Quan điểm về phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 97 - 99)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các giải pháp phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa

4.3.1. Quan điểm về phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa

địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Mục tiêu quan trọng nhất của việc phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh đó là phát triển nhanh nhưng phải đi đôi với bền vững. Gia tăng về số lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng và độ an

"Sản xuất rau VietGAP có chi phí cao nên giá bán ra cũng phải cao hơn rau thường, mà nguồn tiêu thụ lại không ổn định nên gia đình tôi không dám đầu tư mở rộng sản xuất.".

Nguồn: Phỏng vấn bà Lê Thị Xuyến, hộ sản xuất rau VietGAP tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội lúc 16h ngày 26 tháng 6 năm, 2017

toàn. Trong khi khai thác các yếu tố phát triển theo chiều rộng cần đặc biệt coi trong các yếu tố phát triển theo chiều sâu. Tuy phát triển sản xuất những vẫn phải quan tâm đến yếu tố con người, đảm bảo lương tâm, đạo đức nghề nghiệp, đặt yếu tố sức khỏe con người lên hàng đầu. Bên cạnh đó là xây dựng thương hiệu vững mạnh bằng chính chất lượng sản phẩm mình tạo ra.

Trên cơ sở những mục tiêu đề ra, cần có những quan điểm cụ thể nhằm phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh trong thời gian tới:

Phát triển sản xuất phải đi đôi với đảm bảo chất lượng sản phẩm: Để nâng cao chất lượng phát triển sản xuất cần có sự thảy đổi mô hình thực hiện canh tác. Phải coi trọng những yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm. Ý thức canh tác của người dân cũng cần được cải thiện, đừng chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua lương tâm. Cần có sự đầu tư cơ sở hạ tầng, mua thêm những máy móc hiện đại, chuyển giao và áp dụng những công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

Phát triển sản xuất trên cơ sở bảo vệ môi trường: Mục tiêu của phát triển bền vững là sự ổn định về mặt sản xuất nhưng cũng phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Cần phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả nguy cơ ô nhiễm môi trường do sử dụng phân bón và chất hóa học trong quá trình canh tác. Phải thường xuyên đánh giá mức độ ô nhiễm có thể gây ra, nếu có xảy ra thì phải nhanh chóng khắc phục, tránh ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm cũng như môi trường.

Nâng cao ý thức của người sản xuất về bảo vệ môi trường, vệ sinh, thu dọn các chất thải, phế phẩm trong quá trình canh tác một cách gọn gàng, đúng nơi quy định, nếu phải xử lý phải thực hiện theo đúng tiêu chuẩn. Chấp hành những chính sách về bảo vệ môi trường của các cơ quan chức năng ban hành.

Phát triển sản xuất phải tạo ra việc làm, nâng cao kinh tế cho người lao động: Phát triển sản xuất nhằm mở rộng quy mô, sản lượng sản phẩm, qua đó cũng tạo ra thêm công ăn việc làm cho người lao động, qua đó cũng đảm bảo được vấn đề kinh tế cho họ. Mặt khác, phát triển sản xuất còn giúp người lao động nâng cao nhận thức và trình độ của bản thân. Ngược lại nếu chất lượng lao động được cải thiện thì sẽ giúp quá trình phát triển sản xuất diễn ra nhanh chóng và ổn định hơn, giúp nâng cao giá trị sản phẩm và đảm bảo về chất lượng.

Hiện tại tình hình lao động tại các hộ sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh đa phần là lao động gia đình. Lý do là

quy mô sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể. Do đó, cần phải có những chính sách có lợi để thu hút đầu tư mở rộng quy mô, tạo cơ hội cho nhưng lao động bên ngoài cho được việc làm.

Bên cạnh đó cần có những chính sách có lợi và bảo vệ cho người lao động. Nếu phát triển sản xuất chỉ nhằm mục đích tăng lợi nhuận cho các chủ đầu tư, cho những người môi giới trung gian... thì thật là thiếu công bằng cho người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)