Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn
4.2.2. Các yếu tố chủ quan
4.2.2.1. Trình độ, ý thức người sản xuất
Để được sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, các hộ dân phải được đào tạo, tập huấn về quy trình và đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của tiêu chuẩn. Bên cạnh đó phải có sự giám sát, quản lý, kiểm định chất lượng của các cơ quan chức năng. Nhưng trên thực tế thì quá trình sản xuất rau VietGAP của các hộ dân trên địa bàn huyện Đông Anh bị bóp méo, tùy ý và không có sự kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm của các cơ quan chức năng.
Về trình độ người sản xuất còn thiếu và yếu. Biểu đồ dưới đây biểu diễn về mức độ hiểu biết về tiêu chuẩn VietGAP của người lao động.
"Giờ thực phẩm ô nhiễm nhiều quá, khó có thể tin vào sản phẩm trôi nổi bên ngoài. Tôi đã tìm hiểu về rau VietGAP của tập đoàn VinGroup nên khá yên tâm khi mua sản phẩm tại đây.".
Nguồn: Phỏng vấn chị Nguyễn Quỳnh Vân, người mua rau tại VinMart, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội lúc 10h ngày 18 tháng 7 năm 2017
63% 54% 66% 30% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Chuẩn bị trước sản xuất Quy định sử dụng đầu vào
Quy định thu hoạch sử lý sau thu hoạch
Quy định ghi chép, lưu giữ hồ
sơ
Biểu đồ 4.1. Mức độ hiểu biết về tiêu chuẩn VietGAP của người lao động
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, mức độ hiểu biết về những quy định mà tiêu chuẩn VietGAP yêu cầu của người lao động còn nhiều hạn chế. Khi được hỏi thì chỉ có 63% số lao động biết quy trình chuẩn bị trước khi sản xuất rau VietGap, điều này ảnh hưởng chất lượng rau ngay từ khâu ban đầu. Đến quá trình sản xuất chỉ có 54% người lao động hiểu hết quy định sử dụng đầu vào, và 66% hiểu về quy trình thu hoạch, khi mà quy trình kỹ thuật chưa được nắm rõ thì viết canh tác chắc chắn sẽ mắc sai phạm. Từ đó sản phẩm tạo ra không thể đạt được những quy định mà tiêu chuẩn đề ra. Quy định ghi chép, lưu giữ hồ sơ sản xuất ngằm mục đích đảm bảo về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng. Thế nhưng chỉ có 30% lao động quan tâm đến vấn đề này. Nếu sau này bị thanh tra kiểm tra, mà không đưa ra được hồ sơ thì sẽ bị cấm sản xuất ngay lập tức, ngoài ra nếu không chứng minh được chất lượng và nguồn gốc sẽ rất khó lấy được lòng tin của người tiêu dùng.
Tiếp theo là ý thức của người sản xuất, đây là một vấn đề nhức nhối và rất khó giải quyết. Cụ thể trong quá trình canh tác, tuy rằng vùng đất đã được kiểm định chứng nhận an toàn, hàm lượng kim loại nặng rất ít, đảm bảo cho việc sản xuất rau VietGAP. Thế nhưng qua nhiều năm canh tác, đất cũng bị thoái hóa và ô nhiễm do sử dụng phân bón và hóa chất, mà nhưng dân lại không mấy quan tâm đến vấn đề kiểm tra, đánh giá chất lượng đất hàng năm. Tỷ lệ các hộ thực hiện quy trình này chỉ khoảng 41,6%, như vậy rất khó để đảm bảo việc sản xuất rau VietGAP đạt tiêu chuẩn.
Cùng với đất, nguồn nước tưới cũng gặp tình trạng này, tuy đa phần các hộ sản xuất sử dụng nước giếng khoan nhưng vẫn có khả năng bị nhiễm các ký sinh trùng và kim loại nặng có trong đất, đòi hỏi phải có sự kiểm tra, đánh giá hàng năm. Nhưng qua khảo sát cũng chỉ 40% số hộ thực hiện đúng quy trình, một tỷ lệ quá thấp để đảm bảo độ an toàn.
