Yếu tố lao động ảnh hưởng đến phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 77 - 78)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên

4.3.1. Yếu tố lao động ảnh hưởng đến phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ

Giá trị kinh tế mà các làng nghề tạo ra là hết sức to lớn, bên cạnh đó là giá trị về văn hóa, xã hội trong phát triển. Làng nghề tạo nên những đặc điểm riêng có tại các thôn, xã; các làng nghề là nơi có những nét văn hóa đặc sắc. Hiện nay, lao động tham gia làm việc tại các làng nghề ngày càng đông đúc, giá trị làng nghề được truyền đạt và gìn giữ giữa các tầng lớp, thế hệ. Trên địa bàn huyện có hàng nghìn hộ gia đình và lao động tham gia làm việc, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, giải quyết một lượng lớn lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo an ninh trật tự địa phương.

Đối với các lao động làm các sản phẩm gỗ mỹ nghệ cao cấp như: Gường khảm giả cổ, đại tự câu đối đục bong khảm giả cổ, bàn ghế chạm khảm giả cổ, con giống mỹ nghệ,… đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao và giá trị sản phẩm cũng lớn. Do vậy, các chủ doanh nghiệp phải có trong tay một đội ngũ lao động và nghệ nhân có tay nghề cao và tích luỹ nhiều kinh nghiệm. Số lao động này thường được ký hợp đồng dài hạn, có chế độ thù lao cao. Được doanh nghiệp chi kinh phí đi đào tạo, truyền nghề, bổ túc tay nghề. Doanh nghiệp có trách nhiệm mua bảo hiểm, người lao động có thể được góp vốn và chia lợi nhuận nữa để giữ lao động gắn bó lâu dài.

Đối với các sản phẩm đòi hỏi trình độ kỹ thuật, mỹ thuật trung bình thì các doanh nghiệp thường sử dụng lao động kỹ thuật của mình kết hợp thuê lao động có sẵn tay nghề. Thời gian thuê mướn dài ngắn tuỳ theo khối lượng hàng hoá hợp đồng. Việc đào tạo tập huấn kỹ thuật được thực hiện ngay tại xưởng sản xuất của doanh nghiệp.

Các công việc sản xuất mang tính chất phổ thông, đơn giản thì huy động lao động phổ thông, lao động nông nhàn ở địa phương. Hợp đồng lao động này thường trong thời gian không dài và mang tính chất mùa vụ. Người lao động phải tự lo bảo hiểm và tự tích luỹ kinh nghiệm và tay nghề hoặc vừa làm vừa học ngay tại xưởng.

Huyện Đông Anh đã có những quy hoạch nhất định trong phát triển nhằm tăng khả năng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động tại các làng nghề. Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của làng nghề cùng với những giá trị kinh tế là hướng phát triển của các vùng nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)