng chè hữu cơ nổi tiếng. Kèm theo đó là một loạt các danh hiêu cho các địa phương có thành tích nổi trội về sản xuất chè hữu cơ như "Quê hương của chè hữu cơ Trung Quốc" và "Danh trà quốc tế năm 2001". Sự xuất hiện các thương hiệu chè nói trên đã làm nền móng vững chắc cho sự phát triển chè hữu cơ của Trung Quốc ngày nay (Đoàn Hùng Tiến, 1998).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)