Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn
4.2.1. Các yếu tố khách quan
4.2.1.1. Chủ trương, chính sách
Khi có chủ trương của nhà nước về phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Đông Anh. UBND huyện đã quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng như: hệ thống điện, hệ thống giao thông, nâng cấp và nạo vét hệ thống kênh mương, hộ trợ xây dựng nhà lưới, hệ thống giàn tưới phun xương… Nhưng đó chỉ là sự quan tâm và đâu tư vật chất ban đầu. Qua những năm sản xuất rau VietGAP chính quyền địa phương và
UBND huyện không có quy hoạch vùng sản xuất tập trung cụ thể, kiến việc sản xuất của người dân chủ yếu là đơn lẻ, manh mún. Khi không có sự liên kết thì việc sản xuất sẽ tốn nhiều chi phí hơn mà chất lượng lại không cao và không đồng bộ.
Để phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP một cách bền vững bên cạnh sự đầu tư canh tác của người nông dân thì rất cần sự định hướng của chính quyền địa phương. Nhưng qua điều tra thì chính quyền chả mấy mặn mà với rau VietGAP của người nông dân. Việc xây dựng một thương hiệu riêng cho rau VietGAP để khẳng định chất lượng và phân biệt với các địa phương khác là rất cần thiết. Nhưng trên thực tế các hộ sản xuất rất khó để tạo được thương hiệu riêng cho mình nếu không được sự hỗ trợ từ chính quyền các cấp.
Ngoài ra thủ tục vay vốn để phát triển sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn. Để có thể vay vốn người nông nhân phải chứng minh quy mô sản xuất, doanh thu hàng năm, khả năng phát triển… Nhưng với đa phần hộ sản xuất nhỏ lẻ, diện tích cách tác ít, cùng với sự biến đổi về thị trường nên rất khó để người nông dân tiếp cận các nguồn vốn vay.
Theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Nhưng thực tế người nông dân tại đây phải tự tìm kiếm nguồn tiêu thụ cho mình. Đa phần các hộ sản xuất nhỏ lẻ nên sản phẩm chủ yếu được đem ra các chợ đầu mối bán, thi thoảng HTX có nhu cầu thì cung cấp cho HTX nhưng chủ yếu là qua những bản hợp đồng mồm, không có sự đảm bảo. Bên cạnh đó mạng lưới cửa hàng bán rau VietGAP chưa phát triển rộng khắp, khiến người tiêu dùng rất khó tiếp cận.
Chất lượng sản phẩm là vấn đề quan trọng nhất để tạo nên một thương hiệu về rau VietGAP. Thế nhưng, hệ thống đánh giá kiểm tra, thanh tra, của chính quyền các cấp tại huyện Đông Anh lại hoạt động kém hiệu quả. Việc lấy mẫu đất, mẫu nước, mẫu rau... về xét nghiệm để kiểm tra chất lượng và mức độ an toàn là rất “thiếu” và “yếu”. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền, vận động người dân sản xuất theo đúng quy trình, đảm bảo chất lượng sản phẩm là gần như không có.
Qua những gì đã điều tra, nếu không có sự quan tâm của chính quyền và những chính sách hỗ trợ người dân thì việc phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn
VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh là rất khó thực hiện. Nếu không thể xây dựng được thương hiệu riêng thì việc bị đào thảo là điều tất yếu. Tiếp tục phương thức canh tác và làm ăn manh mún từ khâu sản xuất đến tiêu thụ như hiện nay thì rau VietGAP Đông Anh với tuổi đời hơn 20 năm chỉ còn là dĩ vãng…
4.2.1.2. Công tác quy hoạch
Huyện Đông Anh đang trong quá trình đô thị hóa diễn ra một cách nhanh chóng và manh mẽ, tác động đến mọi lĩnh vực trong đời sống, kinh tế và xã hội, đặc biệt đối với lĩnh vực về đất đai, làm thay đổi lớn về bộ mặt nông thôn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu đất đai (quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất diễn ra nhanh chóng); sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của thương mại, dịch vụ, du lịch cùng với sự phát triển của công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã xuất hiện các cụm, khu công nghiệp. Điều này khiến diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại để phục vụ xây dựng các cơ sở hạ tầng.
