Đào tạo, tập huấn tiêu chuẩn vietgap cho người sản xuất rau huyện đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 75)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng sản xuất rau trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội

4.1.6. Đào tạo, tập huấn tiêu chuẩn vietgap cho người sản xuất rau huyện đông

Đông Anh, thành phố Hà Nội

Để có thể thực hiện sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP yêu cầu người tham gia phải được đào tạo, tập huấn các quy trình theo tiêu chuẩn. Các bước đào tạo được quy định như sau:

Chủ đề 1 – Tổng quan về VietGAP và sơ đồ cơ bản quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.

Chủ đề 2 – Các bước chuẩn bị sản xuất rau an toàn và một số quy định về mức giới hạn tối đa cho phép.

Chủ đề 3 – Nước và các chế phẩm nông hóa và Canh tác sản xuất rau an toàn. Chủ đề 4 – Quản lý sản xuất rau an toàn và phương pháp đánh giá chứng nhận VietGAP.

Sau khi được đào tạo người tham gia phải đảm bảo những kiến thức: Hiểu đúng về VietGAP

Biết được một số quy trình cơ bản trong sản xuất theo VietGAP Biết một số biểu mẫu đánh giá và các tiêu chí kèm theo.

Nắm được công tác chuẩn bị trước khi sản xuất rau an toàn (Các đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất; vấn đề lựa chọn giống và gốc ghép và vấn đề quản lý đất và giá thể).

Sử dụng phân bón, nguồn nước và thuốc bảo vệ thực vật như thế nào là hiệu quả và đảm bảo cho rau an toàn.

Các thao tác thực hành cần tuân thủ khi thu hoạch rau để giữ được chất lượng và ATTP cho rau; vấn đề quản lý và xử lý chất thải nhằm ngăn ngừa nhiễm bẩn cho rau, những yêu cầu và vấn đề cần tuân thủ đối với người lao động trong sản xuất rau an toàn.

Và hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm; cách thức thực hiện ghi chép, kiểm soát nhằm truy nguyên được nguồn gốc và thu hồi sản phẩm. Nội dung và cách thức kiếm tra đánh giá nội bộ trong sản xuất rau an toàn.Hiểu được khái niệm về mối nguy trong an toàn thực phẩm.

Để làm rõ thực trạng độ hiểu biết về tiêu chuẩn VietGAP của người sản xuất rau trên địa bàn huyện Đông Anh, tác giả tiến hành phỏng vấn 30 người đã được tập huấn kiến thức VietGAP tại 3 xã Tiên Dương, Nguyên Khê, Vân Nội.

Bảng 4.18. Tình hình hiểu biết tiêu chuẩn VietGAP của người sản xuất

STT Chỉ tiêu Đã hiểu

Chưa hiểu rõ

1 Biết về tiêu chuẩn VietGAP đối với rau. 30 0

2 Nắm được công tác chuẩn bị trước khi sản xuất. 21 9 3 Nắm được các quy định về sử dụng nguồn nước, phân

bón, thuốc BVTV.

18 12

4 Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch đúng cách.. 22 8 5 Hiểu về tầm quan trọng của việc ghi chép lưu giữ hồ

sơ sản xuất.

10 20

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, trong 30 người đã biết về tiêu chuẩn VietGAP đối với rau những vẫn còn tỷ lệ chưa nắm được quy trình sản xuất theo đúng tiểu chuẩn. Điều này cho thấy kiến thức về VietGAP trên rau của người sản xuất là chưa thực sự rõ ràng. 9/30 người được hỏi chưa hiểu rõ về công tác chuẩn bị trước khi sản xuất, điều này ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ngay từ khâu

chuẩn bị. 12/30 người chưa thực nắm được những kiến thức về quy định sử dụng nguồn nước, phân bón, thuốc BVTV. Ví dụ như không biết sâu bệnh này cần loại thuốc nào, liều lượng ra sao, thời gian phun như thế nào, cần cách ly bao lâu… Về khâu thu hoạch và xử lý sau thu hoạch thì chỉ có 22/30 người biết cách thực hiện theo đúng quy định. Mức độ hiểu biết về tầm quan trọng của việc ghi chép, lưu giữ hồ sơ sản xuất là đáng lo ngại nhất, chỉ có 10/30 người được hỏi hiểu được vấn đề này. Người dân cho rằng không ai kiểm tra nên không ghi chép lại, nhưng không biết rằng, đây chính là bằng chứng cho nguồn gốc chấp lượng của rau sau này. Trong số đó, một số người được phỏng vấn đã nắm bắt được đầy đủ những yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP, do đã có nhiều năm canh tác, cùng với việc được tập huấn chuyên sâu. Nhưng đôi khi vẫn cố tình mắc một số sai phạm trong quá trình sản xuất. Lý giải cho việc này là do, thực hiện đúng quy trình thì chi phí sẽ tốn kém hơn, mất nhiều công sức hơn, mà giá sản phẩm vẫn vậy, không ai kiểm tra, kiểm định.