Để đảm bảo chất lượng và độ an toàn của rau, tiêu chuẩn VietGAP yêu cầu 100% nguồn cung ứng đầu vào như: giống, phân bón, thuốc BVTV, thuốc tăng trưởng... phải mua tại các cơ sở được cấp phép kinh doanh và nguồn gốc phải rõ ràng. Không được sử dụng các hóa chất nằm ngoài danh mục cho phép. Vậy nhưng vẫn còn 11,7% số hộ sử dụng phân bón không rõ nguồn gốc và 36,7% là với thuốc BVTV, 8,3% số hộ sử dụng thuốc BVTV ngoài danh mục cho phép. Khi nguồn gốc sản phẩm không được rõ ràng thì chất lượng không thể đảm bảo, khả năng ảnh hưởng xấu tới quá trình sinh trưởng của rau là hoàn toàn có thể xảy ra. Nguồn gốc phân bón, thuốc BVTV đã không rõ ràng, người dân còn thiếu ý thức trong quá trình sử dụng, dù đã được hướng dẫn từ các lớp tập huấn và hướng dẫn ghi trên bao bì nhưng người dân vẫn tùy ý sử dụng, nhiều khi biết sai nhưng vẫn làm vì lợi nhuận.
56%
35% 44%
65%
SỬ DỤNG PHÂN BÓN SỬ DỤNG THUỐC BVTV
Sử dụng đúng quy định Sử dụng chưa đúng quy định
Biều đồ 4.2. Tình hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV cho sản xuất rau VietGAP
Tình trạng sử dụng phân bón tại các hộ chỉ có 56,6% sử dụng đúng hướng dẫn, 43,4% còn lại thường mắc phải một số sai phạm như: không đúng liều lượng, thời gian bón phân, thời gian cách ly chưa đúng... Một năm tại các hộ
thường sản xuất 8 vụ cho nên lượng phân bón phải sử dụng là rất lớn, thế nhưng chỉ có 26,6% số hộ có đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm hàng năm. Con số này là quá ít để đảm bảo an toàn cho rau trước nguy cơ ô nhiễm do sử dụng phân bón.
Tình trạng sử dụng thuốc BVTV còn khó kiểm soát hơn nhiều. Các hộ sử dụng đúng theo quy định chỉ chiếm 35%, còn lại là mắc một số sai phạm: sử dụng thuốc BVTV không nằm trong danh mục cho phép, không đúng liều lượng, nồng độ, không đúng thời gian, sử dụng xong thì vệ sinh không đúng cách, chai lọ, bao bì vứt luôn trên bờ ruộng, kênh mương, rất dễ gây ô nhiễm đến nguồn nước tưới. Thời gian cách ly từ lúc phun thuốc đến lúc thu hoạch chỉ có 55% số hộ đảm bảo theo quy định. Nhưng trên thực tế con số này chưa phản ánh đúng thực trạng, đôi khi người dân còn che giấu không nói theo sự thật nên vấn đề này rất khó kiểm soát. Phun thuốc BVTV nhiều như vậy nhưng chỉ có 10% số hộ thường xuyên kiểm tra dư lượng hóa chất còn tồn đọng. Điều này khiến cho độ an toàn của rau không được đảm bảo.
Khảo sát trên địa bàn xã Vân Nội, huyện Đông Anh. Nông dân ở đây được huấn luyện, đào tạo qua nhiều lớp IPM từ ngắn hạn đến dài hạn. Tuy nhiên, do đây là vùng rau chuyên canh lớn, nhiều hộ luân canh tới 8 lứa/năm, đất đai không có điều kiện để được nghỉ ngơi hoặc luân canh sang cây trồng khác nên nhiều vụ, nhất là mùa hè sâu bệnh hại xuất hiện nhiều hơn, nông dân cũng vì thế thường xuyên sử dụng thuốc BVTV phun cho cây trồng so với các vùng khác. Ngoài ra vào mùa mưa thường có hiện tượng úng ngập cục bộ. Thứ hai, để sản xuất rau VietGAP, người dân chủ yếu dùng thuốc bảo vệ thực vật và phân vi lượng nhưng giá các loại vật tư nông nghiệp này đang quá cao nên khó có thể đảm bảo chất lượng rau.
Theo chia sẻ của Chị Thơm trú tại thôn Đầm, Đông Anh, Hà Nội. “Gọi là
rau VietGAP nhưng giờ ở đâu cũng thế cả, phun thuốc hết. Nhà chị ở đây mà còn chả ăn rau mình trồng, chỉ dám ăn củ, ăn quả như: Bí ngô, mướp, khoai…Em bán hàng thì cứ nhập ở đây rồi trưng biển rau sạch thôi, còn nếu muốn ăn rau sạch “xịn” thì chỉ còn cách tự trồng!”.
“Bây giờ chị hỏi em, nhiều loại rau trái mùa ở Vân Nội có trồng được đâu mà sao đại lý, siêu thị vẫn có? Mùa này không có bắp cải thì phải nhập từ Hải Dương, Mộc Châu về. Hàng khan hiếm như khoai tây, cà rốt, tỏi… thì phải nhập từ Trung Quốc về mà bán thôi”.
