Ngoài ra để đảm bảo sự tồn đọng của hóa chất không còn trước khi đưa vào tiêu thụ thì việc tuân thủ thời gian cách ly sau phun thuốc cũng hết sức quan trọng. Tùy vào mỗi loại rau mà thời gian cách ly cũng khác nhau, nên người sản xuất phải nắm rõ và thực hiện kiến thức này. Thế nhưng, qua điều tra chỉ 55% số hộ đảm bảo quy trình này. Còn lại vì lợi nhuận, khi thấy được giá là người sản xuất thu hoạch bán luôn. Điều tra là vậy, nhưng con số trên chưa phản ảnh đúng thực trạng. Tùy vào nhu cầu của thị trường mà người sản xuất bỏ qua yếu tố an toàn của rau.
4.1.5.6. Sử dụng lao động cho sản xuất rau VietGap
Người lao động là yếu tố quyết định đến cách thức sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm sau này. Theo quy định của tiêu chuẩn VietGAP thì 100% lao động phải được đào tạo, tập huấn quy trình sản xuất. Bảng dưới đây sẽ làm rõ hơn về tình hình sử dụng lao động trong sản xuất rau VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh.
Bảng 4.15. Tình hình sử dụng lao động cho sản xuất rau VietGap Chỉ tiêu Chỉ tiêu
Tiên Dương Nguyên Khê Vân Nội Bình Quân
SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%)
Lao động thường xuyên 52 100,0 49 100,0 63 100,0 164 100,0
1. Chia theo nguồn lao
động
- Lao động gia đình 48 92,3 47 95,9 55 87,3 50 91,8
- Lao động thuê ngoài 4 7,7 2 4,1 8 12,7 4,8 8,2
2. Chia theo độ tuổi
- Trên độ tuổi lao động 8 15,4 6 12,2 10 15,9 8 14,5
- Trong độ tuổi lao động 41 78,8 38 77,6 44 69,8 41 75,4
- Dưới độ tuổi lao động 3 5,8 5 10,2 9 14,3 5,6 10,1
3. Chia theo hiểu biết về
VietGAP
- Được tập huấn VietGAP 28 53,8 22 44,9 33 52,4 27,6 50,4
- Chưa được tập huấn 20 46,2 27 55,1 30 47,6 25,6 49,6
"Những thời điểm Hà Nội mưa nhiều, ngập úng hết, thị trường khan hiếm, rau còn chả có mà bán thì mấy ai quan tâm đến an toàn."
Nguồn: Phỏng vấn anh Lê Quốc Đạt, hộ sản xuất rau VietGAP xã Vân Nội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội lúc 15h ngày 3 tháng 7 năm 2017
Nhìn vào bảng 4.15 ta thấy, lao động chủ yếu tham gia sản xuất rau VietGAP tại các hộ điều tra là lao động trong gia đình. Bình quân có 91,8% là lao động trong gia đình, 8,2% lao động thuê ngoài. Lao động thuê ngoài chủ yếu là thuê theo mùa vụ như: thu hoạch rau, vận chuyển rau, cải tạo ruộng đồng… Với tỷ lệ lao động gia đình cao như vậy sẽ không đảm bảo được một số yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP như: hô sơ cá nhân không đầy đủ, thiếu tập huấn vận hành máy móc, sử dụng hóa chất, và không đảm bảo an toàn lao động… Và đặc biệt là người lao động sẽ không được đào tạo chuyên sâu về canh tác, thu hoạch một cách bài bản. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất rau VietGAP.
Xét về độ tuổi lao động, có 75,4% số lao động nằm độ tuổi lao động, 14,5% trên độ tuổi lao động, 10,1% dưới độ tuổi lao động. Theo quy định tiêu chuẩn VietGAP thì 100% lao động phải trong độ tuổi lao động, nhưng do đa phần lao động tại các hộ điều tra đều là lao động gia đình nên có thêm lao động là người già và em nhỏ tham gia. Với nhóm lao động này việc hiểu biết về tiêu chuẩn VietGAP sẽ hạn chế, rất dễ xảy ra sai sót trong quá trình sản xuất. Mặt khác, nếu không canh tác đúng cách, không có trang bị bảo hộ thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động khi phải tiếp xúc với hóa chất phun lên rau.
