3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Đông Anh ngày nay chính thức được thành lập từ tháng chín năm Bính Tý đời Tự Đức (tháng 10 năm 1876), trên cơ sở các làng xã thuộc các huyện: Đông Ngàn (Phủ Từ Sơn), Kim Anh (Phủ Bắc Hà) của tỉnh Bắc Ninh, Yên Lãng (Phủ Tam Đới, tỉnh Sơn Tây). Đây là vùng đất cổ, được hình thành cùng với quá trình dựng nước của tổ tiên ta từ thủa các vua Hùng, vua An Dương Vương. Hai trấn kề cận trực diện Thăng Long, có những nét riêng về văn hóa, có vị trí trọng yếu và có nhiều mối quan hệ mật thiết về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục với Thăng Long, từng được Nhà sử học Phan Huy Chú ghi nhận Trấn Kinh Bắc: “Mạch đất tốt tụ vào đấy, nên càng nhiều chỗ có dấu tích đẹp; tinh hoa hợp vào đấy, nên sinh ra nhiều danh thần. Ví là hồn khí trọng ở phương Bắc phát ra nên khác với mọi nơi... Thói quen đều chuộng văn nhã. Phong tục, nhân vật hơn cả trong một xứ” (Phan Huy Chú, 1992).
Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn; phía Nam giáp sông Hồng và sông Đuống, bên kia các sông này là các quận Tây Hồ, Long Biên và các huyện Đan Phượng, Từ Liêm, Gia Lâm; phía Đông giáp thị xã Từ Sơn và huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh); phía Tây giáp huyện Mê Linh.
Đông Anh ngày nay với 24 xã, thị trấn; 156 thôn (làng); 62 tổ dân phố; với diện tích 183km2; dân số trên 370.000 người. Tổng diện tích đất tự nhiên là 18.230 ha; trong đó: đất nông nghiệp 9.785 ha; có hệ thống giao thông thuận lợi, là cầu nối quan trọng giữa cảng hàng không quốc tế Nội Bài và thành phố Hà Nội. Có hệ thống sông Hồng và sông Đuống chạy dọc theo hướng Tây Nam của huyện. Các tuyến đường bộ: đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài, quốc lộ 3, đường 23B, tuyến đường sắt Hà Nội - Đông Anh - Lào Cai, Hà Nội - Đông Anh - Thái Nguyên chạy qua địa bàn huyện và hiện nay nhiều cây cầu, tuyến đường đã xây dựng và đưa vào hoạt động: cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù, tuyến đường quốc lộ 3 mới chạy qua địa bàn, do đó Đông Anh có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển về mọi mặt và giao lưu kinh tế với các vùng khác (Chi cục thống kê huyện Đông Anh, 2016).
Hình 3.1. Bản đồ hành chính Hà Nội – Đông Anh
Nguồn: UBND huyện Đông Anh (2016)
3.1.1.2 Khí hậu - thời tiết
Đông Anh có cùng chung chế độ khí hậu của thành phố Hà Nội, đó là khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông, thời kỳ đầu khô - lạnh, nhưng
cuối mùa lại mưa phùn, ẩm ướt. Giữa hai mùa là thời kỳ chuyển tiếp tạo cho Đông Anh cũng như thành phố Hà Nội có bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình năm là 230C. Nhiệt độ cao tuyệt đối khoảng 380C (thường vào tháng 7), nhiệt độ tối thiểu là 50C (thường vào tháng Giêng). Lượng mưa hàng năm khoảng 2.200-2.500 mm nhưng phân bố không đều thường tập trung chủ yếu vào mùa nóng ẩm (tháng 2 và tháng 7). Do vậy mùa mưa thường xảy ra úng lụt ở những vùng đất trũng, không tiêu nước kịp. Độ ẩm tương đối trung bình là 84%, cao nhất thường vào tháng 3 (88%-90%), thấp nhất thường vào tháng 11 (79%). Lượng bức xạ nhiệt trung bình là 122,8 Kcal/cm2 . Tích ôn lên tới 8.2700C/năm trong đó vụ Xuân là: 3.4900C và vụ Mùa là 4.7800C. Với tổng diện tích như vậy, kết hợp với các điều kiện sản xuât khác, Đông Anh có thể thâm canh từ 3-4 vụ/năm(Chi cục thống kê huyện Đông Anh, 2016).
