Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap
2.1.4. Nội dung của phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap
- Thực trạng phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP + Diện tích, năng suất, sản lượng rau theo tiêu chuẩn VietGAP. + Quy mô, cơ cấu sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP. + Kỹ thuật áp dụng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP.
+ Cung ứng đầu vào cho sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ( Giống, nước tưới, phân bón, thuốc BVTV, lao động, tình hình sử dụng đất, vốn đầu tư, quản lý…)
+ Đào tạo, tập huấn tiêu chuẩn VietGAP
+ Hiệu quả sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP.
+ Xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm rau theo tiêu chuẩn VietGAP.
(Tổng hợp kết quả điều tra, 2017)
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP
* Các yếu tố khách quan
- Chủ trương, chính sách: là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường. (Trích theo: Đào Duy Tâm, 2010).
- Công tác quy hoạch: Là việc tổ chức về không gian, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực.. để phục vụ cho quá trình sản xuất được thực hiện thông qua một đồ án được xây dựng cụ thể.(Trích theo: Trần Đăng Khoa, 2010).
Công tác quy hoạch nhằm xác định hướng phát triển sản xuất một cách hợp lý, tránh lẵng phí nguồn lực và đảm bảo chất lượng sản xuất.
- Cơ sở hạ tầng: Là những công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho dịch vụ công như: giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống thủy lợi, hệ thông điện… Các công trình này thường do các tập đoàn của chính phủ hoặc tư nhân, thuộc sở hữu tư nhân hoặc sở hữu công (Trích theo: Trần Đăng Khoa, 2010).
- Thị trường, người tiêu dùng: Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.
Theo marketing, thị trường bao gồm tất cả khách hàng hiện có và tiềm năng có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, có khả năng và sẵn sàng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hoặc mong muốn đó.
Thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi.
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó. Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường chứng khoán, thị trường vốn, v.v... Cũng có một nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi nhất định nào đó, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ. Với nghĩa này, có thị trường Hà Nội, thị trường miền Trung.
Còn trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong kinh tế học được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa - dịch vụ (còn gọi là thị trường sản lượng), thị trường lao động, và thị trường tiền tệ.
(Trích theo: Nguyễn Thị Lan Hương, 2015).
Người tiêu dùng là một từ nghĩa rộng dùng để chỉ các cá nhân hoặc hộ gia đình dùng sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất trong nền kinh tế. Khái niệm người tiêu dùng được dùng trong nhiều văn cảnh khác nhau vì thế cách dùng và tầm quan trọng của khái niệm này có thể rất đa dạng. Người tiêu dùng là người có
nhu cầu, có khả năng mua sắm các sản phẩm dịch vụ trên thị trường phục vụ cho cuộc sống, người tiêu dùng có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình.
(Trích theo: Nguyễn Thị Lan Hương, 2015).
*Các yếu tố chủ quan
- Trình độ và ý thức của người sản xuất: Là nhận thức của con người về một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Nó tác động đến hành động thực hiện công việc đó, quyết định đến kết quả của công việc thực hiện.
(Trích theo: Trần Đăng Khoa, 2010).
- Sự liên kết trong sản xuất: Tác giả Trần Văn Hiếu (2004) cho rằng liên kết kinh tế là quá trình xâm nhập, phối hợp với nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế dưới hình thức tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật, thông qua hợp đồng kinh tế để khai thác tốt các tiềm năng của các chủ thể tham gia liên kết. Liên kết kinh tế có thể tiến hành theo chiều dọc hoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành hoặc giữa các ngành, trong một quốc gia hay nhiều quốc gia, trên phạm vi khu vực và quốc tế.
- Liên kết kinh tế: Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học của Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa thì “ Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác, phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước. Mục tiêu là tạo ra mối liên kết kinh tế ổn định thông qua các hoạt động kinh tế hoặc các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác tốt tiềm năng của các đơn vị tham gia liên kết để tạo ra thị trường tiêu thụ chung, bảo vệ lợi ích cho nhau”. (Trích theo: Nguyễn Thị Lan Hương, 2015).
- Vốn cho sản xuất: Vốn là một khối lượng tiền tệ nào đó được ném vào lưu thông nhằm mục đích kiếm lời, tiền đó được sử dụng muôn hình muôn vẻ. Nhưng suy cho cùng là để mua sắm tư liệu sản xuất và trả công cho người lao động, nhằm hoàn thành công việc sản xuất kinh doanh hay dịch vụ nào đó với mục đích là thu về số tiền lớn hơn ban đầu. Do đó vốn mang lại giá trị thặng dư cho doanh nghiệp. Quan điểm này đã chỉ rõ mục tiêu của quản lý là sử dụng vốn, nhưng lại mang tính trừu tượng, hạn chế về ý nghĩa đối với hạch toán và phân tích quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp
Theo nghĩa hẹp thì: vốn là tiềm lực tài chính của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia.
Theo nghĩa rộng thì: vốn bao gồm toàn bộ các yếu tố kinh tế được bố trí để sản xuất hàng hoá, dịch vụ như tài sản hữu hình, tài sản vô hình, các kiến thức kinh tế, kỹ thuật của doanh nghiệp được tích luỹ, sự khéo léo về trình độ quản lý và tác nghiệp của các cán bộ điều hành, cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp.Quan điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác đầy đủ hiệu quả của vốn trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, việc xác định vốn theo quan điểm này rất khó khăn phức tạp nhất là khi nước ta trình độ quản lý kinh tế còn chưa cao và pháp luật chưa hoàn chỉnh. (Trích theo: Đào Duy Tâm, 2010).