Với dự án quy hoạch Thủ đô định hướng phát triển khu vực Bắc sông Hồng sẽ trở thành trung tâm hành chính thương mại giao dịch quốc tế, công nghiệp công nghệ cao, phát triển đô thị hiện đại. Tổng diện tích quy hoạch là 2080 ha, đa phần nằm trên địa bàn huyện Đông Anh. Từ đó cho thấy, diện tích đất nông nghiệp nói chung và diện tích sản xuất rau nói riêng sẽ bị ảnh hưởng. Xét trên khía cạnh khác, khi dự án hoàn thành thì kinh tế địa phương sẽ phát triển nhanh chóng, đời sống và mức sống của người dân cũng tăng lên. Do đó, người nông dân sẽ không còn mấy mặn mà với sản xuất rau nữa, việc phát triển sản xuất rau VietGap sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
“Theo ông Nguyễn Tôn Tính - Phó Chủ tịch UBND xã Vân Nội chia sẻ, ốc độ đô thị hóa tăng nhanh đã khiến diện tích đất nông nghiệp tại địa phương mất khoảng 60-70ha để làm đường, xây dựng khu sinh thái, chợ dân sinh… “Nguy cơ từ nay đến năm 2025, đất nông nghiệp ở Vân Nội sẽ bị “xóa sổ” bởi đây là một trong các xã có quỹ đất nằm trong “siêu” dự án dọc trục đường Nhật Tân - Nội Bài với quy mô lớn trên 207ha. Như vậy, diện tích rau Vân Nội ngày một ít đi, người nông dân lại có xu hướng “mua tận gốc, bán tận ngọn”, giảm thiểu các chi phí trung gian để thu được lợi nhuận có lợi cho mình. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến thương hiệu rau Vân Nội trở nên “vắng bóng” trên các kệ hàng tại siêu thị.”
Hình 4.1. Bản đồ các vùng sản xuất rau huyện Đông Anh
Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Đông Anh (2016)
Nhìn vào bản đồ ta thấy, vẫn còn rất nhiều diện tích trong rau trên địa bàn huyện Đông Anh bị phân tán. Đó là do sự thiếu quy hoạch của chính quyên địa phương.
Theo điều tra về quy hoạch rau VietGap tại các hộ sản xuất cho thấy, diện tích đất gieo trồng rau VietGAP của mỗi hộ là khoảng 2000m2. Có hộ thì diện tích liền kề, nhưng có hộ thì diện tích lại bị phân tán khiến việc canh tác mất nhiều công sức hơn. Hơn nữa là sự thiếu đồng nhất về chất lượng sản phẩm. Quá trình thu hoạch và vận chuyển sau thu hoạch cũng gặp nhiều kho khăn và tốn nhiều chi phí hơn.
Như vậy, việc không quy hoạch được một vùng chuyên canh tập trung sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển sản xuất. Để làm được việc này cần có sự hợp tác giữa người dân và chính quyền địa phương.
4.2.1.3 Cơ sở hạ tầng
Những năm qua, được sự hỗ trợ của thành phố và sự nỗ lực của toàn dân cùng các ban ngành đoàn thể trong huyện, cơ sở vật chất kỹ thuật và CSHT của huyện ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện
Toàn huyện có 111 trạm bơm tưới tiêu và hơn 112km kênh mương được kiên cố hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển sản xuất rau VietGAP nói riêng. Huyện có hệ thống đường giao thông thuận lợi là cầu nối giữa cảng hàng không quốc tế Nội Bài với trung tâm thành phố Hà Nội, các tuyến đường giao thông quan trọng như: đường 23B, quốc lộ 3, quốc lộ mới (đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên), quốc lộ 23A (đường 6km), đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài (đường Võ Văn Kiệt), đường cao tốc Nhật Tân - Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp), đường 5 kéo dài và có các cây cầu trên địa bàn huyện và nối huyện với các địa phương xung quanh: cầu Thăng Long, cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù, cầu Phù Lỗ, cầu Đò So, cầu Đôi, cầu E, cầu Phương Trạch, cầu Lộc Hà, cầu Vân Trì. Ngoài ra còn có các cầu vượt cạn: cầu vượt Kim Chung, cầu vượt Nam Hồng, cầu vượt Vân Trì, cầu vượt Vĩnh Ngọc, cầu vượt Bắc Hồng. Rất thuận lợi cho việc lưu thông vận chuyển hàng hóa dịch vụ. Điều này cũng đặc biệt thuận lợi cho việc phát triển sản xuất rau VietGAP. Các hộ sản xuất có thể dễ dàng giao thương sản phẩm sang thủ đô và các tỉnh thành lân cận.