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân số và lao động
Huyện Đông Anh có 24 đơn vị hành chính cơ sở, là huyện đất chật người đông, theo số liệu thống kê năm 2016 dân số của huyện là khoảng 375.000 người, mật độ dân số là 1.850 người/km2. Đông Anh là huyện ngoại thành Hà Nội có dân số lớn và đứng thứ 3 trong các quận huyện Hà Nội (sau quận Đống Đa và Hai Bà Trưng). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2014-2016 khoảng 1,6-1,7% huyện Đông Anh trung bình có 10.000 trẻ em sinh ra mỗi năm. Quy mô dân số lớn là một nguồn lực đáng kể cho huyện phát triển kinh tế -xã hội cũng như đặt ra những thách thức không nhỏ trong an sinh xã hội, phát triển bền vững. Hiện nay, lượng dân số chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn và có nhu cầu việc làm rất lớn, các cơ quan chính quyền địa phương, thương mại dịch vụ có vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
Tổng số nguồn lao động của huyện Đông Anh chiếm gần 60% số dân. Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hướng giảm nhẹ. Tỷ lê lao động hoạt đông kinh tế chiếm khoảng 98% trong tổng số lao động trên trên địa bàn. Về cơ bản, huyện Đông Anh đã huy động tốt đội ngũ lao động vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thời gian qua. Lao động nhóm ngành nghề công nghiệp, thương mại dịch vụ tăng dần qua các năm, giảm lao động ngành nông nghiệp do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, quá trình chuyên môn hóa lao động trong các ngành kinh tế nông nghiệp, dịch vụ. Chất lượng lao động là yếu tốt quyết định vị trí, vai
trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đang giảm mà số lao động trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật tăng nhanh do nhu cầu làm việc của các khu công nghiệp trên địa bàn.
Bảng 3.1. Dân số và lao động của huyện Đông Anh giai đoạn (2014- 2016)
Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016
I. Tổng dân số Người 348.570 359.184 369.049
Trong đó: Dân số Tăng tự nhiên % 318.245 330.257 341.905
Tỷ lệ tăng tự nhiên % - - -
Tỷ lệ sinh con thứ 3 % 8,45 6,01 4,95
Tỷ lệ tăng dân số cơ học % - - -
Tổng số lao động Người 200.100 201.964 203.708
Tỷ lệ lao động/dân số % 57,41 56,22 55,20
1. Lao động nông nghiệp Người 118.000 116.753 113.880 - Tỷ lệ lao động nông nghiệp/Tổng lao động % 58,97 57,80 55,90 2. Lao động công nghiệp Người 58.100 59.264 60.400 -Tỷ lệ lao động công nghiệp/Tổng lao động. % 29,04 29,34 29,65
3. Lao động dịch vụ Người 24.000 25.947 29.428
- Tỷ lệ lao động dịch vụ/Tổng lao động % 11,99 12,86 14,45 Nguồn: Chi Cục Thống kê huyện Đông Anh (2016)
3.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng (CSHT) kỹ thuật thể hiện trình độ, năng lực sản xuất cũng như sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Cơ sở vật chất là điều kiện không thể thiếu được trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế- xã hội. Mức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng cao thì sản xuất càng phát triển, năng lực phát triển kinh tế- xã hội càng nhiều. Tuy nhiên, việc trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật phải đảm bảo tính hợp lý và đồng bộ, phù hợp với trình độ quản lý và điều kiện sản xuất cụ thể của từng vùng, từng địa phương thì mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia hay một vùng, một địa phương thì hệ thống CSHT cần thiết và trực tiếp phục vụ cho sản xuất kinh doanh đó là hệ thống CSHT phục vụ giao thông vận tải, hệ thống CSHT phục vụ thông tin liên lac, CSHT phục vụ giao dịch buôn bán, CSHT phục vụ giáo dục, y tế, vui chơi giải trí và hệ thống CSHT phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Bảng 3.2. Cơ sở hạ tầng huyện Đông Anh trong giai đoạn (2014- 2016) Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 I. Thủy lợi 1. Tổng số trạm bơm Trạm 111 111 111 Trạm tưới Trạm 100 100 100 Trạm tiêu Trạm 10 10 10 Trạm tưới tiêu kết hợp Trạm 1 1 1
