Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 40)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vị Xuyên là huyện vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang có toạ độ địa lý từ 22029'30" đến 23002'30" vĩ độ Bắc, 104023'30" đến 105009'30" kinh độ Đông. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Vị Xuyên nằm trên trục Quốc lộ 2, cách Thành phố Hà Giang 20 km về phía Nam. Có vị trí giáp ranh như sau:

- Phía Bắc giáp Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa và huyện Quản Bạ. - Phía Đông giáp huyện Bắc Mê và tỉnh Tuyên Quang.

- Phía Tây giáp huyện Hoàng Su Phì. - Phía Nam giáp huyện Bắc Quang.

Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên 149.525 ha với 24 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn trực thuộc, trong đó có 5 xã giáp với Trung Quốc là Minh Tân, Thanh Thủy, Thanh Đức, Xín Chải, Lao Chải. Vị Xuyên là huyện vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang, địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh tạo thành các khe suối, có độ dốc lớn. Được chia thành 3 dạng địa hình chính.

- Địa hình núi cao: Có độ cao trung bình trên 1.000 m bao gồm các xã như Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Thượng Sơn, Quảng Ngần, Cao Bồ, Phương Tiến.

- Địa hình núi thấp: Có độ cao từ 500 – 800 m gồm các xã như Trung Thành, Bạch Ngọc, Ngọc Minh, Ngọc Linh, Minh Tân, Thuận Hòa, Việt Lâm, Linh Hồ.

- Địa hình thấp dạng xen kẽ giữa các đồi núi cao trung bình dưới 500m gồm xã như Tùng Bá, Phong Quang, Kim Linh, Phú Linh, Kim Thạch, Đạo Đức, thị trấn Việt Lâm, thị trấn Vị Xuyên (Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Vị Xuyên, 2016).

3.1.1.2. Khí hậu, thủy văn

Khí hậu của huyện mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão mùa hè và gió đông bắc trong mùa đông ít hơn các nơi khác thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ. Khí hậu huyện Vị

Xuyên chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa hè có gió mùa Đông nam, Tây nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều. Mùa đông gió bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh, khô, ít mưa. Nhiệt độ trung bình năm 22,6 0C; Nhiệt độ cao trung bình năm 27,5 0C; Nhiệt độ thấp trung bình năm 19,6 0C; Nhiệt độ thấp tuyệt đối 1,5 0C. Độ ẩm không khí bình quân năm 80 %. Số giờ nắng trung bình năm 1.500 giờ. Số ngày có sương mù năm từ 33-34 ngày. Huyện có hệ thống sông ngòi khá dày đặc nhưng phần lớn là khe suối nhỏ, chỉ có sông Lô là sông lớn nhất, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc chảy về cửa khẩu Thanh Thủy, qua huyện Vị Xuyên, huyện Bắc Quang rồi chảy vào địa phận tỉnh Tuyên Quang, mùa khô mực nước trung bình dòng sông từ 0,6-1,5m, bề rộng lòng sông trung bình từ 40-50m. Sông Lô chảy qua địa phận huyện với chiều dài 70 km có diện tích lưu vực khoảng 8.700 km2, Sông Miện chảy qua địa bàn huyện với chiều dài khoảng 20 km. Ngoài ra còn có nhiều suối lớn như suối Việt Lâm, suối Nậm Má, suối Ma…Nhiều hồ chứa nước phục vụ tưới tiêu và thủy điện ở các xã như: Thuận Hòa, Phú Linh, Phương Tiến, Đạo Đức, Quảng Ngần…

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên

3.1.1.3. Đất đai, thổ nhưỡng

Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được đối với bất cứ vùng nông thôn nào, đặc biệt là trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Đối với Vị Xuyên cũng vậy, việc phân bố và sử dụng đất đai có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của vùng.

