Yếu tố vốn ảnh hưởng đến phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 78 - 80)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên

4.3.2. Yếu tố vốn ảnh hưởng đến phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ

Vốn là nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh trong làng nghề, nó quyết định đến sản xuất và thu nhập. Mặc dù có sự khác nhau trong các hộ, các cơ sở sản xuất nhưng một khó khăn lớn nhất mà các hộ sản xuất gặp phải đó là thiếu vốn sản xuất. Vốn của hộ, cơ sở sản xuất qui mô nhỏ thường là vốn tự có của gia đình, vay mượn họ hàng, làng xóm, còn những hộ có con đi học có thể là vốn vay giành cho sinh viên, tuy nhiên số lượng không nhiều. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi các hộ sản xuất phải có lượng vốn khá lớn để đầu tư để cái tiến công nghệ, đưa thiết bị, máy móc tiên tiến vào một số khâu, công đoạn, công việc có thể thay thế kỹ thuật lao động thủ công nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Các cơ sở sản xuất ở

xã Vân Hà và Liên Hà vốn đầu tư cho sản xuất là tương đối lớn. Qua điều tra thì 100% số cơ sở sản xuất đều thiếu vốn sản xuất kinh doanh, trong làng nghề này vốn vay từ tư nhân rất phổ biến và tỷ lệ vay cao hơn từ các ngân hàng.

Bảng 4.18. Tình hình huy động vốn bình quân của cơ sở điều tra năm 2015

Chỉ tiêu SL(tr.đ) Công ty TNHH HTX Hộ CC(%) SL(tr.đ) CC(%) SL(tr.đ) CC(%) 1. Làng nghề Vân Hà 1.1 Tổng số vốn 2.567,50 100,00 1.585,22 100,00 676,31 100,00 1.1.1 Theo tính chất - Vốn cố định 984,17 38,33 629,67 39,72 189,28 27,99 - Vốn lưu động 1.583,33 61,67 955,55 60,28 487,04 72,01 1.1.2 Theo nguồn gốc - Vốn tự có 2.034,17 79,23 1.174,11 74,07 509,65 75,36 - Vốn vay 533,33 20,77 411,11 25,93 166,67 24,64 + Vay nhà nước 216,67 40,62 200,00 48,65 68,52 41,11 + Vay tư nhân 316,67 59,38 211,11 51,35 98,15 58,89 2. Làng nghề Liên Hà 2.1 Tổng số vốn 1.713,81 100,00 994,23 100,00 244,39 100,00 2.1.1 Theo tính chất - Vốn cố định 403,81 23,56 270,90 27,25 33,15 13,57 - Vốn lưu động 1.310,00 76,44 723,33 72,75 211,24 86,43 2.1.2 Theo nguồn gốc - Vốn tự có 1.240,48 72,38 694,23 69,83 159,63 65,32 - Vốn vay 473,33 27,62 300,00 30,17 84,76 34,68 + Vay nhà nước 253,33 53,52 156,67 52,22 48,57 57,30 + Vay tư nhân 220,00 46,48 143,33 47,78 36,19 42,70

3. Làng nghề Thụy Lâm 3.1 Tổng số vốn 1.295,55 877,67 20,73 3.1.1 Theo tính chất - Vốn cố định 573,33 411,00 11,26 - Vốn lưu động 722,22 466,67 9,47 3.1.2 Theo nguồn gốc - Vốn tự có 1.140,00 20,73 - Vốn vay 155,55 + Vay nhà nước 155,55 + Vay tư nhân

Đối với các cơ sở sản xuất ở xã Liên Hà, các công ty TNHH, các HTX vay vốn Nhà nước nhiều hơn vay vốn tư nhân, còn hộ sản xuất vay lượng vốn nhỏ hơn. Hầu hết các cơ sở đều thiếu vốn sản xuất, do giá gỗ nhập khẩu thường xuyên tăng cao làm cho lượng vốn để mua nguyên liệu gỗ ngày càng lớn.

Các cơ sở sản xuất ở xã Thụy Lâm, các hộ sản xuất có mức vốn đầu tư tương đối ít, vốn của hộ là vốn tự có, không có nguồn vốn vay. Ngược lại, vốn đầu tư của công ty TNHH và HTX tương đối lớn, trong đó vốn tự có chiếm 87,99%, vốn vay chỉ chiếm 12,01%, trong đó vốn vay chủ yếu của Nhà nước. Cả công ty và HTX đều cho là thiếu vốn sản xuất kinh doanh, nhất là vốn đầu tư đổi mới công nghệ, lượng vốn này tương đối lớn.

Tóm lại, qua số liệu điều tra chúng ta thấy vốn vay của các cơ sở làng nghề còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn và vốn vay từ các ngân hàng Nhà nước còn ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn để phát triển sản xuất ở đây. Việc vay vốn Nhà nước gặp khó khăn về các thủ tục: Dự án xin vay, thế chấp tài sản,… lượng vốn được vay ít, thời gian vay ngắn. Vì vậy vốn vay từ Nhà nước chưa phát huy nhiều tác dụng trong quá trình sản xuất của các cơ sở trong thời gian qua.

Do đầu tư máy móc cũng như công nghệ mới nói chung cần lượng vốn tương đối lớn, do đó không phải hộ, hay cơ sở sản xuất nào cũng có điều kiện để đầu tư. Cơ sở nhà xưởng, máy móc và các trang thiết bị đi cùng để tạo ra sản phẩm gỗ mỹ nghệ đòi hỏi sự đầu tư rất lớn.

Hiện tại, địa phương có nhiều chính sách mới triển khai nhằm giúp đỡ cơ sở trong việc vay vốn như phát triển quỹ tín dụng, đơn giản thủ tục vay vốn phần nào đã giải quyết được vốn cho các hộ sản xuất. Tuy nhiên việc vay vốn đối với các hộ, cơ sở gặp phải những vấn đề nhất định như về tài sản thế chấp, chứng minh khả năng trả nợ, đặc biệt với nữ giới. Vốn vay của hội phụ nữ trong địa bàn xã chỉ đáp ứng giúp đỡ được một tỷ lệ rất nhỏ, đặc biệt thường hướng tới đối tượng phụ nữ nghèo trên lĩnh vực nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 78 - 80)