2. Kênh mương đã kiên cố hóa Km 9.608 10.080 11.215
II.CSHT phục vụ GTVT
Đường quốc lộ Tuyến 3 3 3
Đường tỉnh lộ và nội thị Tuyến 1 1 1
Bến xe Bến 1 1 1
Đường sắt Tuyến 1 1 1
Ga tàu Ga 3 3 3
Đường sông Tuyến 3 3 3
III. CSHT phục vụ TTLL
Bưu điện huyện Trạm 1 1 1
Bưu điện xã Bưu điện 23 24 24
IV. CSHT phuc vụ cho GD
Số Trường ĐH, CĐ, THCN Trường 2 2 2
Số Trường cấp III Trường 8 8 8
Số Trường cấp II Trường 25 25 26
Số Trường cấp I Trường 27 27 28
Số Trường Mẫu giáo Trường 24 25 28
V. CSHT phục vụ cho y tế
Số bệnh viện BV 3 3 3
Số Trạm y tế Trạm 24 24 24
VI. Công trình phúc lợi
Siêu thị tiêu dùng Cái 0 1 2
Siêu thị điện máy Cái 1 1 3
Sân chơi thể dục thể thao Cái 72 77 83
Nhà văn hóa thiếu nhi Cái 1 1 1
Chợ Cái 26 27 27
Công viên Cái 1 1 1
Những năm qua, được sự hỗ trợ của thành phố và sự nỗ lực của toàn dân cùng các ban ngành đoàn thể trong huyện, cơ sở vật chất kỹ thuật và CSHT của huyện ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện
Toàn huyện có 111 trạm bơm tưới tiêu và hơn 112km kênh mương được kiên cố hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của huyện. Huyện có hệ thống đường giao thông thuận lợi là cầu nối giữa cảng hàng không quốc tế Nội Bài với trung tâm thành phố Hà Nội, các tuyến đường giao thông quan trọng như: đường 23B, quốc lộ 3, quốc lộ mới (đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên), quốc lộ 23A (đường 6km), đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài (đường Võ Văn Kiệt), đường cao tốc Nhật Tân - Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp), đường 5 kéo dài và có các cây cầu trên địa bàn huyện và nối huyện với các địa phương xung quanh: cầu Thăng Long, cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù, cầu Phù Lỗ, cầu Đò So, cầu Đôi, cầu E, cầu Phương Trạch, cầu Lộc Hà, cầu Vân Trì. Ngoài ra còn có các cầu vượt cạn: cầu vượt Kim Chung, cầu vượt Nam Hồng, cầu vượt Vân Trì, cầu vượt Vĩnh Ngọc, cầu vượt Bắc Hồng.
Ngoài ra, huyện còn có hệ thống CSHT phục vụ thông tin liên lạc, phục vụ kinh doanh buôn bán, phục vụ giáo dục, y tế, sinh hoạt văn hóa cũng không ngừng được nâng cấp và mở rộng, cơ bản đã ổn định đáp ứng nhu cầu phát triển, đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội của huyện và góp phần thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
CSHT huyện Đông Anh nhìn chung đã đảm bảo cho sự phát triển cơ bản kinh tế- xã hội của huyện. Trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới cần thiết phải đầu tư xây dựng mới và hoàn thiện hệ thống hạ tầng đây là đòi hỏi bức thiết phải huy động nguồn lực trong xã hội.
3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế
So với năm 2015, GTSX các ngành kinh tế năm 2016 ước đạt 128.067,428 tỷ đồng, tăng 8,8% (năm trước 8,2%, KH 8,7%). Trong đó: Công nghiệp - XDCB tăng 8,7%; TMDV tăng 14,8%; Nông- lâm- TS tăng 2,2%. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 9,4%. Khu vực kinh tế thuộc Huyện quản lý, tăng 9,2%; trong đó CN-XDCB tăng 9,3%; TMDV tăng 14,3%; Nông - lâm- TS tăng 2%. Cơ cấu các ngành kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực đúng định hướng. Sản xuất nông nghiệp đã đạt được một số kết quả quan trọng, GTSX nông lâm nghiệp - thủy sản trên địa bàn huyện ước đạt 3.000 tỷ,
tăng 2,2% so với năm 2015; cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng trồng trọt (chăn nuôi chiếm tỷ trọng 62,1 %; trồng trọt chiếm tỷ trọng 37,9 %) (Chi cục thống kê huyện Đông Anh, 2016).