Bảng 3.1 cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên không có gì thay đổi nhưng cơ cấu các nhóm đất lại thay đổi qua các năm. Năm 2014 diện tích đất nông nghiệp là 142.398 ha chiếm 95,23 % tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, đến năm 2015 diện tích đất nông nghiệp tăng lên 142.574 ha. Nhưng đến năm 2016 diện tích đất nông nghiệp lại giảm xuống còn còn lại 142.475 ha, bình quân trong vòng 3 năm qua diện tích đất nông nghiệp tăng 0,03 % tương ứng tăng 77 ha toàn huyện. Cùng với sự phát triển của xã hội, dân số địa phương cũng tăng lên, do đó bình quân đất nông nghiệp/khẩu và Bình quân đất Nông nghiệp/khẩu Nông nghiệp có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2014, bình quân đất nông nghiệp/khẩu là 1,35ha/người nhưng đến năm 2016 giảm xuống 1,32ha/người. Song ta cũng nhận thấy bình quân đất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp năm 2014 là 1,74 ha/người đã giảm còn 1,68ha/người vào năm 2016. Nhìn chung qua 3 năm tổng diện tích đất nông nghiệp thay đổi không nhiều, nhưng vẫn thể hiện được sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp.

Năm 2014, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 21.071 ha đến năm 2016 diện tích đã tăng lên thành 21.492 ha tương ứng bình quân 3 năm tăng 0,99 %. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản cũng sự thay đổi tăng lên qua các năm, tăng 21 ha năm 2016 so với năm 2014. Có sự chuyển đổi như vậy là do cơ chế sử dụng đất của địa phương tích cực khai hoang, cải tạo các vùng đất chưa sử dụng và đưa chúng vào sản xuất nông nông nghiệp hoặc chuyển dịch một phần đất lâm nghiệp sang đất sản xuất nông nghiệp. Sở dĩ đây là vùng đất đồi núi cao nên việc chuyển dịch sản xuất từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác để phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội là không hề dễ. Diện tích đất lâm nghiệp năm 2014 là 121.101 hađến năm 2016 giảm xuống còn 120.736 ha tương đương giảm 0,15 %/năm. Hiện trạng này cho thấy diện tích đất lâm nghiệp ngày càng giảm và có xu hướng chuyển dần sang thành đất sản xuất nông nghiệp. Với diện tích đất nông nghiệp hạn hẹp thì có thể nói điều này là tương đối phù hợp với một huyện miền núi biên giới phía Bắc.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Vị Xuyên

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 15/14 16/15 BQ

I. Tổng diện tích đất TN Ha 149525 100 149525 100 149525 100 100 100 100 1. Đất nông nghiệp Ha 142398 95,23 142574 95,22 142475 95,29 100,12 99,93 100,03 Đất trồng sản xuất nông nghiệp Ha 21071 14,09 21415 14,26 21492 14,37 101,63 100,36 100,99 Đất lâm nghiệp Ha 121101 80,99 120914 80,80 120736 80,75 99,85 99,85 99,85 Đất nuôi trồng thủy sản Ha 226 0,15 245 0,16 247 0,17 108,41 100,82 104,54 2. Đất phi nông nghiệp Ha 5272 3,53 5568 3,86 5874 3,93 105,61 105,50 105,56 3. Đất chưa sử dụng Ha 1855 1,24 1383 0,92 1176 0,79 74,56 85,03 79,62

II. Một số chỉ tiêu BQ

1 BQ đất NN/khẩu Ha 1,35 1,33 1,32

2 BQ đất NN/ khẩu NN Ha 1,74 1,69 1,68

Trái với sự thay đổi của đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp lại cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của mình. Năm 2014, diện tích đất phi nông nghiệp 5.272 ha, năm 2015 tăng thêm 296 ha, đến năm 2016 tiếp tục mở rộng tăng lên 306 ha tương ứng tăng bình quân sau 3 năm là 5,56 %. Lý do là hiện nay khi nền kinh tế phát triển hơn, dân số theo thời gian tăng lên dẫn đến nhu cầu về đất ở ngày càng lớn, khai hoang đất sản xuất, đất chưa sử dụng thành đất thổ cư và đầu tư xây dựng mới trường học các cấp, công trình giao thông thủy lợi hàng năm nhằm phục vụ đời sống con người và xã hội.

Với diện tích đất chưa sử dụng của một vùng nhiều đồi núi cao như Vị Xuyên ta có thể nói là không nhiều, năm 2014 diện tích đất chưa sử dụng là 1.855 ha chiếm 1,24 % và đã giảm xuống còn 1.176 ha vào năm 2016 chiếm 0,79 % tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Điều này chứng tỏ huyện có một cơ chế sử dụng đất tương đối tốt, đã khai thác thêm những diện tích có khả năng canh tác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hầu hết số đất chưa sử dụng còn lại là những vùng có địa hình khó khăn, hiểm trở và không phù hợp cho sản xuất, huyện phấn đấu trong những năm tới tận dụng triệt để diện tích đưa vào sử dụng để không còn diện tích đất bị bỏ hoang không sử dụng.

