Tiêu chí điều tra phân loại chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 53)

Chỉ tiêu Loại chè Quy mô

Hữu cơ Thường Lớn Vừa Nhỏ

Số mẫu 60 60 Tiêu chí phân loại Không sử dụng thuốc trừ sâu, trừ cỏ hóa học. Không sử dụng phân bón hóa học. Không sử dụng giống biến đổi gen, giống ngoại lai.

Chăn thả rông gia súc.

Tham gia tổ nhóm, HTX sản xuất chè hữu cơ.

Hệ thống thanh tra, kiểm soát nội bộ.

Có sử dụng thuốc trừ sâu, trừ cỏ hóa học Có sử dụng phân bón hóa học. Giống để sản xuất. Áp dụng quy trình sản xuất thâm canh. Hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm. Trên 1 ha Từ 0,5ha đến 1 ha Dưới 0,5 ha 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng chương trình máy tính Excel để tổng hợp và xử lý tài liệu điều tra và tính toán các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin 3.2.4.1. Phương pháp phân tổ thống kê 3.2.4.1. Phương pháp phân tổ thống kê

Phương pháp này được sử dụng để chọn các đơn vị, đối tượng điều tra, ước lượng số lượng mẫu chọn trong quá trình điều tra. Trong đó sử dụng số tương đối (để phản ánh quy mô của hiện tượng sự vật), số tuyệt đối (để phản ánh cơ cấu, động thái của hiện tượng sự vật), số bình quân (để phản ánh mức độ đại diện của hiện tượng sự vật).

3.2.4.2.Thống kê mô tả

Phương pháp này được thực hiện thông qua việc mô tả các chỉ tiêu trong quá trình nghiên cứu.

3.2.4.3. Phương pháp SWOT Bảng 3.6. Bảng phân tích SWOT Điểm mạnh (S): S1 S2 S3 Điểm yếu (W): W1 W2 W3 Cơ hội (O):

O1 O2 O3 S1O1 … W1O1 … Thách thức (T): T1 T2 T3 S1T1 ... W1T1 ...

Là tập hợp các chữ viết tắt của các từ tiếng Anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức). Đây là một công cụ được sử dụng nhiều trong phân tích các hiện tượng dưới dạng định tính về xã hội, chính sách. Phân tích SWOT là phương pháp xác định các điểm mạnh (ưu điểm) và các điểm yếu (nhược điểm) và đồng thời xác định các cơ hội, thách thức mà chúng ta phải đối mặt.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật sản xuất chè hữu cơ - Số ha chè bình quân/hộ.

- Số diện tích chè được trồng mới bình quân/hộ/năm. - Sản lượng chè bán ra thị trường.

- Số ngày công chăm sóc bình quân/1ha. - Giá bán bình quân/1kg chè hữu cơ.

3.2.5.2. Hệ thống chỉ tiêu về ứng dụng khoa học kỹ thuật Tỷ lệ hộ sử dụng tài sản cho sản xuất.

Tỷ lệ hộ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Mật độ trồng chè hữu cơ.

3.2.5.3. Hệ thống chỉ tiêu về tiêu thụ Sản lượng chè hữu cơ bình quân/ hộ. Giá bán.

3.2.5.4. Hệ thống chỉ tiêu thể hiện kết quả, hiệu quả sản xuất

Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm, đối với cây là chu kỳ của cây).

GO = QiPi

Trong đó: Qi là tổng khối lượng sản phẩm i Pi là đơn giá sản phẩm i

GO đối với chè hữu cơ đó là toàn bộ doanh thu bán sản phẩm từ chè hữu cơ. Q là số lượng sản phẩm, P là giá cả tiêu thụ.

Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ chi phí vật chất (không bao gồm khấu hao và tài sản cố định) và dịch vụ sản xuất.

IC = Cj = Pi.mi

Cj là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ của sản phẩm j. mj là khối lượng tài nguyên nhiên vật liệu, dịch vụ thứ i Pi là giá đơn vị.

IC đối với chè hữu cơ đó là toàn bộ chi phí về giống, chi phí vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, điện, nước….

Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản phẩm dịch vụ tạo ra trong một năm sau khi đã trừ đi chi phí trung gian.

VA = GO – IC

Đối với chè hữu cơ, giá trị gia tăng được tính là khoản thu được sau khi lấy doanh thu trừ đi chi phí trung gian.

đầu tư trong một chu kỳ đầu tư nhất định (thường là một năm). TC = FC + VC

Chi phí cố định (FC): là khoản chi phí không thay đổi cho dù có sự thay đổi về hoạt động sản xuất kinh doanh trong một quy trình sản xuất nhất định.

