Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 42)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài tiến hành điều tra trên địa bàn Huyện, tuy nhiên do hạn chế nguồn lực, thời gian nên tôi chỉ tiến hành chọn ngẫu nhiên các hộ sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP của 03 xã nằm trong vùng sản xuất rau VietGAP trên địa bàn huyện: xã Tiên Dương, xã Vân Nội, xã Nguyên Khê.

* Lý do chọn 03 xã

Xã Tiên Dương nằm ở sát trung tâm huyện Đông Anh. Có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.000,72 ha; trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 606,6 ha; còn lại là đất thổ cư và các loại đất chuyên dùng. Trong xã có 4.100 hộ, với 15.787 nhân khẩu. Người dân Tiên Dương chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng các loại cây, con có giá trị cao như hoa, cây cảnh, rau, từng bước đã cải thiện đời sống. Nhiều nhà cao tầng mọc lên bằng những nguồn thu nhập từ trồng hoa, cây cảnh và đặt biệt là rau VietGAP. Với diện tích 136ha (2016) sản xuất rau VietGAP đứng thứ 2 toàn huyện, chủ yếu canh tác rau lấy lá, củ như rau cải các loại, rau muống, xà lách, xu hào, khoai tây... Năm 2016 nông nghiệp đạt 105 tỷ đồng (đạt 85%) trong tổng cơ cấu kinh tế của xã (Chi cục thống kê huyện Đông Anh, 2016).

Xã Vân Nội nằm ở phía Tây huyện Đông Anh, giữa Quốc lộ 3 và đường Bắc Thăng Long- Nội Bài, có trục đường 23 B là tuyến đường đô thị, trục kinh tế Đông Tây của Huyện; cách sân bay quốc tế Nội Bài 10 km. Xã có diện tích tự nhiên 640 ha, trong đó đất nông nghiệp 290 ha, dân số năm 2015 là 16.972 người. Trong thời kỳ đổi mới, năm 2001 được công nhận là xã dẫn đầu Thành phố về sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP. Diện tích rau VietGAP là 144 ha (2016), có chợ đầu mối Vân Trì chuyên cung cấp rau củ, quả phong phú cho thị trường. Năm 2016 nông nghiệp đạt 87 tỷ đồng (đạt 36%) trong tổng cơ cấu kinh tế của xã (Chi cục thống kê huyện Đông Anh, 2016).

Xã Nguyên Khê nằm ở phía Bắc huyện Đông Anh, chạy dọc tuyến đường Quốc lộ 3.Có con sông Cà Lồ bao quanh nên đất đai màu mỡ rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Diện tích sản xuất rau VietGAP của xã là 70ha (2016) đứng thứ 3 toàn huyện với thế mạnh là các loại rau lấy quả như: Cà

chua, dưa leo, đậu lấy quả... Đến năm 2016 xã có 15.500 nhân khẩu; 3.250 hộ; nông nghiệp đạt 76 tỷ đồng (bằng 73,1 %) trong cơ cấu kinh tế của xã (Chi cục thống kê huyện Đông Anh, 2016).

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ phòng Kinh tế, Chi cục Thống kê, Trạm BVTV Đông Anh, 03 xã thuộc điểm nghiên cứu của huyện. Các tài liệu chủ yếu gồm: số liệu thống kê, đề án rau VietGAP của Chi cục BVTV Hà Nội, các báo cáo tổng kết về sản xuất rau VietGAP, các đề tài nghiên cứu, các bài báo liên quan đến sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, sách, báo và các văn bản pháp luật.

3.2.2.2. Số liệu sơ cấp

* Chọn mẫu điều tra

Do tìm hiểu, nghiên cứu sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP nên để có được số liệu phục vụ đề tài nghiên cứu, tôi tập trung thu thập số liệu sơ cấp thông qua cách phỏng vấn, điều tra trực tiếp cụ thể như sau:

Bảng 3.3 Tổng hợp mẫu phỏng vấn, điều tra

STT Đối tượng điều tra Số lượng

Người sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP 60

1 - Xã Tiên Dương 20

2 - Xã Vân Nội 20

3 - Xã Nguyên Khê 20

Người tiêu dùng

1 - Siêu thị 10

2 - Đại lý phân phối 10

3 - Chợ đầu mối 10

Người thu gom

1 - Người thu gom 10

* Lý giải mẫu điều tra:

Người sản xuất: Điều tra tại 60 hộ sản xuất ở 3 xã Tiên Dương, Vân Nội, Nguyên Khê trên địa bàn huyện Đông Anh. Vì đây là vùng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP đã có kinh nghiệm lâu năm canh tác và được chứng nhận đạt đủ

đa dạng về chủng loại và được phân bố canh tác theo từng vùng riêng.

