Phát triển về cơ cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 70 - 73)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện Đông Anh

4.2.3. Phát triển về cơ cấu

* Phát triển về cơ cấu sản phẩm

Các sản phẩm chạm khắc gỗ của làng nghề gỗ mỹ nghệ rất phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, bao gồm các đồ dùng gia đình, đồ văn phòng, đồ thủ công mỹ nghệ. Nét độc đáo của các sản phẩm này thể hiện ở chỗ, từ hình dáng cho đến các chi tiết minh họa đều toát lên sự đồng bộ, hài hoà, mềm mại và sinh động. Hầu hết sản phẩm tượng của làng nghề đều được sản xuất bằng gỗ tốt, dẻo, có độ đàn hồi và có giá trị cao như: Gỗ pơmu, gỗ lũa, gỗ hương,… vì vậy sản phẩm có tuổi thọ cao và giá thành cũng không hề rẻ. Ví như một bức tượng

Di lặc cao khoảng 4cm làm bằng gỗ Pơmu sẽ có giá khoảng 35 triệu đồng, hay một sản phẩm tượng Quan âm cùng kích thước làm bằng gỗ hương có giá 90 triệu đồng. Cá biệt có những bức tượng có giá từ 200 - 250 triệu đồng. Mặc dù giá thành sản phẩm cao nhưng theo như lời của ông Đỗ Văn Thanh, trưởng thôn Thiết Úng (làng nghề Vân Hà) sản phẩm của làng nghề làm ra tới đâu tiêu thụ hết tới đó, thậm chí về những tháng cuối năm làng nghề thường bị cháy hàng, sản xuất không kịp nhu cầu thị trường.

Tượng, điêu khắc Đồ nội thất SP mỹ nghệ khác 30% 34% 36%

Biểu 4.2. Cơ cấu các loại sản phẩm làng nghề gỗ mỹ nghệ năm 2015

Nguồn: Phòng kinh tế huyện Đông Anh (2015) Hiện nay, ở các thôn có một lượng lớn các hộ dân tham gia làm nghề. Đây là những hộ sản xuất với quy mô lớn, quy mô gia đình hoặc tham gia làm thuê tại các hộ khác trên địa bàn. Sản phẩm của các làng có nhiều thay đổi, không chỉ dừng lại ở việc chế tác các mẫu tượng mà đang phát triển dòng sản phẩm gỗ tiêu dùng giường tủ, bàn ghế nội thất phục vụ trong nước và xuất khẩu.

* Phát triển về cơ cấu lao động

Lao động ở các làng nghề rất phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều thành phần. Lao động kiêm, lao động chuyên làm nghề. Lao động tại chỗ và lao động đi thuê, lao động trình độ cao, lao động trình độ thấp.

Bảng 4.15. Cơ cấu lao động tại các cơ sở điều tra năm 2015

Chỉ tiêu

Hộ quy mô nhỏ Hộ quy mô TB Hộ quy mô lớn

SL (lđ) CC (%) SL (lđ) CC (%) SL (lđ) CC (%) Tổng số 142 100 197 100 227 100 1. Hình thức Tại chỗ 64 43,84 51 25,89 43 18,94 Đi thuê 78 53,42 146 74,11 184 81,06 2. Nguồn gốc Địa phương 53 36,30 62 31,47 78 34,36 Nơi khác 89 60,96 135 68,53 149 65,64 2. Trình độ Trình độ cao 13 9,15 21 12,43 35 17,77 Thợ chính 91 64,08 107 63,31 112 56,85 Thợ phụ 38 26,76 41 24,26 50 25,38

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Đối với hộ quy mô nhỏ: Số lượng lao động tại chỗ chiếm 43,84%, số lao động đi thuê chiếm 53,42%, số lượng lao động tại địa phương 36,3%, số lượng lao động nơi khác chiếm 60,96%. Lao động có trình độ cao thấp, đạt 9,15%, thợ chính chiếm 64,08%, thợ phụ chiếm 26,76%.

Đối với hộ quy mô trung bình: Số lượng lao động tại chỗ chiếm 25,89%, số lao động đi thuê chiếm 71,11%, số lượng lao động tại địa phương 31,47%, số lượng lao động nơi khác chiếm 68,53%. Lao động có trình độ cao chiếm 12,43%, thợ chính chiếm 63,31%, thợ phụ chiếm 24,26%.

Đối với hộ quy mô lớn: Số lượng lao động tại chỗ chiếm 18,94%, số lao động đi thuê chiếm 81,06%, số lượng lao động tại địa phương 34,36%, số lượng lao động nơi khác chiếm 65,64%. Lao động có trình độ cao chiếm 17,77%, thợ chính chiếm 56,85%, thợ phụ chiếm 25,38%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)