Như vậy, có thể rút ra một số thực trạng của người lao động hiện này:

Thứ nhất, dù đã được đạo tạo nhưng vẫn có người chưa hiểu kỹ về tiêu chuẩn VietGAP. Từ đó dẫn tới việc canh tác không thể đảm bảo theo đúng quy trình.

Thứ hai, việc nắm bắt quy trình để sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP chưa thật sự được quan tâm, đi tập huấn đào tạo chỉ để lấy chứng chỉ cho phép sản xuất, dẫn tới nhiều hệ quả xấu sau này.

Thứ ba, dù đã nắm vững quy trình VietGAP nhưng đôi khi vẫn cố tình mắc sai phạm vì lợi ích, lợi nhuận của bản thân.

Thứ tư, sự yếu kém, lơ là trong kiểm soát, đánh giá chất lượng đào tạo của bộ máy quản lý. Khiến người sản xuất ỷ lại, coi thường quy định.

Với thực trạng này sẽ làm cho nguồn nhân lực bị xuống cấp từng ngày, nếu không có sự thay đổi thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm.

4.1.7. Hiệu quả sản xuất rau VietGAP

4.1.7.1. Hiệu quả kinh tế

Quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP rất khắt khe, với nhiều quy định đưa ra đòi hỏi người sản xuất phải đầu tư về của cải vật chất và công sức lớn hơn so với sản xuất rau thường. Thế nhưng qua nhiều năm triển khai mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP các hộ sản xuất trên địa bàn huyện Đông Anh đã thụ được những hiệu quả đáng kể về mặt kinh tế.

63

Bảng 4.19. Hiệu quả kinh tế sản xuất rau thường và rau VietGAP năm 2016

Chỉ tiêu ĐVT

Bắp cải Su hào Bí xanh Rau gia vị Cà chua

Rau thường Rau VietGAP Rau thường Rau VietGAP Rau thường Rau VietGAP Rau thường Rau VietGAP Rau thường Rau VietGAP

1. Đầu tư/ 1 ha/ 1 vụ

1.1. Tổng chi phí (TC) Triệu đồng 9,440 9,486 5,525 6,011 10,494 10,720 3,249 3,700 10,407 10,389

1.2. Chi phí trung gian (IC) Triệu đồng 3,874 3,336 2,589 2,155 5,074 4,501 1,408 1,035 4,517 3,857

1.3. Công lao động (LĐ) Triệu đồng 5,038 5,733 2,780 3,648 5,212 5,907 1,737 2,432 5,560 6,081

1.4. Chi phí khác Triệu đồng 0,278 0,417 0,156 0,208 0.208 0,312 0,104 0,173 0,330 0,451

2. Kết quả/ 1ha/1 vụ

2.1. Giá trị sản xuất (GO) Triệu đồng 45,870 58,901 15,637 21,023 60,812 68,631 20,155 27,209 75,755 87,917

2.2. Giá trị gia tăng (VA) Triệu đồng 41,996 55,565 13,048 18,868 55,738 64,130 18,747 26,174 71,238 84,060 2.3. Thu nhập hỗn hợp (MI) Triệu đồng 36,680 49,415 10,112 15,012 50,318 57,911 16,906 23,569 65,348 77,528