Với vai trò quan trọng đứng đầu trong kênh, nếu không có người sản xuất thì sẽ không tồn tại loại sản phẩm đó trên thị trường và sẽ không có dòng lưu chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Lập phiếu điều tra người sản xuất gồm các nội dung chủ yếu sau: Tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp…; thông tin lao động: tổng số nhân khẩu, tổng số lao động, tổng số lao động nông nghiệp, số lao động tham gia sản xuất rau…; thông tin sản xuất: Tổng diện tích đất canh tác, tổng diện tích đất trồng rau, tổng diện tích trồng rau VietGAP, kỹ thuật trồng rau VietGAP, đào tạo, tập huấn nghề theo tiêu chuẩn VietGAP, nguồn cung cấp đầu vào, nguồn vốn…

Người tiêu dùng: Đối tượng điều tra là những người thường xuyên mua rau VietGAP tại các siêu thị, đại lý trên địa bàn thành phố Hà Nội. Người tiêu dùng được lựa chọn gồm nhiều lứa tuổi khác nhau, cả nam và nữ có công việc và thu nhập riêng để đảm bảo tính khách quan

Qua đó rút ra được các yếu tố ảnh hưởng của người tiêu dùng đến phát triển sản xuất rau VietGAP.

Người thu gom: Đối tượng điều tra là những người bán buôn cho các nhà hàng, bếp ăn tập thể, khu công nghiệp... Những người thu gom được phân chia theo nhiều tiêu chí như: Thời gian, số lượng, giá cả, chủng loại rau…

Đây là quá trình phỏng vấn nhằm lấy thông tin từ thị trường. Các chỉ tiêu cần chú ý đến đó là: giá, số lượng, đối thủ cạnh tranh, mức tiêu thụ… Từ đó rút ra được ảnh hưởng từ thị trường đến sản xuất rau VietGAP.

3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

- Phương pháp hiệu chỉnh số liệu: Kiểm tra và chỉnh lý số liệu thỏa mãn yêu cầu kiểm tra đầy đủ, chính xác, logic.

- Phương pháp tổng hợp số liệu: Các số liệu được nhập vào phần mềm Excel, SPSS để tính toán các chỉ tiêu phục vụ nghiên cứu: số tuyệt đối, tương đối, bình quân,...

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp sử dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để đánh giá mức độ hiện tượng, dùng để miêu tả những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội

nổi bật của huyện Đông Anh có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP của hộ nông dân trong huyện.

3.2.4.2. Phương pháp so sánh

So sánh các hình thức trong sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP của các hộ nông dân tại 03 xã trên địa bàn huyện, từ đó đề ra một số biện pháp nhằm phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP.

3.2.4.3. Phương pháp phân tổ

Phân tổ hộ nông dân theo các tiêu thức khác nhau:

+ Phân tổ theo vị trí, vai trò của hộ nông dân trong sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP có hai nhóm hộ: Hộ nông dân tự do và Hộ là xã viên HTX.

+ Phân tổ theo hình thức trong sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP của hộ: Hộ liên kết hợp đồng văn bản, Hộ liên kết hợp đồng miệng, Hộ liên kết tự do.

3.2.4.4. Phương pháp phân tích thể chế

- Phân tích vai trò của các tác nhân tham gia - Phân tích lợi ích của các tác nhân tham gia.

3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu về tiêu chuẩn VietGAP

- Chỉ tiêu đánh giá thực trạng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP + Diện tích, năng suất, sản lượng rau VietGap

+ Quy mô, cơ cấu sản xuất rau VietGap + Kỹ thuật sản xuất rau VietGap

+ Sử dụng đầu vào cho sản xuất rau VietGap + Đào tạo nghề cho sản xuất rau VietGap + Quy trình sản xuất rau VietGap

- Chỉ tiêu liên kết

+ Tỉ lệ hộ tham gia liên kết.

+ Các tác nhân tham gia liên kết trong sản xuất rau VietGap: giữa người sản xuất với người thu gom, cơ sở chế biến, tiêu thụ; giữa người tiêu thụ với người tiêu dùng.

