Diện tích, năng suất, sản lượng rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 51 - 56)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng sản xuất rau trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội

4.1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn

bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển từng ngày, đời sống con người dần được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng cao. Nhu cầu về thực phẩm sạch đang được mỗi gia đình đặc biệt quan tâm. Nắm bắt được vấn đề này, huyện Đông

Anh là một trong những vùng sản xuất rau lớn cung cấp cho thủ đô Hà Nội đã phát triển sản xuất rau theo hướng an toàn từ năm 1996.

Bắt nguồn từ nhu cầu thị trường về sản phẩm rau sạch, người dân Đông Anh đã phát triển sản xuất rau theo hướng an toàn từ năm 1996. Xác định được tầm quan trọng của việc phát triển sản xuất rau VietGAP trên địa bàn huyện. Trong nhiều năm nay, Huyện ủy, HĐND, UBND Huyện đã quan tâm chỉ đạo và có nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất rau VietGAP, đưa huyện Đông Anh trở thành huyện có quy mô sản xuất rau VietGAP lớn của thành phố Hà Nội. Lãnh đạo huyện xác định phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, đẩy mạnh phát triển nhanh các vùng sản xuất rau VietGAP nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua, đặc biệt từ giai đoạn năm 2009 đến nay sự có mặt của các công ty, HTX thu mua rau VietGAP trên thị trường góp phần giúp đầu ra của người sản xuất rau ổn định hơn, người dân yên tâm đầu tư vào sản xuất.

Theo tổng hợp của Chi cục BVTV Hà Nội đến tháng 4 năm 2016 trên địa bàn huyện Đông Anh có 501.315 ha diện tích rau VietGAP với 37 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và 16 cơ sở đủ điều kiện sơ chế. Trong đó, xã Vân nội đứng đầu về cả diện tích với 144 ha và 19 cơ sở sản xuất tiêu thụ rau VietGAP.

Trong 23 xã của huyện có diện tích sản xuất rau thì 07 xã nằm trong vùng quy hoạch sản xuất rau VietGAP của Thành phố Hà Nội gồm: xã Tiên Dương, xã Vân Nội, xã Nguyên Khê, xã Bắc Hồng, xã Nam Hồng, xã Cổ Loa, xã Tàm Xá. Diện tích sản xuất rau an toàn được thành phố quy hoạch có sự gia tăng nhẹ qua 3 năm. Cụ thể là năm 2014 có 472ha, đến năm 2015 là 488ha và năm 2016 tăng lên 502ha, bình quân 3 năm 2014-2016 tăng 3,12% diện tích gieo trồng rau VietGAP.

Xét về diện tích canh tác rau VietGAP trên địa bàn huyện thì có 3 xã là Tiên Dương, Vân Nội, Nguyên Khê là có sự gia tăng nhẹ. Xã Tiên Dương năm 2015 có tăng thêm 4,61% diện tích so với năm 2014 từ 130ha lên 136ha, tập trung chủ yếu ở 2 thôn là Trung Oai và Tiên Kha. Xã Vân Nội năm 2016 tăng 15,2% diện tích so với năm 2015 từ 125ha lên 144ha, tập trung ở các thôn là Ba Chữ, Viên Nội, Đông Tây. Ngoài ra các xã còn lại là Nguyên Khê, Cổ Loa, Tàm Xá, Bắc Hồng, Nam Hồng qua 3 năm gần như không có sự thay đổi về diện tích canh tác rau VietGAP.

Tình hình biến động diện tích sản xuất rau VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh được thể hiện ở bảng 4.5 dưới đây:

Bảng 4.5 Diện tích gieo trồng rau VietGAP huyện Đông Anh qua 3 năm (2014- 2016)

Diễn giải Diện tích (ha) So sánh (%)

2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ Toàn huyện 472 488 502 103,38 102,86 103,12 - Tiên Dương 130 136 136 104,61 100,0 102,30 - Vân Nội 125 125 144 100,0 115,20 107,60 - Nguyên Khê 65 65 70 100,0 107,69 103,84 - Cổ Loa 47 47 47 100,0 100,0 100,0 - Tàm Xá 30 40 30 133,33 75,0 104,16 - Bắc Hồng 45 45 45 100,0 100,0 100,0 - Nam Hồng 30 30 30 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Trạm BVTV huyện Đông Anh (2016) b. Năng suất- sản lượng

