Đa phần các hộ sản xuất sử dụng nguồn nước từ giếng khoan để tưới rau nên chất lượng nước khá sạch. Nhưng có một vấn đề là đến đâu cũng thấy rất nhiều chai lọ, bao bì thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng… nằm nhan nhản trên mặt bờ ruộng, dưới mương nước. Điều này gây ô nhiễm nguồn nước một cách gián tiếp. Nếu sử dụng luôn nguồn nước này tưới cho rau thì không thể đảm bảo chất lượng của sản phẩm sau này.
4.1.5.5. Sử dụng thuốc BVTV cho sản xuất rau VietGap.
Nói về kỹ thuật trồng rau của nông dân huyện Đông Anh nói chung, xã Vân Nội nói riêng, ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội cho rằng: Từ kinh nghiệm trồng rau trái vụ ở Đông Anh, đến nay nhiều địa phương khác đã áp dụng thành công mô hình này. Nông dân ở đây được huấn luyện, đào tạo qua nhiều lớp IPM từ ngắn hạn đến dài hạn. Tuy nhiên, do đây là vùng rau chuyên canh lớn, nhiều hộ luân canh tới 8 lứa/năm, đất đai không có điều kiện để được nghỉ ngơi hoặc luân canh sang cây trồng khác nên nhiều vụ, nhất là mùa hè sâu bệnh hại xuất hiện nhiều hơn, nông dân cũng vì thế thường xuyên sử dụng thuốc BVTV phun cho cây trồng so với các vùng khác.
Trạm trưởng Trạm BVTV huyện Đông Anh, Nguyễn Hồng Tuyển cho biết: Không thể cấm nông dân sử dụng thuốc BVTV phun cho cây trồng, mà chỉ có thể xử phạt và nhắc nhở nếu như nông dân sử dụng thuốc BVTV ngoài danh mục cho phép, quá liều lượng và không đủ thời gian cách ly.
"Nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất chủ yếu lấy từ giếng khoan, qua hệ thống kênh mương chảy trực tiếp vào ruộng chứ có phải kiểm tra hay xử lý gì đâu."
Nguồn: Phỏng vấn anh Nguyễn Văn Tân, hộ sản xuất rau VietGAP xã Vân Nội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội lúc 10h ngày 1 tháng 7 năm 2017
Bảng 4.14. Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho sản xuất rau VietGAP
Chỉ tiêu
Tiên Dương
Nguyên
Khê Vân Nội Bình Quân SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Số hộ điều tra 20 100,0 20 100,0 20 100,0 60 100,0 1. Sử dụng thuốc BVTV không cho phép - Số hộ sử dụng 2 10,0 1 5,0 2 10,0 1,6 8,3 - Số hộ không sử dụng 18 90,0 19 95,0 18 90,0 18,4 91,7 2. Phòng trừ theo phương pháp IPM - Số hộ phòng trừ 2 10,0 3 15,0 2 10,0 2,3 11,7 - Số hộ không phòng trừ 18 90,0 17 85,0 18 90,0 17,7 88,3 3. Sử dụng thuốc BVTV từ cửa
hàng được phép kinh doanh
-Số hộ sử dụng 14 70,0 12 60,0 12 60,0 12,7 63,3 - Số hộ không sử dụng 6 30,0 8 40,0 8 40,0 7,3 36,7 4. Sử dụng thuốc BVTV
- An toàn 7 35,0 6 30,0 8 40,0 7 35,0
- Chưa an toàn 13 65,0 14 70,0 12 60,0 13 75,0 5. Lưu trữ hồ sơ khi mua
- Có lưu giữ 12 60,0 14 70,0 14 70,0 13,3 66,7
- Không lưu giữ 8 40,0 6 30,0 6 30,0 6,7 33,3
6. Lưu trữ hồ sơ khi sử dụng
- Có lưu giữ 12 60,0 14 70,0 14 70,0 13,3 66,7
- Không lưu giữ 8 40,0 6 30,0 6 30,0 6,7 33,3
7. Thời gian cách ly
- Đúng thời điểm 10 50,0 12 60,0 11 55,0 11 55,0 - Trước thời gian cho phép 10 50,0 8 40,0 9 45,0 9 45,0 8. Kiểm tra dư lượng hóa chất
- Có kiểm tra 4 20,0 3 15,0 5 25,0 4 20,0
- Không kiểm tra 16 80,0 17 85,0 15 75,0 16 80,0 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)
Theo tiêu chuẩn VietGAp thì các hộ sản xuất rau nên áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, không được phép sử dụng thuốc BVTV không cho phép sử dụng, thuốc cấm, chỉ sử dụng loại thuốc trong doanh mục được phép sử dụng đối với từng loại rau, quả tại Việt Nam. Không được sử dụng thuốc BVTV tư các cơ sở
kinh doanh không có giấy phép và thời gian cách ly phải đảm bảo đúng hướng dẫn trong sử dụng thuốc.