3.1.1.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng

Nhắc tới cơ sở hạ tầng của một địa phương là nhắc tới hệ thống giao thông, hệ thống điện, cơ sở vật chất, hệ thống trường học và trạm y tế. Những điều kiện này sẽ cho ta biết trình độ phát triển của địa phương đó. Vị Xuyên là một huyện giáp biên giới Việt - Trung nên cũng là của khẩu rộng lớn, có điều kiện giao thương hàng hóa lớn mạnh, tuy nhiên cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều yếu kém và cần được hoàn thiện và nâng cao. Theo báo cáo kinh tế xã hội năm 2016, phương hướng nhiệm vụ 2017 của UBND huyện Vị Xuyên cho biết.

Về giao thông, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã mở mới, nâng cấp nhiều tuyến đường; trên 60 % thôn có đường ô tô đến trung tâm; làm mới 3 tuyến đường nhựa chiều dài 86,5 km, nâng tổng số đường nhựa toàn huyện lên 377 km; xây dựng 21 cầu, nâng tổng số cầu các loại là 155 cái; nâng cấp, bổ sung hệ thống đèn chiếu sáng giữa hai thị trấn, khu công nghiệp và trung tâm các xã: Linh Hồ, Việt Lâm, Trung Thành, Đạo Đức. Hệ thống giao thông cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại và lưu thông hàng hóa của nhân dân.

Tổng kinh phí đầu tư vào lĩnh vực giao thông là 821,5 tỷ đồng.

Về xây dựng, cùng với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, huyện đã đầu tư xây mới và cải tạo, nâng cấp 541 công trình, tổng nguồn vốn đầu tư trên 520 tỷ đồng. Xây dựng 5 công trình bằng nguồn vốn xã hội hóa, tổng kinh phí 23,7 tỷ đồng.

Tóm lại, hệ thống cơ sở hạ tầng xã bước đầu đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản cho hộ nông dân, phục vụ sản xuất, giao thông đi lại và buôn bán thuận tiện hơn, đảm bảo chăm sóc sức khỏe và giáo dục vì tương lai đất nước. Tuy nhiên trong thời gian tới những cơ sở hạ tầng còn thiếu và đang xuống cấp cần phải được thiết kế xây dựng bổ sung, nâng cấp, tu bổ thường xuyên để hệ thống cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất của người dân trên địa bàn huyện (Phòng Kinh tế- Hạ tầng huyện Vị Xuyên, 2016). 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số và nguồn lao động

Dân số, lao động là một trong những nguồn nhân lực quan trọng mang tính quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung cũng như của Vị Xuyên nói riêng. Với diện tích đất là 149.525 ha và dân số 108.175 người (năm 2016). Mật độ dân số: 72,3 người/km2. Bảng 3.2 cho thấy dân số trong 3 năm của huyện có sự biến động nhẹ và có xu hướng tăng dần.

Dựa trên kết quả tổng hợp (bảng 3.2), năm 2016 dân số của toàn huyện là 108.175 người, mật độ dân số trung bình khảng 72,3 người/km2. Qua đây ta thấy mật độ dân số của vùng qua các năm có xu hướng tăng lên mạnh và sinh sống trên 24 xã, thị trấn.

Toàn huyện Vị Xuyên có 19 dân tộc anh em đang sinh sống, trong đó, dân tộc Tày, Dao, Kinh, Mông, Nùng chiếm đa số. Theo thống kê dân số chi tiết năm 2016, người Tày chiếm khoảng 50 %, người Kinh 25 %, Dao khoảng 20 % còn lại là các dân tộc Nùng, Cao Lan, H’mông…