Chi phí biến đổi (VC): là khoản chi phí thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của sản phẩm. VC của chè hữu cơ đó là chi phí vật tư mà hộ sử dụng.

Thu nhập hỗn hợp (MI): là một phần của giá trị gia tăng sau khi đã trừ đi khấu hao tài sản cố định, thuế và lao động thuê ngoài (nếu có). Như vậy thu nhập hỗn hợp bao gồm cả công lao động gia đình.

MI = VA – (A + T) – lao động thuê ngoài (nếu có)

A: Khấu hao tài sản cố định. Đối với chè hữu cơ thì đây chính là khấu hao giá trị vườn cây (tính theo giá trị vườn cây ở thời kỳ kiến thiết cơ bản).

Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian (TGO): là tỷ số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian.

TGO = GO/IC

Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian (TVA): TVA = VA/IC

Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian (TMI): TMI = MI/IC

Các chỉ tiêu khác: + Mật độ trồng

+ Năng suất bình quân/sào + Mức độ đầu tư….

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VỊ XUYÊN BÀN HUYỆN VỊ XUYÊN

Cây chè ở huyện Vị Xuyên đã xuất hiện từ lâu đời, chè được phân bố nhiều dọc theo dãy Tây Côn Lĩnh, được trồng ở trên những đồi, núi, với độ cao trên 800m so với mực nước biển, khí hậu quanh năm mát mẻ, độ ẩm cao đã giúp cây chè sinh trưởng và phát triển rất tốt, hình thành quần thể Chè cổ thụ và đã được công nhận là cây di sản Việt Nam.

Cây chè được phát triển mạnh về diện tích và là hàng hóa tại huyện Vị Xuyên từ năm 1958, sau khi Nông trường quốc doanh Việt Lâm trực thuộc Bộ Nông nghiệp& PTNT được thành lập. Nông trường Chè quốc doanh Việt Lâm với địa bàn rộng lớn, bao gồm các xã Việt Lâm, Ngọc Linh, Bạch Ngọc, Đạo Đức, Linh Hồ, Thượng Sơn của huyện Vị Xuyên, với các công nhân được tuyển dụng từ các các huyện, thành phố trong tỉnh cũng như tại các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hà Tây, Vĩnh Phú đã giúp cho nông trường Chè Việt Lâm mở rộng sản xuất với trên 500ha chè được trồng và chế biến tập trung. Cũng vì chè là cây dễ trồng, cho khai thác lâu dài, thị trường rộng lớn, hiệu quả kinh tế ổn định mà ngoài TT Việt Lâm, xã Việt Lâm, Trung Thành chè được trồng mở rộng ra trên các đồi núi dốc ở các xã như Cao Bồ, Quảng Ngần, Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy... đến hiện nay, Chè trên toàn địa bàn huyện đạt 3544,9ha. Chè trở thành cây trồng chủ lực của huyện, có đóng góp lớn cho GDP của huyện cũng như công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Cho đến hiện nay, với sản lượng hàng năm trên 11.162 tấn, với quần thể cây chè cổ thụ đặc trưng, Chè Vị Xuyên đã phần nào khẳng định được thương hiệu trên thị trường thế giới và nội địa. Thương hiệu Chè hữu cơ Shan tuyết Cao Bồ của Công ty TNHH & TM Hùng Cường đã xuất khẩu đi các nước như: Mỹ, Canada, Đức và một số nước Đông Âu và thị trường nội địa với sản phẩm tương đối phong phú.

4.1.1. Các loại hình tổ chức phát triển sản xuất chè hữu cơ ở huyện Vị Xuyên Việc sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện Vị Xuyên hiện nay được phân thành các loại hình chủ yếu: (1) Hộ dân, các nhóm hộ dân tự canh tác, sau đó tự chế biến bằng máy chè mini bán sản phẩm tại thị trường trong tỉnh; (2) Các

hộ dân tự canh tác, sản xuất và bán sản phẩm cho các xưởng chế biến, HTX, doang nghiệp chế biến; (3) Các tổ hợp tác, các nhóm sở thích cùng sản xuất theo một quy trình thống nhất

Hiện việc sản xuất chè hữu cơ tại huyện Vị Xuyên đã được Liên đoàn hữu cơ thế giới IFOAM chứng nhận với 25 tổ sản xuất tham gia canh tác trên 1489,9 ha chè tại các xã Cao Bồ, Quảng Ngần, Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy... tiềm năng mở rộng vùng chè được chứng nhận hữu cơ là rất lớn bởi các xã Thượng Sơn, Tùng Bá, Phương Tiến, Phong Quang cũng có... cũng có các điều kiện tương đồng.