Nhưng theo điều tra thì vẫn có 8,3% hộ sản xuất sử dụng thuốc BVTV không cho phép và 36,7% hộ sử dụng thuốc BVTV tại các cơ sở chưa được phép kinh doanh. Trên thực tế thì các hộ vẫn mua và sử dụng thuốc BVTV an toàn tại những cơ sở được cấp phép, nhưng bên cạnh đó các hộ vẫn sử dụng xen kẽ một số loại thuốc BVTV có chữ Trung Quốc không rõ nguồn gốc xuất sứ. Dù được khuyến khích phòng trừ theo phương pháp IPM nhưng tỷ lệ hộ áp dụng lại rất thấp chỉ 11,7%. Nói là áp dụng nhưng thực chất người nông dân cũng thi thoảng thăm đồng, dọn cỏ, tỉa lá, bắt sâu bệnh...
Khi tham gia điều tra về tình hình sử dụng thuốc BVTV tại các hộ dân thì con số 35% hộ sử dụng an toàn thuốc BVTV đúng theo 4 nguyên tắc “đúng thuốc”, “đúng lúc”, “đúng liều lượng, nồng độ”, “đúng cách” và thời gian cách ly 55% đúng thời điểm chưa phản ánh đúng thực trạng.
Bà Nguyễn Thị Bình (65 tuổi, ở thôn Trung Oai, xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội – người có kinh nghiệm hàng chục năm trồng rau) cho biết: “Rau không phun thuốc thì người trồng không có mà bán và người tiêu dùng không có rau mà ăn. Nhưng phun thuốc bán cho người tiêu dùng như thế nào cho an toàn mới là quan trọng. Người trồng rau có lương tâm họ phun 10-15 ngày thì thu hoạch và thuốc quy định phun 7-10 ngày thu hoạch bán cho người dân là an toàn”.
Tuy nhiên, theo bà Bình, nhiều khi lương tâm cũng không bằng lợi nhuận, thấy lợi nhuận cao, người trồng bất chấp tất cả tiến hành thu hoạch sớm bán cho người tiêu dùng.
"Các cơ quan chức năng có bao giờ về đây kiểm tra chất lượng rau an toàn đâu, nên người tiêu dùng chỉ biết ăn rau an toàn bằng lương tâm người trồng rau như chúng tôi thôi", bà Bình chia sẻ.
Để đảm bảo độ an toàn của rau, bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc BVTV, thuốc tăng trưởng đúng hướng dẫn thì cần phải thường xuyên kiểm tra đánh giá dự lượng hóa chất còn tồn đọng trong rau và đất. Nếu còn tồn đọng phải xử lý ngay tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng rau VietGAP. Thế nhưng qua điều tra chỉ có 20% số hộ là có sự đánh giá, kiểm tra thường xuyên, còn lại 80% số hộ không quan tâm đến vấn đề này. Đây thật sự là một tồn tại hết sực đáng báo động, cần được khắc phúc ngay lập tức.