Kỹ thuật áp dụng sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 57 - 58)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng sản xuất rau trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội

4.1.4. Kỹ thuật áp dụng sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn

huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và chất lượng của rau đó là kỹ thuật sản xuất. Từ chọn giống, chọn thời vụ, chuẩn bị đất trồng, cự ly, khoảng cách gieo trồng, bón phân, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch là những công việc đòi hỏi người sản xuất phải được đào tạo và có kỹ thuật canh tác tốt.

Thế nhưng, trên thực tế điều tra, quan sát vẫn thấy được một số sai phạm về kỹ thuật trong quá trình sản xuất như: Đối với kỹ thuật sản xuất cải ngọt VietGAP yêu cầu; Đất trồng phải được nghỉ ngơi, phơi ải từ 8-10 ngày. Nhưng trên thực thế, người sản xuất lại cho canh tác luôn, khiến đất không được thông thoáng, dễ nhiễm các ký sinh, sâu bệnh. Khoảng cách trồng giữa những cây rau là 15x20cm, mỗi hố chỉ được trồng một cây, nhưng khi tiến hành đo trực tiếp thấy được người sản xuất lại gieo quá dầy, không đảm bảo kỹ thuật về dinh dưỡng cho cây.

Bên cạnh đó, mỗi loại cải có chu kỳ phát triển, thích nghi phân bón và những loại sâu bệnh riêng, yêu cầu người sản xuất phải có sự hiểu biết rõ ràng để canh tác đúng. Thế nhưng qua điều tra cho thấy, người sản xuất sử dụng chung phân bón, thuốc trừ sâu trong quá trình sản xuất. Điều này dẫn tới việc cây rau vừa không trị được sâu bệnh mà còn ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, chất lượng sau này.

Ví dụ như: Ở Cải thìa thường hay mắc sâu ăn tạp, cần sử dụng thuốc Lorshan 30EC, Fastac 50EC để phòng trừ. Ở cải xanh thường hay mắc sâu bệnh như; bỏ nhảy, sâu khoang, sâu tơ, cần sử dụng thuốc: Polytrin, Pyrethroid, Aztron… để phòng trừ. Như vậy nếu dùng chung thuốc sẽ không thể phòng trừ, cũng như tiêu diệt được sâu bệnh.

Đối với kỹ thuật thu hoạch và thời gian thu hoạch thì mỗi cây rau có một lộ trình và kỹ thuật riêng. Người sản xuất cũng phải nắm rõ vấn đề này để thực hiện cho đúng quy định. Ví dụ như: Cải ngọt khi thu hoạch không được cắt sát gốc, khoảng cách an toàn là 3-5cm, thời gian thu hoạch là từ 25-27 ngày. Nhưng thực thế thì người sản xuất lại cắt sát gốc rau, không đảm bảo kỹ thuật vì khi cắt như vậy rất dễ còn những tồn dư từ hóa chất trong quá trình canh tác bắn lên rau. Thời gian thu hoạch cũng bị bóp méo và rút ngắn đi do nhu cầu thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)