Ngoài ra, huyện còn có hệ thống CSHT phục vụ thông tin liên lạc, phục vụ kinh doanh buôn bán… Toàn huyện có 27 chợ và 2 siêu thị tiêu dùng là điều kiện thuận lợi cho việc xúc tiến thương mại, tạo thêm thị trường cho các hộ sản xuất rau VietGAP trên địa bàn huyện.
Nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện Đông Anh là tương đối tốt có thể đảm bảo cho việc phát triển kinh tế-xã hội địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất nông nghiệp nói chung và rau VietGAP nói riêng.
Xét đến CSHT tại các vùng sản xuất rau VietGAP tại 3 xã điều tra thì vẫn còn một số hạn chế. Các tuyến đường lưu thông nội đồng hiện nay vẫn chủ yếu là đường đắp đất, chỉ có các trục chính được dải bê tông. Điều này gây khó khăn cho quá trình sản xuất, thu hoạch và vận chuyển sản phẩm. Hệ thống kênh mương dẫn nước nội đồng vẫn còn một số chưa được bê tông hóa, dẫn tới tình trạng bị tắc nghẽn, lưu thông tương đối kém. Bên cạnh đó hệ thống thoát nước chưa thực sự tốt, do địa hình tương đối trũng nên vào các mùa mưa rất dễ xảy ra tình trạng ngập úng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất của người nông dân.
Bảng 4.20. Cơ sơ hạ tầng cho sản xuất rau VietGap năm 2017
Diễn giải Tiên Dương Nguyên Khê Vân Nội
Khu nhà lưới 6 5 8
Bể rửa 10 8 15
Nhà sơ chế 2 1 2
Nhà lạnh bảo quản 1 0 1
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)
Cơ sở hạ tầng là một yếu tố hết sức quan trọng để phát triển sản xuất nói chung và phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP nói riêng. Để quá trình sản xuất diễn ra liền mạch, thành chuỗi sản xuất thì yêu cầu phải có đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng.
Nhưng qua điều tra 3 xã nằm trong vùng sản xuất rau VietGap cho thấy, cơ sở hạ tầng ở đây còn khá thiếu và lạc hậu, chưa thể đáp ứng được nhu cầu của sản xuất. Việc đầu tư xây dựng khu nhà lưới nhằm mục đích hạn chế sâu bệnh, côn trùng, tăng năng suất và chất lượng cho rau, giảm chi phí và công sức lao động. Nhưng qua điều tra thì số nhà lưới ở 3 xã con rất hạn chế. Lý giải cho điều này là do chi phí xây dựng khá tốn kém (30 triệu đồng cho 1000m2 nhà lưới), mà các hộ sản xuất thì ít vốn, chưa được định hướng, hỗ trợ từ chính quyền nên không dám đầu tư. Đa phần các hộ sản xuất sử dụng ni lông để phủ lên rau thay cho nhà lưới.
Theo quy định của tiêu chuẩn VietGAP thì ngay sau khi thu hoạch, rau phải được rửa qua nước để loại bỏ đất cát và tồn dư hóa chất. Nhưng số lượng bể rửa đạt yêu cầu lại rất ít, nhiều người sản xuất còn rửa rau trực tiếp tại kênh, mương. Khi điều tra về nhà sơ chế và nhà lạnh bảo quản thì số lượng còn ít hơn rất nhiều. Với mức độ sản xuất rau số lượng lớn thì không thể đáp ứng nổi như cầu.
Theo Ông: Trần Văn Mây, chủ nhiệm HTX Xóm Đầm, Vân Nội, Đông Anh chia sẻ: Nhà sơ chế và bảo quản chúng tôi xây dựng còn rất sơ sài, thiều nhiều máy móc, thiết bị mà đã tốn 300-500 triệu đồng/ 1 nhà. Nếu đầy đủ thiết bị hiện đại thì mức đầu tư lên đên 2-3 tỷ đồng/1 nhà thì chúng tôi lấy đâu mà kinh phí.
Với tình trạng cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn như vậy thì việc sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn, nhiều yêu cầu của quy định sẽ không thể đáp ứng, năng suất, chất lượng sản phẩm sử bị ảnh hưởng ít nhiều.
4.2.1.4. Thị trường, người tiêu dùng
Ảnh hưởng của thị trường: Hiện nay thị trường tiêu thụ rau VietGAP trên địa bàn thành phố Hà Nội là rất đa dạng. Có rất nhiều thương hiệu rau VietGAP trên khắp đất nước tràn ngập trong các siêu thị, đại lý rau quả…, ngoài ra còn có cả rau VietGAP được người Nhật sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam. Bên cạnh đó, người tiêu dùng ngày một kỹ càng hơn cho việc lựa chọn thực phẩm cho gia đình mình. Dẫn đến việc cạnh tranh của rau VietGAP huyện Đông Anh gặp rất nhiều khó khăn.