* Năng suất

Để có thể phát triển các vùng sản xuất rau VietGAP thì không thể thiếu sự đầu tư về cơ sở hạ tầng. Nắm bắt được vấn đề này, trong những năm gần đây, UBND huyện đã quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí xây dựng mạng lưới kênh mương kiên cố cho các HTX vùng sản xuất rau VietGAP như xã Cổ Loa 2.000 m2 với tổng kinh phí ước tính 100 triệu đồng, hỗ trợ sửa chữa nhà lưới tại xã Vân Nội với tổng kinh phí dự án 179,4 triệu đồng. Đầu tư kinh phí làm 12 km đường điện hạ thế ở 5 xã vùng sản xuất rau VietGAP của huyện để nông dân có điện bơm nước sạch tưới cho rau và phục vụ công tác thu hoạch rau VietGAP vào ban đêm.

Làm đường cấp phối đường giao thông vào vùng sản xuất rau VietGAP thôn Đầm, xã Vân Nội trên 1.000 m, đường nhựa vào vùng trồng rau VietGAP xã Uy Nỗ. Đầu tư cứng hóa hệ thống kênh đông với tổng số chiều dài 3.341 m với tổng số kinh phí 1,8 tỷ đồng, trong đó 50 % phục vụ sản xuất rau VietGAP. Hỗ trợ kinh phí nạo vét kênh mương. Điển hình là vùng sản xuất tiêu thụ rau VietGAP thôn Ba Chữ, xã Vân Nội diện tích 17 ha, huyện đã đầu tư kinh phí xây dụng cơ sở hạ tầng bao gồm: nhà lưới kiên cố, đường bê tông rộng 3m chạy xung quanh vùng sản xuất rau VietGAP, đường điện hạ thế, kênh gạch tưới tiêu, khu vực giới thiệu và bán sản phẩm với kinh phí gần 2 tỷ đồng.

Bảng 4.6 Năng suất rau VietGAP so với rau thường huyện Đông Anh qua 3 năm (2014- 2016)

Loại rau Diễn giải Năng suất (tạ/ha ) So sánh (%)

2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ

Su hào Rau VietGAP 319,94 332,42 337,41 103,90 101,50 102,70 Rau thường 292,43 296,30 295,24 101,32 99,64 100,48 Bí xanh Rau VietGAP 455,11 466,35 472,63 102,46 101,34 101,90 Rau thường 427,02 430,65 432,52 100,85 100,43 100,64 Cải bắp Rau VietGAP 822,14 836,78 839,71 101,78 100,35 101,06 Rau thường 766,96 754,63 762,41 98,39 101,03 99,71 Cà Chua Rau VietGAP 645,96 649,42 652,59 100,53 100,48 100,51 Rau thường 592,79 598,06 602,15 100,89 100,68 100,78 Đậu đỗ Rau VietGAP 308,30 319,85 341,86 103,74 106,88 105,31 Rau thường 289,04 292,55 295,94 101,21 101,15 101,18 Cà tím Rau VietGAP 381,71 389,20 396,30 101,96 101,82 101,89 Rau thường 358,30 361,21 365,49 100,81 101,18 100,99 Bầu Rau VietGAP 372,90 381,92 398,53 101,89 104,34 103,38 Rau thường 348,32 354,14 362,62 101,6 102,39 102,03 Nguồn: Trạm BVTV huyện Đông Anh (2016)

Bảng 4.6 cho ta thấy được sự khác nhau về năng suất giữa rau VietGAP và rau thường. Bảng đã chỉ ra một số loại rau đặc trưng của các xã trong vùng sản xuất rau VietGAP. Có thể thấy với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng như nâng cao về trình độ canh tác, năng suất rau VietGAP tăng cao so với rau thường từ 6-10%. Mặt khác, xét về bình quân tăng trưởng năng suất qua 3 năm 2014-2016 thì rau VietGAP có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với rau thường. Ví dụ như với su hào ở xã Tiên Dương, tốc độ tăng trưởng năng suất bình quân 3 năm là 2,7% với rau VietGAP và 0,48 với rau thường. Đậu đỗ ở xã Tàm Xá, tốc độ tăng trưởng năng suất bình quân 3 năm là 5,31% với rau VietGAP và 1.18% với rau thường. Như vậy có thể thấy rau VietGAP không chỉ vượt trội về năng suất so với rau thường mà còn hơn về tốc độ tăng trưởng năng suất qua các năm.

