Kinh nghiệm phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn gap tại một số nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 28 - 29)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap

2.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn gap tại một số nước

nước trên thế giới

2.2.1.1. Phát triển hệ thống GAP của Nhật (JGAP)

Hệ thống JGAP bao hàm việc quản lý/kiểm soát các mối nguy trong sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm, bền vững về môi trường và bảo vệ người lao động. JGAP sẽ mang đến các lợi ích sau:

 Người tiêu dùng sẽ được hưởng các sản phẩm nông nghiệp an toàn được bảo lãnh bởi các cơ quan thanh tra độc lập.

 Hệ thống JGAP sẽ kiểm soát được các sản phẩm nhập ngoại không đảm bảo chất lượng.

 Không phát sinh chi phí cho cả người bán và mua.

 Đối với các nhà xuất khẩu, khi xuất hàng hóa có thể đối chiếu với các hệ tiêu chuẩn khác trên thế giới để khẳng định sự tương thích của hệ thống này với các hệ GAP của các nước.

Tuy nhiên, hàng năm chính phủ đều có rà soát lại các tiêu chuẩn để luôn cập nhật các điều khoản thương mại mới, vì thế mà JGAI (GAP mới) ra đời (là phiên bản cập nhật của JGAP). Phê chuẩn JGAP và hệ thống quản lý chuỗi cung cấp để có hệ thống truy vấn nguồn gốc sản phẩm là vấn đề mới và phải tuân thủ đối với các bên tham gia (Pascal Liu, 2007).

2.2.1.2. Mô hình GAP và quy trình canh tác tốt của Hàn Quốc

Hàn Quốc triển khai GAP trên diện rộng từ năm 2006 và đã xây dựng kế hoạch dài hạn đến 2013 sẽ đạt được tiêu chuẩn tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế như Codex và EurepGAP. GAP của Hàn Quốc (KGAP) gồm 170 tiêu chí được xây dựng theo điều kiện của nước này. Tuy còn có những trở ngại như còn thiếu nhận thức về canh tác hộ gia đình, chưa tổ chức đào tạo đầy đủ và chưa gắn được GAP với các chương trình/quy trình tiêu chuẩn khác như chương trình nông sản thân thiện với môi trường, nông sản không/hoặc giảm tối thiểu dư lượng hóa chất, chăn nuôi hữu cơ….GAP vẫn được triển khai. Tóm lược quá trình như sau:

 Bộ Nông Lâm nghiệp Hàn Quốc (MAF) ban hành sách hướng dẫn và chứng chỉ logo GAP năm 2003.

 Hướng dẫn cách ghi nhật ký đồng ruộng, tiêu chuẩn nhập số liệu và các báo cáo để chuẩn bị cho hệ thống truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

 Năm 2004-2005, Bộ luật kiểm tra quản lý chất lượng nông sản ban hành, là cơ sở để xây dựng chính sách chứng chỉ chất lượng cho các sản phẩm.

 Triển khai đào tạo/tập huấn cho các bên tham gia với các chuyên gia của FDA Mỹ từ trung ương đến cấp tỉnh.

 Chính sách liên quan GAP và các chương trình xúc tiến triển khai, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm GAP (Pascal Liu, 2007).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)