Điều tra về độ hiểu biết của người lao động về tiêu chuẩn VietGAP thì bình quân có 50,4% số lao động được tập huấn. Lý giải cho vấn đề này, khi có đợt tập huấn về tiêu chuẩn VietGAP thì mỗi hộ chỉ có một thành viên tham gia để nắm bắt quy trình và bổ sung thêm kiến thức mới. Sau đó mới về truyền đạt lại với những lao động khác trong gia đình. Khi không được trực tiếp tham gia bổ sung kiến thức lý thuyết cũng như trực tiếp thực hành, thì người lao động không thể nắm bắt quy trình cũng như thuần thục trong canh tác được. Bên cạnh đó, người lao động còn không thường xuyên tham gia các lớp tập huấn định kỳ để bổ sung thêm những kiến thức mới, hướng dẫn sử dụng các loại phân bón, thuốc BVTV, thuốc tăng trưởng mới… Từ đó cho thấy, chất lượng lao động của các hộ sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh không được đảm về chuyên môn cũng như kỹ thuật canh tác theo yêu cầu mà tiêu chuẩn đưa ra.
Về an toàn lao động, qua điều tra và theo dõi quá trình sản xuất, người lao động chưa đạt an toàn. Khi sử dụng hóa chất người lao động chưa thực hiện đúng cách, một số thiết bị chưa đủ tiêu chuẩn, trang bị bảo hộ còn sơ sài. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động.
4.1.5.7. Sử dụng vốn cho sản xuất rau VietGap
Để có thể sản xuất điều đầu tiên cần phải có đó là vốn. Để có thể phát triển sản xuất thì nguồn vốn phải luôn sẵn có không bị thiếu hụt. Với nhiều quy định khắt khe của tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất rau, đòi hỏi người nông dân phải đầu tư nhiều hơn về vật chất và công sức so với sản xuất rau thường. Vậy có thể nói, vốn là một yếu tố khá quan trọng, quyết định đến phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh.
Bảng 4.16. Tình hình sử dụng vốn cho sản xuất rau VietGAP
Chỉ tiêu
Tiên Dương Nguyên Khê Vân Nội Bình Quân SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 1. Sử dụng vốn - Vốn tự có 15 75,0 16 80,0 18 90,0 16,3 81,6 - Vốn đi vay 5 25,0 4 20,0 2 10,0 3,7 18,4 2. Tình trạng vốn - Đủ vốn sản xuất 4 20,0 6 30,0 5 25,0 5 25,0 - Thiếu vốn sản xuất 16 80,0 14 70,0 15 75,0 15 75,0 3. Hỗ trợ vốn - Được hỗ trợ 2 10,0 4 20,0 3 15,0 3 15,0 - Không được hỗ trợ 18 90,0 16 80,0 17 85,0 17 85,0 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, đa phần các hộ sản xuất rau VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh sử dụng nguồn vốn tự có (81,6%), nên có thể nói quy mô sản xuất là không lớn, đầu tư theo khả năng mình có. Bên cạnh đó các hộ sản xuất hầu như là các hộ thuần nông, khả năng có nguồn vốn cao là khá thấp, mà chi phí để sản xuất rau VietGAP lại cao hơn khá nhiều so với rau thường. Chưa kể đế đến mức đầu tư ban đầu để đạt được yêu cầu của tiêu chuẩn. Cho nên khi được hỏi thì có đến 75% số hộ nói mình thiếu vốn để đầu tư phát triển sản xuất. Dẫn tới tính trạng chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, làm tới đầu bán luôn tới đó để thu hồi nguồn vốn nhanh.
Ngoài ra, khả năng tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài của các hộ sản xuất cũng rất hạn chế. Lúc mô hình mới được triển khai trên địa bàn huyện thì các hộ còn
được hỗ trợ từ nguồn vốn chính sách, vay ưu đãi từ các ngân hàng. Nhưng hiện nay chỉ có khoảng 15% số hộ là có thể vay được vốn từ các nguồn bên ngoài. Để có thể vay được vốn thì các hộ này phải chứng minh được năng lực sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Để có thể đầu tư xây dựng một hệ thống nhà lưới và phun sương tự động với diện tích 360m2 (tương đương 1 sào) thì các hộ phải bỏ ra số tiền từ 10-15 triệu đồng. Đây không phải là số tiền nhỏ đối với các hộ thuần nông. Nếu không có được sự hỗ trợ đầu tư và đảm bảo đầu ra của sản phẩm thì chắc hẳn rất ít hộ dám đầu tư.