3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất

- Giá trị sản xuất (GO) là toàn bộ của cải vật chất được tạo ra trong một thời kì, thường là một năm

- Chi phí trung gian (IC) là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất (tính theo chu kì của GO). Trong nông nghiệp chí phí trung gian bao gồm các khoản chi phí như: giống cây, phân bón, thuốc trừ sâu…

- Giá trị gia tăng (VA) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các ngành sản xuất tạo ra trong một năm hay một chu kì sản xuất.

- Thu nhập hỗn hợp (MI) là phần thu nhập (gồm cả công lao động và lãi) nằm trong giá trị sản xuất sau khi đã trừ đi chi phí trung gian, khấu hao tài sản cố định, thuế.

- Nhóm chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng lao động + GO/IC, GO/lao động

+ MI/IC, MI/lao động + VA/IC, VA/lao động

3.2.5.3. Chỉ tiêu phản ánh tác động của sản xuất rau VietGap

- So sánh mức năng suất, chi phí phân bón, giá thành sản phẩm, cơ cấu chi phí đầu vào giữa nhóm hộ tham gia liên kết và nhóm hộ không tham gia liên kết.

- So sánh quy mô sản xuất, giá bán sản phẩm, cơ cấu khối lượng sản phẩm, cơ cấu thu nhập giữa nhóm hộ tham gia liên kết và nhóm hộ không tham gia liên kết.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội

Rau xanh là nhu cầu thiết yếu trong mỗi bữa cơm của gia đình, như vậy cần có nguồn cung cấp đảm bảo và thường xuyên. Huyện Đông Anh là vùng cung cấp rau lớn cho Thủ đô Hà Nội, có tổng diện tích canh tác rau theo số liệu cung cấp của Chi cục Thống kê Huyện năm 2016 là 2.685 ha; tương đương 6.687 ha gieo trồng/năm; phân bố ở 23 xã. Chủng loại rau được sản xuất ở huyện Đông Anh khá phong phú với trên 50 loại rau, tập trung chủ yếu ở vụ Đông, Đông xuân. Năng suất rau trung bình đạt trên 20 tấn/ha/vụ, sản lượng rau ước đạt 357.754 tấn/năm.

Nhu cầu rau xanh của Thành phố khoảng 2.600 tấn/ngày, tương đương 950.000 tấn/năm. Với 2.685 ha canh tác rau như trên sản lượng rau của huyện có khả năng đáp ứng được khoảng trên 30% nhu cầu rau xanh của người dân Thủ đô.

4.1.1.1. Diện tích rau của huyện Đông Anh

Toàn huyện có 01 thị trấn và 23 xã trong đó 23 xã đều có diện tích sản xuất rau. Nhưng 10 xã có diện tích sản xuất rau quanh năm như: xã Cổ Loa, xã Uy Nỗ, xã Xuân Nộn, xã Nguyên Khê, xã Nam Hồng, xã Bắc Hồng, xã Tiên Dương, xã Vân Nội, xã Tàm Xá, xã Kim Chung các xã còn lại chủ yếu sản xuất rau vụ Đông.

Qua bảng 4.1 cho thấy, tổng diện tích gieo trồng rau của toàn huyện có sự tăng giảm qua các năm từ năm 2014 là 2.675 ha đến năm 2015 tăng lên là 2.730 ha và giảm xuống còn 2.685 ha vào năm 2016; nhìn chung diện tích gieo trồng không có sự thay đổi lớn. Xét về từng chủng loại rau thì rau lấy lá được sản xuất nhiều nhất chiểm khoảng 50% tổng diện tích gieo trồng. Tiếp đó là rau lấy củ, quả khoảng trên 20% tổng diện tích, còn lại một số loại rau khác như rau gia vị, rau ăn sống… được canh tác với diện tích nhỏ. Qua các năm cũng có sự biến đổi về diện tích canh tác các loại rau. Cụ thể như năm

2016 diện tích rau lấy lá và lấy quả giảm khoảng 10%, rau lấy củ, rễ và rau gia vị lại tăng khoảng 20%.