Bảng 3.2. Tình hình lao động dân số huyện Vị Xuyên

ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 15/14 16/15 BQ I Tổng số nhân khẩu Người 105184 100 106889 100 108175 100 101.62 101,20 101,41 Nhân khẩu Nam Người 55432 52,7 54828 51,3 55217 51,0 98,91 100,71 99,81 Nhân khẩu Nữ Người 49752 47,3 52061 48,7 52958 49,0 104,64 101,72 103,17 1 Khẩu NN Người 82043 78,0 84442 79,0 84946 78,5 102,92 100,60 101,75 2 Khẩu phi NN Người 23141 22,0 22447 21,0 23229 21,5 97,00 103,48 100,19 II Tổng số hộ Hộ 21037 100 21416 100 22063 100 101,80 103,02 102,41 1 Hộ NN Hộ 15682 74,54 15797 73,76 16112 73,0 100,73 101,99 101,36 2 Hộ phi NN Hộ 5355 25,46 5619 26,24 5951 27,0 104,93 105,91 105,42 III Tổng lao động LĐ 45229 100 45974 100 47058 100 101,65 102,36 102,00 1 Lao động NN LĐ 36183 80,0 36319 79,00 36893 78,4 100,38 101,58 100,98 2 Lao động phi NN LĐ 9046 20,0 9655 21,00 10165 27,6 106,73 105,28 106,00 IV. Một số chỉ tiêu BQ 1 BQ khẩu/ hộ Khẩu 4,96 5,00 4,99 2 BQ lao động/ hộ LĐ 2,13 2,15 2,15 3 BQ khẩu NN/ hộ NN Khẩu 5,13 5,23 5,35

Qua bảng 3.2 cho ta thấy, từ năm 2014 đến năm 2016 tổng dân số có xu hướng tăng dần. Năm 2015 tổng dân số tăng 1,62 % so với năm 2014, sang năm 2016 tổng dân số tiếp tục tăng thêm 1,2 % so với năm 2015. Theo giới tính, tỷ lệ giới tính nam chiếm 52,7 % (năm 2014), tỷ lệ này có xu hướng giảm đi và giảm nhẹ xuống còn 51,0 % (năm 2016) làm cho tỉ lệ giới tính ngày càng trở lên cân bằng hơn. Bình quân về số nhân khẩu trong một hộ có sự biến động nhẹ trong vòng 3 năm qua. Năm 2014 số khẩu trong một hộ là 5,0 khẩu, đến năm 2016 số khẩu trong hộ tăng lên 4,9 khẩu. Điều này cho thấy trong những năm qua tình hình thực hiện kế hoạch hoá gia đình của toàn huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn chưa hiệu quả, công tác tuyên truyền và giáo dục giới tính, giáo dục về cân bằng giới cần được thực hiện một cách hài hoà và hợp lý.

Số khẩu nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao, thường xuyên dao động ở múc 78 – 78,5 %. Bên cạnh đó số hộ làm nông nghiệp cũng chiếm tỉ lệ rất cao 74,54 % (năm 2014), mặc dù đã có sự dịch chuyển lao động nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp khác và giảm xuống còn 73,0 % (năm 2016). Tuy nhiên, tỉ lệ này cũng đủ cho thấy nông, lâm nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ đạo của vùng cần được quan tâm đẩy mạnh phát triển hiệu quả kinh tế ngành. Trong thời gian qua số nhân khẩu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ, điều này là do sự chuyển dịch nguồn nhân lực từ các hoạt động của ngành nông nghiệp sang lĩnh vực của ngành phi nông nghiệp. Đây là một tín hiệu đáng mừng về việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực khác như công nghiệp, dịch vụ làm cho nền kinh tế của vùng trở nên phong phú và đa dạng hơn, là tín hiệu tích cức để bước theo thời kỳ chiến lược CNH- HĐH của đất nước.

Lực lượng lao động của huyện bao gồm 2 lực lượng cơ bản là: lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá thấp và đang có sự chuyển dịch dần giữa 2 lực lượng lao động này (bảng 3.2).

Trong 3 năm qua lực lượng lao động phi nông nghiệp tăng bình quân 6,0 %/năm, trong khi đó tỉ lệ lao động nông nghiệp chỉ tăng 0,98 % trong 3 năm qua, mặc dù ta vẫn thấy lao động nông nghiệp tăng do khẩu nông nghiệp vẫn tăng nhưng tăng với tốc độ chậm hơn lao động phi nông nghiệp. Bình quân số khẩu nông nghiệp/hộ nông nghiệp khá cao, năm 2014 có 5,23 người/hộ và năm 2016 là 5,27 người/hộ. Mặt khác bình quân số lao động /hộ chỉ có 2.15 khẩu/ hộ (năm

2014) và đã có sự giảm nhẹ xuống 2,13 khẩu/hộ (năm 2016). Tỷ lệ này sẽ mang lại những khó khăn cho người lao động khi trong gia đình chỉ có 2 lao động và nuôi 5 người ăn. Do đó huyện cần có những kế hoạch và quyết định giúp người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 40)