Bên cạnh đó trình độ canh tác còn nhiều yếu kém, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất còn sơ sài, chưa đảm bảo yêu cầu.
Khi tham gia điều tra quá trình thu hoạch và xử lý sau thu hoạch tại hộ sản xuất rau VietGAP của gia đình anh Dương Minh Đức, thôn Đầm, xã Vân Nội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội cho thấy: Sau khi thu hoạch, rau VietGAP được đưa về kho chứa trong nhà, đặt trực tiếp trên đất rồi chỉ dùng vòi phun sơ qua. Theo anh Đức chia sẻ: “ Chúng tôi cứ thu hoạch xong mang về nhà cất, phun chút nước cho rau tươi rồi để đó. Sáng hôm sau mang ra chợ bán hoặc có lái thương vào mua.”
Với những tồn tại trên thì chắc chắn chất lượng rau VietGAP sản xuất trên địa bàn huyện Đông Anh không thể đảm bảo những yêu cầu mà tiêu chuẩn VietGAP đưa ra. Nếu chất lượng rau không được đảm bảo mà vẫn dán tem, mác rau VietGAP để tiêu thụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của chính các hộ sản xuất. Dần dần sẽ làm mất lòng tin từ khách hàng, khi khách hàng không còn tin dùng sản phẩm nữa thì việc phát triển sản xuất không thể thực hiện.
4.2.2.2. Sự liên kết trong sản xuất
Để có thể sản xuất đạt hiệu quả cao, tốn ít chi phí và công lao động thì cần có sự liên kết giữa người sản xuât và các tổ chức, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ. Qua đó tạo thành một dây chuyển sản xuất kép kín, đảm bảo quy trình kỹ thuật. Nhưng qua điều tra cho thấy, tình hình liên kết trong sản xuất rau VietGapcủa các hộ dân còn rất hạn chế.
Bảng 4.22. Tình hình liên kết sản xuất rau VietGAP
Chỉ tiêu
Tiên
Dương Nguyên Khê Vân Nội Bình Quân SL
(hộ) (%) CC (hộ) SL (%) CC (hộ) SL (%) CC (hộ) SL (%) CC Số hộ điều tra 20 100,0 20 100,00 20 100,0 60 100,0 1. Liên kết giữa các hộ 3 15,0 2 10,0 4 20,0 3 15,0 2. Liên kết với HTX 9 45,0 6 30,0 12 60,0 9 45,0 3. Liên kết với công ty
cung ứng giống 18 90,0 18 90,0 19 95,0 18,3 91,7 4. Liên kết với trung tâm
khuyến nống, trạm BVTV 4 20,0 2 10,0 5 25,0 7,6 38,3 5. Liên kết với công ty
cung ứng vật tư nông nghiệp
6 30,0 6 30,0 8 40,0 6,7 33,3 6. Liên kết với công ty
chế biến, tiêu thụ sản phẩm
4 20,0 4 20,0 6 30,0 4,7 23,3 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)
Đầu tiên có thể kể đến đó là chỉ có 15% các hộ liên kết với nhau trong quá trình sản xuất, khiến cho diện tích canh tác bị chia lẻ, manh mún, việc canh tác gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều công sức. Tiếp đến là liên kết giữa các hộ sản xuất với HTX dịch vụ nông nghiệp, công ty cung ứng đầu vào còn lỏng lẻo và đạt tỷ lệ chưa cao. Lý do ở đây là các hộ nhập cung ứng đâu vào như phân bón, thuốc BVTV, thuốc tăng trưởng… ở nhiều nguồn khác nhau. Vì nhiều nơi cung ứng có giá thành rẻ hơn, tiện mua bán hơn, có nhiều chế độ đãi ngộ hơn. Nhưng đi đôi với đó là chất lượng chưa được kiểm chứng hoàn toàn. Từ đó dẫn tới tình trạng chất lượng đầu vào không đồng bộ, hiệu quả chưa được kiểm chứng, khiến sản phẩm tạo ra không thể đảm bảo về chất lượng. Nhưng có một yếu tố khá được đảm bảo đó là giống rau sản xuất. Có đến 91,7% các hộ có liên kết với công ty cung ứng giống. Điều này sẽ đảm bảo cho chất lượng giống là khá đảm bảo.
