Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 102 - 106)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các giải pháp phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa

4.3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn

VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

4.3.3.1. Giải pháp về chính sách

Chính sách đầu tư và quy hoạch vùng sản xuất: Để có được vùng sản xuất rau VietGAP tập trung thì rất cần sự quan tâm của các cấp chính quyền Huyện. Cần có sự ban hành chính sách cho phép người dân được “dồn điền đổi thửa” để hợp nhất diện tích canh tác. Bên cạnh đó lãnh đạo huyện cần tạo ra nhiều chính sách hỗ trợ hấp dẫn nhằm kêu gọi sự đầu tư từ cách tập thể, tổ chức, doanh nghiệp vào phát triển sản xuất rau VietGAP.

Chính sách tín dụng: Hỗ trợ người sản xuất về chi phí đất nông nghiệp, phân bón, thuốc BVTV, và thuế thu nhập là những chính sách cần thiết để khuyến khích người nông dân phát triển sản xuất rau VietGAP.

Chính sách tiếp theo Huyện nên xem xét đến là vốn phát triển sản xuất. Cho vay ưu đãi để người sản xuất đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để mở rộng quy mô canh tác. Đồng thời cũng nới rộng điều kiện được vay và giảm lãi suất, giúp người sản xuất dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay hơn.

Chính sách về thị trường: Để tạo lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thu sản phẩm, đồng thời thúc đẩy việc phát triển sản xuất rau VietGAP trên địa bàn huyện thì lãnh đạo các cấp cần thành lập tổ công tác nghiên cứu thị trường. Qua nghiên cứu thị trường sẽ nắm được giá cả của các thương hiệu rau VietGAP canh tranh trực tiếp. Từ đó sẽ đưa ra những chính sách về giá sản phẩm như: Chính sách giá cả đối với những sản phẩm đã và đang tiêu thụ, sản phẩm nâng cấp, cải thiện, và những sản phẩm mới tại thị trường hiện tại và thị trường mới.

4.3.3.2. Giải pháp quy hoạch vùng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tập trung, quy mô lớn

Muốn sản xuất rau VietGAP được diễn ra thuận lợi không bị dán đoạn và phát triển thì việc đầu tiên cần là tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch các vùng sản xuất theo các hướng sau:

Thứ nhất, quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung, có đầy đủ cơ sở hạ tầng đảm bảo điều kiện tốt để sản xuất chế biến rau VietGAP theo quy trình đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, xác định vùng trồng rau theo từng đối tượng chủng loại rau VietGAP của từng tiểu vùng, tạo ra vùng sản xuất rau VietGAP tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa. Xây dựng các vùng rau VietGAP đẹp, tiên tiến điển hình, có chất lượng, cần gắn hiệu quả kinh tế sản xuất rau VietGAP với hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường tạo điều kiện thuận tiện cho tiêu thụ rau VietGAP.

Thứ ba, đẩy mạnh dồn điền đổi thửa vì chính diện tích đất đai manh mún đã gây trở ngại cho sản xuất lớn, sản xuất hàng hóa. Việc chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều trở ngại, tăng chi phí vận chuyển. Biện pháp dồn điền đổi thửa cần được thực hiện để tăng diện tích trên một mảnh ruộng, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và vận chuyển rau VietGAP. Sản phẩm tạo ra đảm bảo sự đồng bộ về chất lượng và độ an toàn. Để thực hiện được giải pháp này, cần có sự can thiệp của chính quyền địa phương, xác định chất lượng đất và nhu cầu sản xuất của người dân cho hợp lý để khi dồn điền, đổi thửa không gây ra sự bất công bằng giữa các hộ.

4.3.3.3. Giải pháp nâng cao trình độ, ý thức của người sản xuất rau VietGAP

Thường xuyên mở các lớp đào tạo, tập huấn về sản xuất rau VietGAP và VSATTP thông qua các hình thức như lớp IPM, lớp đào tạo ngắn hạn. Hướng dẫn người nông dân sử dụng phân bón, thuốc BVTV... đúng cách, đúng liều lượng, đúng thời điểm. Bên cạnh đó cũng cần giới thiệu, chuyển giao công nghệ kỹ thuật mới trong sản xuất, bảo quản nông sản đến với người nông dân. Giới thiệu cho nông dân những mẫu giống, phân bón, thuốc BVTV mới.

Mỗi mô hình đều xây dựng 01 nhóm nông dân tự quản, làm nòng cốt để hỗ trợ cho cán bộ kỹ thuật cũng như tham mưu chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo hoạt động của mô hình.

Nông dân tham gia mô hình được hướng dẫn và được hỗ trợ phân bón vi sinh, thuốc BVTV nguồn gốc sinh học đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất, giúp chuyển biến thói quen và nhận thức của người sản xuất.

Chi cục BVTV cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, động viên nông dân tuân thủ những quy định trong quá trình sản xuất, thu hoạch sản phẩm.

Chi cục BVTV phối hợp với Đài Phát Thanh Đông Anh thực hiện tuyên truyền nâng cao ý thức của người nông dân khi tham gia sản xuất.

4.3.3.4. Giải pháp thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài

Sản xuất rau VietGAP không phải là mới nhưng lại rất được quan tâm hiện nay. Với mức sống ngày càng cao của người tiêu dùng thì họ dần hướng đến những sản phẩm an toàn cho mỗi bữa ăn, vấn đề về giá thành không còn là vấn đề quan trọng nữa. Do đó việc đầu tư cho sản xuất rau theo hướng rau VietGAP hiện nay rất có tiềm năng. Chính về vậy cần có sự quan tâm, chính sách ưu đãi, mở cở của chính quyền Huyện nhằm thu hút sự đầu tư từ các tổ chức, tập thể, doanh nghiệp có kỳ vọng vào rau VietGAP.