Thị trường bấp bênh, cạnh tranh từ nhiều đối thủ, chi phí sản xuất cao, lại không có những chính sách hỗ trợ, đảm bảo đầu ra. Cùng với đó là vốn ít, không có nguồn hỗ trợ từ bên ngoài, nên rất khó để người dân mặn mà với rau VietGAP, chứ chưa nhắc đến việc phát triển, làm giàu bằng nghề này.
Xét một phương diện khác đó là sự đầu tư từ bên ngoài của các tổ chức, doanh nghiệp vào lĩnh vực sản xuất rau VietGAP.
Với rất nhiều điều kiện thuận lợi như: vị trí địa lý nằm ngay sát trung tâm thành phố Hà nội, hệ thống giao thông, thủy lợi thuận tiện, diện tích đất nông nghiệp lớn, tập trung, người dân đã tham gia và có kinh nghiệm sản xuất rau VietGAP từ nhiều năm nay… Do đó, các tổ chức, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thuê đất, và thuê luôn người có đất làm lao động để sản xuất. Mô hình này đang được áp dụng rất nhiều tại các vụ lúa lớn như tại Nam Định, Thái Bình… Với cách thức sản xuất này, vừa có thể tạo ra lợi nhuận từ rau VietGAP, vừa tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Thế nhưng, trên thực tế thì chưa có một tổ chức, doanh nghiệp nào đầu tư vào sản xuất rau VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh. Phải chăng là sự yếu kém trong thu hút đầu tư, và chưa có những chính sách đủ hấp dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho họ từ chính quyền địa phương. Nếu không thể khắc phục tình trạng này thì đây là một bước cản lớn cho quá trình phát triển rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện.
4.1.5.8. Tổng hợp kết quả nguồn cung ứng đầu vào trong sản xuất rau VietGap
Nhìn vào bảng đánh giá ta thấy, các hộ sản xuất không đảm bảo được những yêu cầu mà tiêu chuẩn VietGAP đưa ra. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng rau VietGAP sản xuất ra.
Bảng 4.17. Đánh giá mức độ thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP
Diễn giải Theo tiêu chuẩn VietGAP Thực tế hộ nông dân sản xuất 1. Vùng sản
xuất
Vùng sản xuất không có mối nguy ô nhiễm
Đã được chứng nhận vùng sản xuất rau VietGAP
2. Giống
- Có nguồn gốc rõ ràng
- Xử lý mầm bệnh trước khi gieo trồng
- 100% Mua tại đại lý
- 88,3% có xử lý - 11,7% không xử lý 3. Đất - Đánh giá chất lượng hàng năm - Biện pháp chống xói mòn, thoái hóa
- Không chăn thả vật nuôi
- 41,6% Có kiểm tra đánh giá
- 58,4% Không kiểm tra đánh giá
- 88,3% Có biện pháp
- 11,7% Không có
- 95% Không chăn thả vật nuôi
4. Nước
- Kiểm tra mẫu nước hàng năm - Xử lý nguồn nước
- 40% Có kiểm tra. - 60% Không kiểm tra. - 25% Xử lý,
- 75% Không xử lý.
5. Phân bón
- Có nguồn gốc rõ ràng
- Không dùng phân tươi, có bể ủ phân
- Dùng đúng hướng dẫn ghi trên bao bì
- Đánh giá nguy cơ ô nhiễm từ phân mỗi vụ - 88,3% Có nguồn gốc rõ ràng - 11,7% Không có nguồn gốc rõ ràng - 5% Sử dụng phân tươi - 56,6% Sử dụng đúng cách - 43,4% Sử dụng không đúng cách - 26,6% Có đánh giá. - 73,4% Không có đánh giá. 6. Hóa chất, thuốc BVTV - Có nguồn gốc rõ ràng
- Thuốc có trong danh mục cho phép
- Sử dụng đúng hướng dẫn ghi trên bao bì
-Thường xuyên kiểm tra dư lượng hóa chất
- Thời gian cách ly
- 63,3% Có nguồn gốc rõ ràng
- 36,7% Không có nguồn gốc rõ ràng
- 91,7% Có trong danh mục cho phép
- 8,3% Không trong danh mục cho phép
- 35% Sử dụng đúng
- 65% Sử dụng chưa đúng
- 90% Không kiểm tra dư lượng hoá chất
- 55% Đúng thời điểm
Diễn giải Theo tiêu chuẩn VietGAP Thực tế hộ nông dân sản xuất 7. Thu hoạch
và xử lý sau thu hoạch
- Rau không để trực tiếp đất, hạn chế để qua đêm
- Sơ chế trước khi tiêu thụ
- Có khu rửa, vệ sinh, sơ chế riêng
- Vệ sinh thiết bị dụng cụ
- Để trực tiếp đất, có khi để qua đêm.