Địa điểm bán hàng hoặc nơi để rau không thuận tiện cho sự lựa chọn của khách hàng. Những điều này sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua rau của người tiêu dùng vì những người nội trợ vào buổi chiều sau khi đi làm về họ mong muốn tiết kiệm thời gian mua thực phẩm cho bữa ăn gia đình.. Khác với thói quen người mua rau muốn giảm thời gian ghé bên đường có các chợ nhỏ. Hệ thống bán lẻ rau an toàn còn chưa phát triển rộng khắp. Người muốn mua rau sạch chưa thuận tiện.
Để đi sâu hơn về thực tế thị trường tiêu thụ, tác giả điều tra xã Vân Nội, nơi có chợ đầu mối rau VietGAP lớn nhất thủ đô. Khi thời tiết khó khăn, Vân Nội là đầu mối cung cấp rau cho các địa bàn khác, song khi điều kiện thuận lợi, sản lượng rau cao thì ở các địa phương khác họ cũng tự sản xuất được. Khi đó, dù sản phẩm rau Vân Nội không rơi vào cảnh tồn đọng, dư thừa nhưng chắc chắn, giá sẽ bị giảm và ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của người dân.
Theo ông: Trần Văn Mây – Chủ nhiệm HTX xóm Đầm, xã Vân Nội cũng nhấn mạnh: Hiện nay, nhiều công ty TNHH lấy rau ngay tại địa bàn Hà Nội, hoặc tại các trường học họ thuê người trực tiếp chế biến thức ăn chứ không mua rau về tự nấu như xưa. Trước đây, HTX đưa rau cho khoảng 50 trường học trên địa bàn Hà Nội thì nay chỉ còn khoảng 20 trường. Như vậy, phạm vi tiêu thụ rau của HTX giảm hơn nửa, nhiều khi phải tiêu thụ qua chợ đen. Ngoài ra, giá bán rau VietGAP tại đây có sự chênh lệch khá lớn so với giá đến tay người tiêu dùng ở thị trường Hà Nội. Đây không phải là một vấn đề mới, bởi qua khâu trung gian nên giá rau tất yếu bị thương lái đẩy lên, chỉ có người trồng rau và người tiêu dùng chịu thiệt.
Ảnh hưởng của người tiêu dùng: Để tìm hiểu sự ảnh hưởng của người tiêu dùng đến việc sản xuất rau VietGAP tại huyện Đông Anh, tác giả tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến của 30 người tiêu dùng. Để đảm bảo sự khách quan, đối tượng lựa chọn bao gồm nhiều ngành nghề, điều kiện kinh tế khác nhau. Vị trí phỏng vấn là tại các chợ, cửa hàng và siêu thị có bán cả rau VietGAP và rau thường. Kết quả thu được tại bảng
Bảng 4.21. Đánh giá của người tiêu dùng về rau VietGap
Đơn vị: Người
Các nhân tố Đánh giá
Có Không
1. Hiểu biết về rau VietGAP 6 24
2. Thấy giá rau VietGAP là hợp lý 22 8
3. Sẵn sàng chi trả mua rau VietGAP 22 8
4. Cần sự rõ ràng về thông tin, nguồn gốc
rau VietGAP
28 2
5. Quan tâm đến thương hiệu của nhà sản xuất rau VietGAP
20 10
6. Tin tưởng vào rau VietGAP 18 12
7. Quan tâm đến sức khỏe khi sử dụng
rau VietGAP
30 0
8. Gia đình tự trồng rau 4 26
9.Thường xuyên sử dụng rau VietGAP 22 8
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)
Khi được hỏi về sự hiểu biết về rau VietGAP thì chỉ có 6/30 người có kiến thức về quy trình sản xuất ra rau VietGAP. Còn lại đa phần số người được hỏi nói rằng thấy người ta bảo đó là rau sạch, không phun thuốc trừ sâu. Điều này cho thấy rau VietGAP chưa được quảng bá về chất lượng và giá trị an toàn khi sử dụng, ảnh hưởng đến mức tiêu thụ rau VietGAP.
Đề cập tới vấn đề anh/chị có cần biết rõ nguồn gốc và thông tin của rau VietGAP khi mua hay không thì có 28/30 người muốn biết. Và 20/30 người