Huyện Đông Anh có rất nhiều thuận lợi cho việc sản xuất rau VietGAP như: hệ thống giao thông nối với trung tâm thành phố Hà Nội và cách địa phương lân cận rất thuận tiện, diện tích đất nông nghiệp lớn, hệ thống thủy lợi tốt, người nông dân có kinh nghiệm sản xuất rau VietGAP hơn 20 năm... Với nhiều điều kiện tốt như vậy thì đây là nơi rất đáng để đầu tư.

Hiện nay VinEco hệ thống rau VietGAP được phát triển bởi tập đoàn VinGroup đang được đầu tư rất lớn để mở rộng vùng sản xuất nhằm tạo thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường. Nếu có được sự đầu tư từ tập đoàn VinGroup thì sẽ rất có lợi cho người nông dân và phát triển kinh tế địa phương. Ngoài ra cũng có rất nhiều tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp trên địa bàn Huyện quan tâm đên rau VietGAP. Cho nên rất cần có sự quan tâm, liên hệ của các cấp lãnh đạo Huyện.

4.3.3.5. Giải pháp xây dựng thương hiệu cho rau VietGAP huyện Đông Anh

Để có thể xây dựng được thương hiệu rau VietGAP cho người sản xuất huyện Đông Anh mà từ trước tới giờ vẫn chưa làm được thì cần phải có lộ trình quy hoạch cụ thể và đảm bảo được các yếu tố sau:

Thứ nhất, phải đảm bảo về chất lượng sản phẩm, đây cũng là yếu tố quan trọng nhất. Đầu tiên phải là sự tự ý thức và kỹ năng canh tác của người nông dân. Tiếp đó là sự thanh tra giám sát chặt chẽ từ các cán bộ tại chi cục BVTV. Khâu thu hoạch, chế biến, đóng gói, bảo quan sản phẩm phải thực hiện theo đúng quy trình. Ghi chép rõ ràng thông tin sản phẩm để làm cơ sở đảm bảo sự àn toàn của sản phẩm.

Thứ hai, liên kết các cơ sở sản xuất để tạo quy mô và nguồn lực cho thương hiệu. Để có thể tạo được thương hiệu không chỉ là ngày một ngày hai, mà cần sự nỗ lực cùng với đầu tư rất nhiều vốn. Khi đã tạo ra thương hiệu rồi cần

phải có đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy cần có sự kết nối, hỗ trợ lẫn nhau từ các cơ sản sản xuất rau VietGAP.

Thứ ba, tạo logo và tên thương hiệu riêng để phân biệt với các thương hiệu khác, và cũng là đến nhấn để khách hàng chú ý, quan tâm đến sản phẩm. Thực hiện các chương trình marketing cho thương hiệu. Phải có tiêu chuẩn hóa các sản phẩm đưa ra thị trường đảm bảo sạch, không sử dụng các hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất, mẫu mã đẹp, đảm bảo tươi ngon, được đóng gói bao bì nhãn mác, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo VSATTP theo tiêu chuẩn của bộ Y tế. Việc xây dựng các tiêu chuẩn của sản phẩm sẽ giúp cho người tiêu dùng cảm thấy an tâm và tin tưởng hơn khi sử dụng sản phẩm. Ngoài ra, cần thiết lập lại hệ thống kênh phân phối. Thay vì chỉ đem sản phẩm đến các chợ đầu mối, phân phối nhỏ lẻ, các cơ sở sản xuất rau VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh có thể xây dựng thêm những của hàng bán và giới thiệu sản phẩm của mình để thu hút khách hàng và nâng cao nhận biết về sản phẩm của các cơ sở sản xuất rau VietGAP.

Thứ tư, để có một thương hiệu chiếm được lòng tin từ người tiêu dùng thì phải cho khách hàng thấy được chất lượng và độ àn toàn của sản phẩm mình làm ra. Người xưa có câu “ Trăm nghe không bằng một thấy”!. Với sự phát triển và bùng nổ của internet hiện nay thì việc giám sát online hoàn toàn có thể áp dụng. Việc giám sát online sẽ giúp người tiêu dùng trực tiếp theo dõi quy trình sản xuất từ lúc reo mầm đến lúc thu hoạch sản phẩm. Tất cả thông tin canh tác sẽ được lưu trữ online làm cơ sở cho chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng có thể khiếu nại khi có bất kỳ sai phạm nào. Để làm được việc này thì các hộ sản xuất cần lắp đặt hệ thống camera giám sát. Sau đó lập một trang web online để truyền tải thông tin đến người tiêu dùng. Việc lập trang web không những để gửi đến người tiêu dùng sự an tâm mà còn là công cụ quảng bá giới thiệu sản phẩm rất hiệu quả. Thứ năm, xây dựng hệ thống quét mã vạch trên mỗi sản phẩm. Người tiêu dùng có thể sử dụng điện thoại thông minh quét mã để biết mọi thông tin về sản phẩm như: ngày sản xuất, ngày thu hoạch, lưu lượng thuốc BTVT, nguồn gốc sản phẩm… Điều này cũng giúp cơ sở sản xuất khẳng định thương hiệu của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)