Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các giải pháp phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa
4.3.2. Định hướng về phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa
địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Để phát triển sản xuất thì yếu tố định hướng, hoạch định kế hoạch là vô cùng quan trọng. Để việc phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh có thể thuận lợi và đạt hiểu quả cao cần quan tâm chú ý vào những yếu tố sau:
Xác định những loại rau thế mạnh có chất lượng, có năng suất cao và dễ tiêu thụ trên thị trường, phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương làm trọng tâm phát triển sản xuất.
Triển khai canh tác những giống rau mới, có giá trị kinh tế cao, đang được thị trường ưa dùng. Ứng dung công nghệ sinh học như: Công nghệ sinh học phân tử, công nghệ gen, công nghệ nhân giống, truyền giống có cải tiến (nuôi cấy mô, hom, vi ghép...), công nghệ nuôi nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật... để sản xuất giống rau.
Ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ: Tiếp tục ứng dụng các phương pháp nhân giống tiên tiến để tỷ lệ cây giống mọc cao, đảm bảo chất lượng; hỗ trợ kỹ thuật trong nhân giống, chăm sóc theo hướng VietGap và hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, giới thiệu và quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng; áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật từ khâu làm đất, chuẩn bị giống, chăm sóc, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chế biến, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, quản lý dịch hại tổng hợp; tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hướng dẫn nông dân áp dụng công nghệ cao trong sản xuất rau VietGAP.
Nếu được đầu từ về vật chất và đảm bảo về nguồn tiêu thụ thì việc phát triển vùng sản xuất rau công nghệ cao hoàn toàn mang lại nguồn lợi về kinh tế và giảm sức lao động tối đa cho người nông dân.
Hiện nay công nghệ trồng rau trong nhà kinh của tập đoàn Teshuva Agricultural Projects (TAP, Israel) với những ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến tiến hàng đầu thế giới. Quy trình sử dụng 3 công nghệ sản xuất:
Công nghệ rau mầm Microgreen thiết kế theo dây chuyền tự động khép kín, cho phép sản xuất các loại rau siêu sạch có giá trị dinh dưỡng cao, được coi như nguồn rau thực phẩm chức năng.
Công nghệ màng mỏng dinh dưỡng (NFT) giúp cây trồng được cung cấp dinh dưỡng trực tiếp đến tận rễ nhằm tối ưu hóa quá trình sinh trưởng, đồng thời ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước do không gây đọng nước và thiếu oxy trong rễ. Công nghệ trồng cây trên giá thể cocopeat kết hợp hệ thống cung cấp dinh dưỡng chủ động, đảm bảo tạo ra sản phẩm vượt trội so với trồng cây trong đất.
So với phương pháp sản xuất truyền thống, Phương pháp sản xuất trong nhà kính với hệ thống tưới tiêu, dinh dưỡng thông minh cùng hệ thống điều khiển khí hậu hợp lý được tự động hóa sẽ giúp cho người sản xuất kiểm soát toàn bộ các yếu tố tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Sản xuất trong nhà kính đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu nhờ sự ổn định trong sản xuất, linh hoạt thay đổi mùa vụ, hạn chế tác động bất lợi của thời tiết.
Tưới tiêu công nghệ cao hiện nay có thể kể đến kỹ thuật tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa được chuyển giao bởi Netafim – Israel.
Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào rễ cây dưới dạng các giọt nước nhỏ ra chậm với lưu lượng không đổi nhờ các cơ chế đều tiết áp lực nước của các đầu nhỏ giọt gắn chìm trong ống dẫn hay lắp bên ngoài ống. Nhờ đó, ẩm độ tối ưu luôn được đảm bảo cho vùng tập trung rễ của cây (vùng ướt) và giúp tiết kiệm năng lượng cho cây trồng, cho phép không khí liên tục lưu thông, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của cây trồng và việc sử dụng nước trên cánh đồng được hiệu quả tối đa.
Đối với công nghệ tưới phun mưa, đây là phương pháp sử dụng máy bơm nước cột áp cao kèm theo ống dẫn và mũi phun tạo mưa, là phương pháp tưới hiện đại có tác dụng nhiều mặt cả về tạo độ ẩm cho đất và làm mát cho cây, kích thích sinh trưởng cho cây và đặc biệt có thể tiết kiệm được 30-50% khối lượng nước so với phương pháp tưới tràn theo rãnh. Tưới phun mưa có thể thực hiện
trên nhiều loại địa hình, hỗtroợ cải tạo điều kiện về khí hậu của khu tưới; tiết kiệm nước, bảo đảm mức tưới chính xác, phân phối nước tương đối đồng đều.
Tuy kinh phí để đầu tư vùng sản xuất rau VietGAP công nghê cao là khá lớn, nhưng hiệu quả đem lại là rất rõ rệt. Người nông dân có thế canh tác các loại rau cao cấp đảm bảo về độ an toàn, cung cấp cho nhà hàng, khách sạn với giá thành cao. Ngoài ra người nông dân còn tiết kiệm được công sức, nước tưới, phân bón, thuốc BVTV….
Đẩy mạnh quản lý nhà nước trong công tác kiểm tra chất lượng rau an toàn: Ban hành các văn bản hướng dẫn và quản lý sản xuất, sơ chế biến, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn, chứng nhận sản xuất rau an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh; xây dựng hệ thống công cụ kiểm tra chứng nhận sản phẩm sản xuất theo đúng quy trình rau an toàn; xây dựng hệ thống đội ngũ cán bộ kỹ thuật đủ năng lực và trình độ giám sát, kiểm soát chất lượng rau an toàn từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.
Tổ chức thực hiện quy trình khép kín trong quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật trên rau: Các hộ dân đăng ký tham gia các Tổ sản xuất rau theo hướng VietGap có quy ước, nội quy thực hiện theo đúng các nội dung, yêu cầu của VietGap, đảm bảo sản phẩm sạch, an toàn cho người sử dụng; mỗi xã vùng quy hoạch thành lập ít nhất 01 tổ hợp tác và 01 cơ sở nhân giống rau; các xã cử cán bộ phụ trách để kiểm tra, giám sát chất lượng và hỗ trợ kỹ thuật, phổ biến các quy định của VietGap cho người dân; tổ chức hệ thống kiểm tra và chứng nhận sản phẩm được sản xuất theo quy trình an toàn tại nơi sản xuất.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại: Xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu; các cơ quan chức năng hỗ trợ kết nối các hộ dân theo hướng VietGap với các doanh nghiệp; đẩy mạnh thực hiện ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất rau an toàn. Tìm thị trường, doanh nghiệp bao tiêu đầu ra đảm bảo lâu dài cho sản phẩm sau thu hoạch; Liên kết, hợp tác hoá trong sản xuất - tiêu thụ.
Về cơ chế, chính sách: Thực hiện có hiệu quả các chính sách của nhà nước đã ban hành như: “Doanh nghiệp hợp đồng với nông dân tiêu thụ sản phẩm”, “tín dụng ưu đãi”, “đào tạo lao động nghề cho khu vực nông thôn”….; thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn huyện; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất theo hướng liên kết “4 nhà”.