Hiện nay trên địa bàn có 3 Doanh nghiệp, 6 HTX, 56 tổ hợp tác và 2914 hộ hoạt động sản xuất kinh doanh chè hữu cơ. Một số nhà máy chế biến như Công ty Chè Hùng Cường, Công ty CP chè Bách Shan, Công ty chè Thành Sơn đã đầu tư lắp đặt dây chuyền công nghệ cao, có công suất lớn, sản xuất ra các sản phẩm chè có chất lượng tốt. Đặc biệt, Công ty Chè Hùng Cường đã xuất khẩu được đi các thị trường khó tính như Mỹ, Đức, Canada, Đài Loan...

Các doanh nghiệp, cơ sở này chưa có sự hợp tác, mạnh ai nấy làm, chưa được phân vùng nguyên liệu. Thiếu sự liên kết với người sản xuất, các tác nhân thu mua và người trồng chè không có sự ràng buộc bằng hợp đồng kinh tế nên khi có sự tác động từ các yếu tố bên ngoài thì tất cả các tác nhân đều dễ bị gặp rủi ro.

Trừ Công ty chè Hùng Cường có vùng nguyên liệu, các doanh nghiệp, cơ sở chế biến còn lại không có vùng nguyên liệu rõ ràng, chưa đầu tư có chiều sâu vào vùng nguyên liệu. Việc tranh mua, tranh bán vẫn thường xuyên xảy ra. Doanh nghiệp ngại hỗ trợ nông dân để quy hoạch vùng nguyên liệu vì sợ rằng đầu tư xong lại có doanh nghiệp khác, đặc biệt là các thương lái Trung Quốc phá giá.

Bảng 4.1. Tình hình phát triển các loại hình tổ chức sản xuất chè hữu cơ huyện Vị Xuyên giai đoạn 2014- 2016

STT Loại hình ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 BQ 1 Hộ nông dân Hộ 2890 2905 2914 100,52 100,31 100,41 2 Tổ hợp tác THT 29 33 56 113,79 169,70 138,96 3 HTX HTX 5 6 10 120,00 166,67 141,42 4 Doanh nghiệp DN 3 3 3 100,00 100,00 100,00 Nguồn Chi cục thống kê huyện Vị Xuyên (2017)

Qua bảng 4.1 ta nhận thấy: Từ năm 2014- 2016 số hộ phát sinh trồng chè hữu cơ là rất thấp, bình quân tăng 0,41 %/năm, điều đó là do cơ bản các hộ dân đã ổn định diện tích trồng chè. Số tổ hợp tác trồng, sản xuất chè từ năm 2014- 2016 tăng trung bình 38,96 %, năm 2016 tăng mạnh từ 33 tổ năm 2015 lên 56 tổ năm 2016. Nguyên nhân các tổ hợp tác tăng mạnh là do tác động của việc triển khai Chương trình giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) tỉnh Hà Giang (IFAD tài trợ). Chương trình có dành nguồn kinh phí hỗ trợ không hoàn lại cho các nhóm cùng sở thích (CIG).

Số lượng các doanh nghiệp chế biến chè giữ ổn định qua 3 năm 2014, 2015, 2016. Bởi thực tế, chè hữu cơ ở Vị Xuyên cũng như Hà Giang, 1 năm chỉ thu hái từ 3-4 lứa. Chính vì vậy, với nguồn nguyên liệu sản xuất mùa vụ, địa hình và giao thông đi lại khó khăn, các doanh nghiệp không mấy hào hứng để đầu tư vào sản xuất chè hữu cơ. Nếu có, thường họ sẽ mua lại sản phẩm của các công ty, xưởng chè mini để đóng gói và tiêu thụ.

Các HTX sản xuất, chế biến chè qua 3 năm tăng trung bình 43,3 %, điều này một phần do tác động của việc hỗ trợ 30 triệu đồng/HTX nông nghiệp mới được thành lập của Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp.

Theo số liệu từ Chi cục thống Kê huyện Vị Xuyên. Hiên nay, toàn huyện có 3544,9 ha chè, diện tích đang cho sản phẩm là 3331 ha. Trong 3544,9 ha thì Chè hữu cơ là 1633,8 ha, diện tích đang cho thu hoạch là 1489,9 ha; chè thường là 1911,1 ha, diện tích đang cho thu hoạch là 1841,1 ha.

Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng chè hữu cơ trên địa bàn huyện Vị Xuyên năm 2016 STT Chỉ tiêu Diện tích chè (ha) Diện tích chè sản xuất (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng búp tươi (tấn) Chè thường Chè hữu cơ Chè thường Chè hữu cơ Chè thường Chè hữu cơ Chè thường Chè hữu cơ 1 Vùng núi cao 1053 1632,3 983 1488,4 3,05 2,98 2998,2 4435,4 2 Vùng núi thấp 164,9 164,9 4,42 728,8 0 3 Địa hình xen kẽ 693,2 1,5 693,2 1,5 4,42 3,15 3063,9 4,7 Tổng cộng 1911,1 1633,8 1841,1 1489,9 6790,9 4440,1

Tuy diện tích cho thu hoạch của chè thường cao hơn chè hữu cơ gấp 1,23 nhưng sản lượng chè thường gấp 1,53 lần so với chè hữu cơ, điều đó là do chè thường áp dụng các biện pháp thâm canh nên năng suất chè thường cao gấp 1,44 lần so với chè hữu cơ (4,42/3,06 tấn/ha).

Chè hữu cơ tập trung nhiều ở các xã Cao Bồ, Quảng Ngần, Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy. Đây là những xã có điều kiện địa hình phức tạp, độ dốc cao, trình độ dân trí không cao. Nhưng bù lại lại có độ cao, khí hậu, nhiệt độ rất phù hợp cho phát triển cây chè, cây chè là cây tương đối dễ trồng, không cần chăm sóc nhiều, không kén đất. Vì vậy, về diện tích chè ở hữu cơ có điều kiện để phát triển. Tuy năng suất thấp, nhưng với điều kiện nên đã tạo ra đây là sản phẩm hữu cơ ‘tự nhiên” nên giá bán của chè hữu cơ cao gấp 3, 4 lần chè thường. Tuy giá cao là vậy, với đặc điểm, người dân trồng chè không chuyên canh, việc thâm canh cây chè là không khả thi, vì vậy, nông dân vẫn chưa chú trọng nhiều đến cây chè, chỉ thu hái tự nhiên.

Chè thường được tập trung nhiều tại TT Vị Xuyên, TT Việt Lâm, xã Việt Lâm, Thượng Sơn, Trung Thành, Đạo Đức. Năng suất trung bình của chè thường là 4,42 tấn/ha, bằng 116 % so với năng suất trung của tỉnh. Tuy TT Việt Lâm, Trung Thành, Ngọc Linh đã được chứng nhận VietGap, nhưng việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tương đối tùy tiện, quá trình kiểm tra, kiểm soát cũng còn rất nhiều hạn chế, cá biệt hàng được xuất khẩu đi Đài Loan đã từng bị trả lại vào năm 2015 (công ty TNHH Hùng Cường đã bị trả 2 container chè vàng) vì còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy, giá thành chè ở đây thấp hơn giá chè hữu cơ cùng tiêu chuẩn thu hái từ 3, 4 lần.

Bảng 4.3. Diện tích, năng suất, sản lượng chè hữu cơ của huyện Vị Xuyên theo loại hình sản xuất

STT Loại hình tổ chức sản xuất chè hữu cơ

Diện tích BQ (ha) Lao động BQ (ha) Năng suất BQ (tấn/ha) Sản lượng BQ (tấn) 1 Hộ nông dân 0,92 2,96 2,86 2,53 2 Tổ hợp tác 11,04 2,75 2,95 32,46

Nguồn Chi cục thống kê huyện Vị Xuyên (2017) Các loại hình tổ chức sản xuất chè hữu cơ ở Vị Xuyên vẫn là sở hữu quy mô hộ gia đình, các tổ hợp tác, HTX, Doanh nghiệp chỉ tổ chức ở khía cạnh thống nhất phương án sản xuất, đầu vào, đầu ra cho sản phẩm chứ tài sản vẫn

thuộc sở hữu cá nhân. Vùng chè nguyên liệu của các doanh nghiệp, HTX chủ yếu dựa trên cam kết bao tiêu sản phẩm cho hộ gia đình và các tổ hợp tác.

Qua nghiên cứu tại phiếu điều tra, diện tích trồng chè bình quân mỗi hộ có 0,77 ha chè, trong đó có 0,67 ha là chè hữu cơ chiếm 86,33 % số hộ có sản xuất chè theo phương pháp hữu cơ.

Bảng 4.4. Thông tin chung về diện tích sản xuất chè hữu cơ của hộ ĐVT: m2 ĐVT: m2

Chỉ tiêu QMN QMV QML

1. Diện tích trồng chè BQ 4.500 7.800 12.540 2. Diện tích chè đang cho thu hoạch 4.500 7.800 12.540 3. Diện tích trồng chè hữu cơ 4.105 6.150 12.540 4. Diện tích chè hữu cơ đang cho thu hoạch 4.105 6.150 12.540 5. Diện tích đất còn trống có thể trồng chè 2.405 1.450 750 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 53)