Quy mô, cơ cấu sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 56 - 57)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng sản xuất rau trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội

4.1.3. Quy mô, cơ cấu sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện

huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Quy mô, cơ cấu sản xuất thể hiện hình thức tổ chức sản xuất sản phẩm, định hướng, phân công công việc một cách cụ thể rõ ràng. Nhằm mục đích nâng cao năng suất, loại bỏ những bất hợp lý, lãng phí trong quá trình sản xuất. Giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu chi phí sản xuất.

Bảng 4.8. Quy mô đất trồng rau VietGap trên địa bàn huyện Đông Anh qua 3 năm (2014-2016)

Diễn giải Diện tích (ha) So sánh (%)

2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ

Các loại rau 472 488 502 103,38 102,86 103,12

- Rau lấy lá 198 198 206 100,0 104,04 102,02

- Rau lấy củ, thân 138 142 146 102,89 102,81 102,85

- Rau lấy quả 104 113 120 108,65 106,19 107,42

- Rau gia vị 32 35 30 109,37 85,71 97,54

Nguồn: Trạm BVTV huyện Đông Anh (2016)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, quy mô sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh qua 3 năm 2014-2016 gia tăng theo từng năm. Diện tích canh tác rau lấy lá nhiều nhất với 206 ha vào năm 2016, tiếp theo đó là rau lấy củ, thân với 146 ha, rau lấy quả 120 ha, rau gia vị là 30 ha. Với sự gia tăng về quy mô sản xuất như trên có thể thấy việc sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại đây đang có chiều hướng tích cực.

Nhưng trên thực tế, qua điều tra lại nảy sinh một số bất cập. Tuy tăng về quy mô sản xuất, diện tích đất canh tác được mở rộng qua các năm, nhưng việc sản xuất của các hộ dân lại rất manh mún, không tập trung thành vùng chuyên canh. Đa phần người sản xuất làm ăn nhỏ lẻ, tự phát, không có sự liên kết với nhau. Điều tra về

diện tích canh tác của từng hộ sản xuất cho thấy, mỗi hộ có khoảng 2000m2 trồng rau VietGap. Có hộ thì được ruộng liền ruộng, nhưng có hộ lại bị chia lẻ thành nhiều ruộng nhỏ. Các sản phẩm rau VietGAP sản xuất ra không có sự đồng bộ. Từ đó thấy được chưa có sự liên kiết trong sản xuất giữa các hộ dân. Hệ quả này dẫn tới cơ cấu sản xuất khó có thể được định hướng một cách rõ ràng để nâng cao hiệu quả kinh tế. Một số ảnh hưởng có thể kể đến như: Việc bố trí thời vụ sản xuất sẽ khó đồng nhất, sử dụng đầu vào như: phân bón, thuốc BVTV, nước tưới… sẽ dễ bị lãng phí, khó kiểm soát mà hiệu quả lại không cao, phân công, bố trí lao động cũng bị phân tán, mất nhiều công sức hơn, kiểm tra, giám sát sự sinh trưởng và chất lượng cây rau cũng gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)