- 30% có rửa, vệ sinh
- Không có khu rửa, vệ sinh và sơ chế riêng
- Không vệ sinh dụng cụ
8. Quản lý và xử lý chất thải
Xử lý chất thải ở mọi công đoạn
Không có biện pháp quản lý và sử lý chất thải. “ tiện đâu để đấy”
9. Người lao động
- Phải được tập huấn sản xuất
- Phải được trang bị bảo hộ
- Trong độ tuổi lao động và có hồ sơ cá nhân .
- 50,4% Được tập huấn
- 49,6% Chưa được tập huấn
- Có trang bị bảo hộ, không an toàn.
- Tận dụng lao động gia đình, không phân biệt độ tuổi.
10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc
- Ghi chép và lưu giữ đầy đủ tất cả nhật ký trong quá trình sản xuất kinh doanh
- 66,6% Có lưu giữ. - 33,4% Không lưu giữ
11. Kiểm tra, giám sát nội bộ
- 1 năm 1 lần kiểm tra giám sát nội bộ việc thực hiện sản xuất theo quy trình
- Có biên bản, báo cáo tổng kết việc kiểm tra
đánh giá
- Không có
12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
- Có sẵn mẫu đơn khiếu nại
- Có trách nhiệm giải quyết ngay khi có yêu cầu
- Không có
* Các tiêu chuẩn thực hiện tương đối tốt:
Từ năm 1996, vùng đất sản xuất rau VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh đã được kiểm chứng không có nguy cơ gây ô nhiễm, đảm bảo cho việc canh tác, phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong quá trình sản xuất thì giống rau có nguồn gốc rõ ràng, 100% mua tại các đại lý được cấp phép kinh doanh, và có xử lý qua giống trước khi gieo trồng. Về đất canh tác thì qua các vụ có 83,3% được cải tạo và chống sói mòn, tỷ lệ không chăn thả vật nuôi lên đến 95%. Nguồn nước tưới đa phần là dùng nước giếng khoan nên tương đối sạch, qua khảo sát địa chất thì vùng sản xuất không bị nhiễm kim loại nặng. Nên chất lượng nước tưới là khá đảm bảo. Nguồn cung ứng đầu vào như: phân bón và thuốc BVTV… có nguồn gốc khá rõ ràng, tỷ lệ sử dụng nguồn cung ứng không trong danh mục cho phép là tương đối thấp chỉ khoảng 8,3%. Ý thức ghi chép, lưu giữ hồ sơ khi sản xuất cung khá tốt 66,6%.
* Các tiêu chuẩn thực hiện chưa tốt
Tuy vùng đất sản xuất đã được chứng nhận an toàn để sản xuất, nhưng qua nhiều năm canh tác đất cũng dễ bị thoái hóa hoặc ô nhiễm do sử dụng nhiều phân bón, hóa chất. Thế nhưng chỉ có 41,6% sự đánh giá chất lượng hàng năm từ các hộ sản xuất và chính quyền địa phương, dẫn tới không đủ đảm bảo cho canh tác. Nguồn nước tự nhiên phục vụ sản xuất là tương tối sạch nhưng vẫn có thể bị ô nhiễm, thế nhưng hàng năm lại không có sự kiểm tra xử lý. Tỷ lệ thực hiện quy trình này chỉ khoảng 25%. Dù đã được tập huấn cẩn thận cách sử dụng phân bón và thuốc BVTV theo đúng quy định, cũng như có đầy đủ hướng dẫn ghi trên bao bì, nhưng người sản xuất vẫn sử dụng sai cách, đôi khi cố tình không tuân thủ. Với phân bón tỷ lệ không theo hướng dẫn là 43,4% và thuốc BVTV là 65%. Ngoài ra người sản xuất còn sử dụng một số loại thuốc BVTV của Trung Quốc không rõ