Phần lớn các loại rau cho năng suất lớn là những loại rau thuộc họ thập tự (bắp cải, su hào, súp lơ…) và cà chua. Chúng đều là loại rau dài ngày, cà chua có nhiều quả trên một cây, nhiều lần ra hoa nên thu hoạch được nhiều lần, thời gian cho thu quả khoảng 4 đến 5 tháng. Cải bắp có trọng lượng trên một cây lớn ( trung

bình khoảng 2 kg/cây) làm cho năng suất trên một đơn vị diện tích lớn. Súp lơ cũng tương tự cải bắp nhưng trọng lượng cây nhỏ hơn khoảng 2 lần. Trọng lượng của một cây su hào tuy không lớn (khoảng 0,5kg/cây) nhưng mật độ gieo trồng lớn hơn cải bắp và súp lơ đến gần 2 lần. Qua tìm hiểu và so sánh với một số địa phương khác thì thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất rau của huyện khá cao đó là do trình độ thâm canh của người dân tăng lên.

* Sản lượng

Sự tập trung, nghiêm túc trong canh tác của người nông dân, cùng với sự quan tâm, chuyển giao công nghệ, tập huấn chuyên môn của địa phương đã giúp sản lượng rau VietGAP tại các xã trên địa bàn huyện Đông Anh có những bước tiến đáng kể.

Bảng 4.7 Sản lượng rau VietGAP huyện Đông Anh qua 3 năm (2014- 2016)

Diễn giải Sản lượng (tấn) So sánh (%)

2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ Toàn huyện 31.852 34.097 36.769 107,04 107,83 107,43 - Tiên Dương 8.684 8.850 9.393 101,91 106,13 104,02 - Vân Nội 8.407 9.020 9.644 107,29 106,92 107,10 - Nguyên Khê 4.603 4.989 5.478 108,38 109,80 109,09 - Cổ Loa 3.021 3.358 3.504 111,15 104,34 107,75 - Tàm Xá 1.537 1.882 2.309 122,44 122,68 122,56 - Bắc Hồng 3.250 3.377 3.568 103,90 105,65 104,78 - Nam Hồng 2.350 2.621 2.873 111,53 109,61 110,57 Nguồn: Trạm BVTV huyện Đông Anh (2016)

Trong 3 năm từ 2014-2016 diện tích gieo trồng cũng như năng suất rau VietGAP tăng, cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, Trạm BVTV, Trạm Khuyến nông…Điều này đã giúp cho sản lượng rau VietGAP của huyện Đông Anh tăng khá cao. Cụ thể năm 2014 sản lượng rau VietGAP đạt 31.852 tấn đến năm 2015 là 34.097 tấn và 36.769 tấn vào năm 2016, tốc độ tăng bình quân là 7,43%.

Trong số các xã trên địa bàn huyện thì 2 xã Tiên Dương và Vân Nội vẫn cho sản lượng rau VietGAP nhiều nhất. Cụ thể, năm 2016 thì xã Tiên Dương cho sản lượng 9.393 tấn, xã Vân Nội cho sản lượng 9.644 tấn. Riêng 2 xã này đã cho sản lượng rau VietGAP trên 50% tổng sản lượng rau VietGAP của toàn huyện.

Sản lượng rau VietGAP của các xã trong huyện qua 3 năm 2014-2016 đều có sự gia tăng đáng kể, đa phần là năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt ở xã Tàm Xá có mức tăng nhanh, năm 2014 sản lượng đạt 1.537 tấn thì đến năm 2015 là 1.882 tấn và 2.309 tấn vào năm 2016, trung bình mỗi năm tăng 22% so với năm trước. Điều này được lý giải bởi xã Tàm Xá nằm trên trục đường Quốc lộ 5 kéo dài mới được đầu tư về cơ sở hạ tầng. Hệ thống đường xá, kênh mương được nâng cấp rất tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân canh tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)