3. Hiệu quả chi phí

- GO/IC Lần 11,8 17,6 6,1 9,8 12,0 15,2 14,3 26,3 16,8 22,8

- VA/IC Lần 10,8 16,7 5,0 8,8 11,0 14,2 13,3 25,3 15,8 21,8

- MI/IC Lần 9,5 14,8 3,9 6,9 10,0 12,9 12,0 22,8 14,5 20,1

4. Hiệu quả lao động

- GO/LĐ Triệu đồng/ công 9,1 10,3 5,6 5,8 11,7 11,6 11,6 11,2 13,6 14,4

- VA/LĐ Triệu đồng/ công 8,3 9,6 4,7 5,2 10,7 10,9 10,8 10,8 12,8 13,8

Qua bảng sau ta thấy, Kết quả về kinh tế của rau VietGAP hơn hẳn so với rau thường. Cụ thể, chi phí sản xuất bao gồm: giá phân bón, giá thuốc BVTV, giá nhân công, các chi phí khác… để sản xuất rau VietGAP đều cao hơn so với thường. Nhưng kết quả doanh thu của rau VietGAP lên vượt trội so với rau thường. Ví dụ như: Rau bắp cải, đối với sản xuất rau thường tổng chi phí (TC) là 9,440 triệu đồng trên 1 ha/ 1 vụ thì với rau VietGAP chi phí này cao hơn là 9,486 triệu đồng trên 1 ha/ 1 vụ. Nhưng giá trị sản xuất (GO) 1ha/ 1 vụ của rau VietGAP đạt 58,901 triệu đồng còn rau thường chỉ đạt 45,870 triệu đồng, cao hơn 27%. Giá trị gia tăng (VA) 1ha/ 1 vụ của rau VietGAP đạt 55,565 triệu đồng còn rau thường chỉ đạt 41,996 triệu đồng, cao hơn 23,3%. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1ha/ 1 vụ của rau VietGAP đạt 49,415 triệu đồng còn rau thường chỉ đạt 36,680 triệu đồng, cao hơn 18,1% .

Không nhưng gia tăng về kết quả kinh tế mà hiệu quả chi phí của rau VietGAP cũng cao hơn so với ra thường. Cụ thể đối với cà chua, khi sản xuất rau VietGAP cứ mỗi đơn vị chi phí trung gian (IC) bỏ ra thì thu về được 22,8 đơn vị giá trị sản xuất (GO), 21,8 đơn vị giá trị gia tăng (VA) và 20,1 đơn vị thụ nhập hỗn hợp (MI) còn với rau thường lần lượt chỉ là 16,8 đơn vị (GO), 15,8 đơn vị (VA) và 14,5 đơn vị (MI). Qua đó có thể thấy lợi nhuận thu về từ sản xuất rau VietGAP là cao hơn khá nhiều so với sản xuất rau thường.

Khi xét đến hiệu quả lao động thì cũng có sự chệnh lệch giữa sản xuất rau VietGAP so với sản xuất rau thường nhưng con số này là không nhiều. Hiệu quả công lao động sản xuất rau VietGAP vấn tốt hơn đôi chút. Cụ thể khi sản xuất su hào VietGAP một ngày công lao động sẽ tạo ra 5,8 triệu đồng giá trị sản xuất (GO), 5,2 triệu đồng giá trị gia tăng (VA) và 4,1 thu nhập hỗn hợp (MI) trên diện tích 1ha, còn đối với rau thường lần lượt là 5,6 triệu đồng (GO), 4,7 triệu đồng (VA) và 3,6 triệu đồng (MI) trên diện tích 1ha.

4.1.7.2. Hiệu quả xã hội

Những năm gần đây quy mô cũng như doanh thu từ việc sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh đều tăng. Qua đó cải thiện được chất lượng cuộc sống cho người nông dân, đóng góp vào ngân sách nhà nước một số khoản đáng kể như: thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế đất… góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Bên cạnh đó việc sản xuất rau VietGAP còn tạo ra công ăn việc làm cho người lao động. Qua điều tra 60 hộ sản xuất tại 3 xã trên địa bàn huyện thì đã tạo ra được 164 lao động (2017) có việc làm thường xuyên. Trong đó đa phần là lao động gia đình với 150 người và 14 lao động thuê ngoài. Từ đó người lao động có công việc thường xuyên, ổn định với mức thu nhập hàng tháng ở mức 4-6 triệu đồng/người. Giúp cải thiện chất lượng cuộc sống người lao động, tránh được những tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra.

Không những tạo ra được việc làm cho người lao động, trong quá trình sản xuất còn nâng cao trình độ, kỹ thuật, vốn kiến thức… Họ được đào tạo nghề, tập huấn các quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP một cách bài bản. Qua đó người lao động sẽ được sản xuất trong những môi trường tốt hơn, hiểu rõ thế nào là rau VietGAP, làm thế nào để sản xuất ra rau VietGAP, mang những sản phẩm sạch, an toàn đến cho người tiêu dùng và xã hội.

. Hiệu quả môi trường

Để có thể phát triển bền vững thì người sản xuất phải hiểu rõ và thực hiện song song phát triển sản xuất với bảo vệ môi trường. Trong quá trình sản xuất rau VietGAP sẽ rất dễ phát sinh một số tác động xấu đến môi trường và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Qua điều tra cho thấy, đa phần người sản xuất đều không mấy quan tâm tới vấn đề ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV, hóa chất vệ sinh, khử trùng vẫn diễn ra rất tùy tiện. Đặc biệt là những hóa chất nguy hiểm, nằm trong nhóm gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người vẫn chưa được sử dụng và xử lý đúng quy định. Các chất thải trong quá trình sản xuất cũng chưa được xử lý cẩn thận và đúng theo tiêu chuẩn. Hoạt động sơ chế, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch sẽ phát sinh ra các chất thải rắn, khí thải, nước thải, nhưng đa phần đều chưa xử lý đã thải trực tiếp ra môi trường. Cùng với đó là hoạt động bảo quản hóa chất, phân bón, thuốc BVTV cũng rất chủ quan và sơ sài, khả năng bị rò rỉ ra môi trường là khá cao.