15 45 92 38 33 23
Liên kết với công ty chế biến, bảo quản
Liên kết với công ty cung ứng vât tư
Liên kết với trung tâm khuyễn nông, trạm BVTV Liên kết với công ty cung ứng giống
Liên kết với HTX Liên kết giữa các hộ
Biều đồ 4.3. Tình hình liên kết trong sản xuất rau VietGAP
Trung tâm khuyến nông và trạm BVTV sẽ mở các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức về tiêu chuẩn VietGAP, giúp người nông dân trong quá trình canh tác, hướng dẫn sử dụng phân bón, thuốc BVTV. Bên cạnh đó là thanh tra, giám sát, kiểm định chất lượng sản phẩm để tạo chứng chỉ an toàn cho sản phẩm rau VietGap. Thế nhưng chỉ có 38,3% số hộ tham gia liên kết. Phần còn lại thì không mấy quan tâm đến vấn đề này. Qua thực trạng điều tra thì dù có liên kết nhưng chỉ trên hình thức. Rất ít khi các cán bộ của trạm BTVT hay trung tâm khuyến nông xuống làm việc với người sản xuất. Công tác thanh tra, giám sát, thẩm định sản phẩm cũng rất lơ là, gần như không có. Càng ngày khiến người sản xuất cảng ỷ lại, tùy ý sản xuất, bóp méo quy trình.
Hộp 4.8. Ý kiến tiêu thụ rau VietGAP
Quá trình thụ hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm của các hộ sản xuất rau VietGap cũng diễn ra một cách tự phát. Đa phần các hộ tự sản xuất, tự tiêu thụ tại các chợ đầu mối, thi thoảng có HTX nào cần thì các hộ cung cấp chứ hoàn toàn không có sự liên kết, làm hợp đồng dài hạn với các công ty tiêu thụ, các siêu thị lớn để có sự ổn định trong sản xuất.
Nhìn vào các yếu tố trên thì rất khó để cho ra được sản phẩm rau VietGap đạt những yêu cầu của quy định. Sản xuất mạnh mún, tự phát vừa tốn nhiều chi phí công sức hơn, mà chất lượng sản phẩm lại không được đảm bảo. Khi sản phẩm tạo ra chưa ổn định tạo được chỗ đứng trên thị trường thì việc phát triển nó sẽ rất khó được thực hiện.
4.2.2.3. Vốn cho sản xuất
Sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi rất nhiều yêu cầu về kỹ thuật cho người sản xuất. Để đảm bảo rau sản xuất ra đạt tiêu chuẩn, các hộ tham gia sản xuất phải đầu tư nhiều công sức, cơ sở hạ tầng và dụng cụ sản xuất... Nhưng qua điều tra thực trạng nguồn vốn của các hộ sản xuất rau VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại cần giải quyết.
[] 4%5% 10% Vốn tự có Vốn vay ngoài Vốn vay từ chính sách Vốn vay ngân hàng
Biều đồ 4.4. Tình hình sử dụng vốn cho sản xuất rau VietGap năm 2017 "Vì vốn ít, quy mô sản xuất nhỏ, sản lượng ít nên gia đình tôi tự sản xuất rồi đem đi bán lẻ cho được giá hơn.".
Nguồn: Phỏng vấn bà Lê Thị Thu, hộ sản xuất rau VietGAP tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội lúc 10h ngày 28 tháng 6 năm 2017
Da phần các hộ sản xuất rau VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh sử dụng nguồn vốn tự có (81,6%), nên có thể nói quy mô sản xuất là không lớn, đầu tư theo khả năng mình có. Bên cạnh đó các hộ sản xuất hầu như là các hộ thuần nông, khả năng có nguồn vốn cao là khá thấp, mà chi phí để sản xuất rau VietGAP lại cao hơn khá nhiều so với rau thường. Chưa kể đế đến mức đầu tư ban đầu để đạt được yêu cầu của tiêu chuẩn. Cho nên khi được hỏi thì có đến 75% số hộ nói mình thiếu vốn để đầu tư phát triển sản xuất. Dẫn tới tính trạng chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, làm tới đầu bán luôn tới đó để thu hồi nguồn vốn nhanh.
Ngoài ra, khả năng tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài của các hộ sản xuất cũng rất hạn chế. Lúc mô hình mới được triển khai trên địa bàn huyện thì các hộ còn được hỗ trợ từ nguồn vốn chính sách, vay ưu đãi từ các ngân hàng. Nhưng hiện nay chỉ có khoảng 15% số hộ là có thể vay được vốn từ các nguồn bên ngoài. Để có thể vay được vốn thì các hộ này phải chứng minh được năng lực sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Hộp 4.9. Ý kiến đầu tư sản xuất rau VietGAP
Với tình trạng sử dụng nguồn vốn như hiện nay rất khó để đầu tư mở rộng sản xuất, nhập thêm máy móc hiện đại, áp dụng những kỹ thuật tiên tiến vào canh tác. Nếu chỉ làm thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, tự phát thì rất khó đảm bảo chất lượng cho sự phát triển rau VietGAP của người dân nơi đây.