Tổng diện tích gieo trồng các loại cây ngắn ngày cả năm ước đạt 18.436 ha, giảm 308 ha so với cùng kỳ trước; tổng sản lượng lương thực ước đạt 67.493 tấn, giảm 1.011 tấn so với năm trước; trong đó diện tích lúa 12.984 ha (diện tích giảm 227 ha do một phần diện tích lúa đã được chuyển đổi sang trồng cây trồng khác, và một phần bị thu hồi GPMB các dự án trên địa bàn). Năng suất ước 50 tạ/ha (tăng 2,3 tạ/ha.; diện tích rau 2.720 ha (giảm 24 ha., năng suất ước 238,6 tạ/ha (tăng 4,6 tạ/ha.; các loại cây trồng khác là trên 2.500 ha (Chi cục thống kê huyện Đông Anh, 2016).
Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hầu hết các xã có thêm vùng chuyển đổi mới với tổng diện tích là 60 ha đạt 100% kế hoạch, trong đó từ trồng lúa chuyển sang rau 11,16 ha; hoa cây cảnh 2,62 ha; cây ăn quả 11,15ha; nuôi trồng thủy sản 6,53 ha; cây màu chuyển sang rau 4,5 ha; hoa cây cảnh 5,7 ha; cây ăn quả 9,5 ha tiếp tục chỉ đạo các xã đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi để hoàn thành theo kế hoạch. Đã có thêm 02 trang trại được phê duyệt, đang hoàn chỉnh hồ sơ để phê duyệt 7 trang trại nâng tổng số trang trại được phê duyệt gần 210 trang trại, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 15.000 lao động (Chi cục thống kê huyện Đông Anh, 2016).
Chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản tiếp tục được duy trì với quy mô đàn lợn đạt 60.00 con, giảm 10.000 con so với năm 2015; đàn trâu, bò đạt 5.926 con tương đương năm 2015; gia cầm, thủy cầm, chim cút đạt 3,9 triệu con, tăng 0,4 triệu con năm 2015. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm chỉ đạo. Trên địa bàn Huyện năm 2016 không có ổ dịch bệnh bùng phát.
Tiếp tục duy trì diện tích nuôi trồng thủy sản chuyên canh 550 ha; đưa các loại giống thủy sản chất lượng cao như: Cá điêu hồng, trắm đen, cá trình ... vào sản xuất.
Công nghiệp – TTCN đứng trước những khó khăn chung của nền kinh tế, huyện đã tập trung chỉ đạo bằng nhiều giải pháp cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho các doanh nghiệp duy trì và đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, cụ thể như tổ chức gặp mặt, đối thoại, hội thảo 3 hội nghị với gần 200 doanh nghiệp; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị kết nối giữa các doanh nghiệp trên địa bàn huyện với ngân hàng, thông qua hội nghị nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về vốn, lãi suất, thị trường và hấp thụ vốn, tiếp tục giải tỏa hàng tồn kho và tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Do đó, kết quả sản xuất công nghiệp - TTCN đã có những chuyển biến khá tích cực, GTSX công nghiệp trên địa bàn ước đạt 79.754 tỷ đồng, tăng 8,7% so với năm 2015. Cho đến thời điểm hiện tại, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn quản lý là 3.627 DN. Trong đó đang kinh doanh 2.282 DN (tăng 89 doanh nghiệp); giải thể 121 DN (tăng12 DN); bỏ trốn 162 (giảm 38 DN);
Thương mại, dịch vụ và du lịch được quan tâm, chỉ đạo phát triển. Giátrị sản xuấtTMDV trên địa bàn huyện đạt 4.305,2 tỷ đồng tăng 14,8%.
Công tác quản lý tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB. đảm bảo đúng quy định đã chủ động, tập trung đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ, có các giải pháp quyết liệt để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2015 của UBND huyện và Thành phố giao; Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 711,104 tỷ đồng, đạt 119% so với dự toán Thành phố giao và 78,5% dự toán huyện giao; Tổng thu ngân sách huyện (bao gồm thu bổ sung cân đối và thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Thành phố) ước đạt 1.2652,194 tỷ đồng bằng 117% dự toán Thành phố giao và đạt 85,6% dự toán huyện giao; Tổng chi ngân sách ước đạt 1.265 tỷ đồng, đạt 117% so với dự toán Thành phố giao, 84% dự toán Huyện giao. Cụ thể: 373,524 tỷ