Với những thực trạng nêu trên thì khả năng gây ô nhiễm môi trường tại các vùng sản xuất rau VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh là rất dễ xảy ra. Những tác động xấu đến môi trường có thể kể đến như: Ô nhiễm nguồn nước mặt

và nước ngầm, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tham gia sản xuất và các hộ nông dân sử dụng nguồn nước trong sinh hoạt hàng ngày.

Qua đánh giá thực trạng về hiệu quả môi trường tại các vùng sản xuất rau VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh là khá thấp, không đảm bảo theo những tiêu chuẩn VietGAP đưa ra và quy định về ô nhiễm môi trường của nhà nước. Cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương để kiểm tra, đánh giá cụ thể tình hình và đưa ra nhưng giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

4.1.8. Xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm

Từ năm 1996 người dân Đông Anh đã phát triển sản xuất rau theo hướng an toàn. Hàng ngày cung cấp một lượng lớn rau VietGAP cho người dân Thủ Đô. Thế nhưng cho đến này rau VietGAP huyện Đông Anh vẫn chưa có một thương hiệu riêng cho mình. Vấn đề nằm ở chỗ, dù đã lâu năm sản xuất rau VietGAP, kinh nhiệm canh tác cũng rất nhiều nhưng đa phần là sản xuất tự phát, diện tích canh tác manh mún, chưa có quy hoạch vùng tập trung. Mặt khác, chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất thì các hộ sản xuất lại không đảm bảo được tuyệt đối.

Thời điểm đầu năm 2015, hàng loạt các siêu thị lớn ở thủ đô như BigC, Metro, Lotte Mart... quyết định tạm ngừng nhập và bán mặt hàng rau sạch của Công ty TNHH Sản xuất và Chế biến rau VietGAP Ba Chữ (Vân Nội, Đông Anh). Thực chất, Công ty này đã “treo đầu dê, bán thịt chó” khi nhập sản phẩm tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Minh Khai để mang đi tiêu thụ, vi phạm nghiêm trọng về nguồn gốc và không còn được dán tem chứng nhận rau an toàn. Theo ông Nguyễn Tôn Tính - Phó Chủ tịch UBND xã Vân Nội - “phốt” này chính là cú đấm chí mạng vào niềm tin người tiêu dùng, làm ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp sản xuất rau VietGAP chân chính tại Vân Nội.

Quả thật, chất lượng, độ an toàn của sản phẩm đang là vấn đề rất khó giải quyết đối với rau VietGAP trên địa bàn huyện Đông Anh. Với quy trình canh tác không theo đúng quy định, trình độ, nhận thức của người sản xuất còn yếu kém thì rất khó để tạo ra được những sản phẩm tốt, chất lượng. Bên cạnh đó còn chạy theo lợi nhuận, thấy giá cao là bỏ qua lương tâm. Sản phẩm làm ra lại không thể đáp ứng yêu cầu từ các hệ thống tiêu thụ, thì càng không thể đến được tay người tiêu dùng và lấy được lòng tin từ họ. Cùng với hình thức sản xuất nhỏ lẻ, tự phát,

thiếu sự liên kết thì rất khó để tạo dựng một thương hiệu riêng và phát triển lớn mạnh thương hiệu đó được.

Cho tới thời điểm hiện tại huyện Đông Anh vẫn chưa có được một thương hiệu rau VietGAP thật sự uy tín và có tiếng trên thị trường. Thương hiệu rau an toàn Vân Nội, là một thương hiệu đã có từ lâu nhưng cho đến nay chưa tạo được tiếng vang và dần mai một, mặt khác gần đây lại có nhiều vấn đề về chất lượn và nguồn gốc sản phẩm nên cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Bên cạnh đó các hộ sản xuất lại không mấy mặn mà với việc quảng bá sản phẩm ra các thị trường mới. Đa phần là bán lẻ hoặc đổ buôn tại các chợ đầu mối, các HTX thì khả quan hơn một chút là có những chiến dịch marketing online, có hệ thống tiếp cận các siêu thị để gửi bán sản phẩm. Nhưng vì chất lượng không bằng được những đối thủ đã xây dựng được thương hiệu, cùng với những phốt trong quá khứ nên khả năng cạnh tranh là rất thấp.

Bên cạnh đó là sự thiếu quan tâm của chính quyền địa phương, không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)