Kiến tiêu thụ rauVietGAP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 96 - 97)

Quá trình thụ hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm của các hộ sản xuất rau VietGap cũng diễn ra một cách tự phát. Đa phần các hộ tự sản xuất, tự tiêu thụ tại các chợ đầu mối, thi thoảng có HTX nào cần thì các hộ cung cấp chứ hoàn toàn không có sự liên kết, làm hợp đồng dài hạn với các công ty tiêu thụ, các siêu thị lớn để có sự ổn định trong sản xuất.

Nhìn vào các yếu tố trên thì rất khó để cho ra được sản phẩm rau VietGap đạt những yêu cầu của quy định. Sản xuất mạnh mún, tự phát vừa tốn nhiều chi phí công sức hơn, mà chất lượng sản phẩm lại không được đảm bảo. Khi sản phẩm tạo ra chưa ổn định tạo được chỗ đứng trên thị trường thì việc phát triển nó sẽ rất khó được thực hiện.

4.2.2.3. Vốn cho sản xuất

Sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi rất nhiều yêu cầu về kỹ thuật cho người sản xuất. Để đảm bảo rau sản xuất ra đạt tiêu chuẩn, các hộ tham gia sản xuất phải đầu tư nhiều công sức, cơ sở hạ tầng và dụng cụ sản xuất... Nhưng qua điều tra thực trạng nguồn vốn của các hộ sản xuất rau VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại cần giải quyết.

[] 4%5% 10% Vốn tự có Vốn vay ngoài Vốn vay từ chính sách Vốn vay ngân hàng

Biều đồ 4.4. Tình hình sử dụng vốn cho sản xuất rau VietGap năm 2017 "Vì vốn ít, quy mô sản xuất nhỏ, sản lượng ít nên gia đình tôi tự sản xuất rồi đem đi bán lẻ cho được giá hơn.".

Nguồn: Phỏng vấn bà Lê Thị Thu, hộ sản xuất rau VietGAP tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội lúc 10h ngày 28 tháng 6 năm 2017

Da phần các hộ sản xuất rau VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh sử dụng nguồn vốn tự có (81,6%), nên có thể nói quy mô sản xuất là không lớn, đầu tư theo khả năng mình có. Bên cạnh đó các hộ sản xuất hầu như là các hộ thuần nông, khả năng có nguồn vốn cao là khá thấp, mà chi phí để sản xuất rau VietGAP lại cao hơn khá nhiều so với rau thường. Chưa kể đế đến mức đầu tư ban đầu để đạt được yêu cầu của tiêu chuẩn. Cho nên khi được hỏi thì có đến 75% số hộ nói mình thiếu vốn để đầu tư phát triển sản xuất. Dẫn tới tính trạng chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, làm tới đầu bán luôn tới đó để thu hồi nguồn vốn nhanh.

Ngoài ra, khả năng tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài của các hộ sản xuất cũng rất hạn chế. Lúc mô hình mới được triển khai trên địa bàn huyện thì các hộ còn được hỗ trợ từ nguồn vốn chính sách, vay ưu đãi từ các ngân hàng. Nhưng hiện nay chỉ có khoảng 15% số hộ là có thể vay được vốn từ các nguồn bên ngoài. Để có thể vay được vốn thì các hộ này phải chứng minh được năng lực sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)