Bảng 4.1. Diện tích gieo trồng rau huyện Đông Anh qua 3 năm (2014- 2016)

Diễn giải Diện tích (ha) So sánh (%)

2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ Rau các loại 2.675 2.730 2.685 102,1 98,35 100,22 - Rau lấy lá 1.372 1.406 1.285 102,47 89,94 96,21

- Rau lấy quả 592 630 570 106,41 90,47 98,44

- Rau lấy củ, rễ hoặc lấy thân 695 667 825 90,59 123,68 107,14

- Rau gia vị 16 27 32 168,75 118,51 143,63

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Đông Anh (2016)

Cùng với sự gia tăng về diện tích thì sản phẩm rau của huyện ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng: rau ăn lá như rau cải mơ, cải ngọt, cải đông dư, cải chip, cải ngồng…; rau muống; rau cần; bắp cải; súp lơ; rau ăn quả như các loại đậu đỗ; bầu bí; mướp; cà chua; dưa chuột; ớt,… rau ăn củ như su hào; cà rốt; củ cải đỏ; hành tây…; rau gia vị như xà lách, cần tây, tỏi tây,…Trong đó, diện tích rau ăn lá chiếm nhiều nhất, vì có ưu điểm là thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn (từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 30- 35 ngày). Trong năm có thể quay vòng được nhiều lần, thu hoạch được nhiều lứa, cho thu nhập tương đối lớn. Chi phí đầu tư sản xuất rau ăn lá thấp nhưng do thu hoạch được nhiều lứa trong năm nên cho thu nhập cao. Bên cạnh đó chủng loại rau ăn lá rất phong phú và đa dạng đáp ứng mọi sự lựa chọn của người tiêu dùng. Hơn nữa, sử dụng rau ăn lá thường xuyên trong các bữa cơm hàng ngày đã trở thành thói quen của người Việt, vì thế, sản phẩm rau ăn lá luôn được ưa chuộng và dễ tiêu thụ. Hiện nay, rau ăn lá trên địa bàn huyện được áp dụng trồng theo phương pháp che phủ ni lông giảm được sâu bệnh, côn trùng gây hại, tránh được mưa gió, hạn chế xói mòn phân bón trong đất cho năng suất cao, mẫu mã đẹp. Thêm vào đó sản xuất rau ăn lá còn giải quyết được rau giáp vụ trong năm nếu điều kiện tự nhiên thay đổi thiên tai, mất mua… Sau rau ăn lá là đến su hào, diện tích su hào không ngừng tăng lên qua các năm, trung bình 3 năm tăng 0,941%. Su hào giờ được nông dân trong Huyện sản xuất quanh năm, trồng trái vụ phát triển từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm cho năng suất và giá thành cao.

34

Bảng 4.2. Diện tích rau theo chủng loại của huyện Đông Anh qua 3 năm (2014- 2016)

Diễn giải Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 15/14 16/15 BQ

- Rau muống 248,3 9,68 251 9,15 243 9,08 101,09 96,81 98,93 - Cải các loại 501,4 19,55 519 18,91 661 24,71 103,51 127,36 114,82 - Rau cần 12 0,47 8 0,29 12 0,45 66,67 150,00 100 - Bắp cải 211 8,23 210 7,65 151 5,64 99,53 71,90 84,60 - Súp lơ 84 3,27 100 3,64 84 3,14 119,05 84,00 100 - Rau lấy lá khác 199,9 7,79 248 9,04 221 8,26 124,06 89,11 105,15

- Dưa chuột/ dưa leo 29 1,13 87 3,17 107 4,00 300,00 122,99 192,08

- Bí xanh 72 2,81 87 3,17 87 3,25 120,83 100,00 109,92 - Bí đỏ (bí ngô) 30 1,17 35 1,28 31 1,16 116,67 88,57 101,65 - Bầu 32 1,25 49 1,79 51 1,91 153,13 104,08 126,24 - Mướp 30 1,17 40 1,46 51 1,91 133,33 127,50 130,38 - Su su 12 0,47 3 0,11 3 0,11 25,00 100,00 50 - Ớt trái ngọt 21,5 0,84 19 0,69 8 0,30 88,37 42,11 61 - Cà chua 117,5 4,58 125 4,56 108 4,04 106,38 86,40 95,87

- Đậu lấy quả 89,7 3,50 115 4,19 106 3,96 128,21 92,17 108,71

- Rau lấy quả khác 179,5 7,00 103 3,75 40 1,50 57,38 38,83 47,21

- Su hào 541 21,09 535 19,50 551 20,60 98,89 102,99 100,92

- Khoai tây 104 4,05 173 6,30 97 3,63 166,35 56,07 96,58

- Tỏi tươi các loại 2,5 0,10 8 0,29 7 0,26 320,00 87,50 167,33

- Hành tây 1 0,04 2 0,07 8 0,30 200,00 400,00 282,82

- Hành củ tươi 22 0,86 24 0,87 21 0,79 109,09 87,50 97,70

- Rau lấy củ, rễ hoặc lấy thân khác 7 0,27 8 0,29 11 0,41 114,29 137,50 125,36

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)