Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Giải pháp phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ huyện Đông Anh
4.4.2. Các giải pháp phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ
4.4.2.1. Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch
Hiện nay, tình trạng phát triển tràn lan và không tập trung chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó kiểm soát được làng nghề; đòi hỏi các LN phải có quy hoạch tổng thể và đồng bộ. Vì vậy, trong công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển, các làng nghề gỗ mỹ nghệ huyện Đông Anh cần chú trọng tập trung vào các biện pháp cụ thể sau:
Tiến hành rà soát tổng thể quy hoạch các làng nghề gỗ mỹ nghệ, đồng thời điều chỉnh quy hoạch, trong đó phải đảm bảo tách rời khu vực sản xuất với khu vực dân cư, chia làng nghề thành 03 khu riêng biệt: Khu dân cư sinh hoạt, công trình công cộng; khu đất SXNN và khu sản xuất nghề thủ công, truyền thống. Cần xây dựng thêm nhiều dự án, quy hoạch CCN tập trung sản xuất đồ gỗ rộng hơn về quy mô và đảm bảo về chất lượng nhằm khẳng định được thương hiệu, vị thế của làng nghề.
Cần phải xây dựng khu vực bán gỗ riêng với quy mô lớn, có hệ thống giao thông thuận lợi cho việc tập kết và vận chuyển gỗ; tránh tình trạng tạm thời, thiếu mỹ quan, dễ gây cháy nổ và ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt. Để thuận lợi cho việc quản lý và tập kết gỗ, khu vực chợ gỗ cần phải xây dựng tổng thể khu nhà kho, tập trung các loại gỗ theo mô hình ki-ốt thuận lợi cho việc mua bán và vận chuyển.
Tập trung xây dựng, đầu tư nâng cấp và cải tạo những con đường trong khu làng nghề; đầu tư vào hệ thống nước sạch, thu gom và xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt và các công trình thoát nước phục vụ sinh hoạt địa phương và du lịch. Bên cạnh đó, cần trùng tu, sửa chữa nhằm bảo vệ sự nguyên vẹn cho di tích, những cổ vật, những tác phẩm vô giá đã được giữ gìn qua bao đời.
4.4.2.2. Xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn
Việc xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn sẽ có tác dụng kích thích sự phát triển của làng nghề. Mặc dù hệ thống kết cấu hạ tầng đã tương đối hoàn chỉnh, song để đảm bảo cho quá trình phát triển lâu dài, cần áp dụng các biện pháp cụ thể như sau:
Kết hợp xây dựng mới với cải tạo, duy trì và bảo dưỡng hệ thống đường sá hiện có. Nâng cấp chất lượng đường giao thông liên huyện, xã. Bê tông hoá,
nhựa hoá toàn bộ hệ thống đường sá trong làng nghề đảm bảo yêu cầu giao thông vận tải.
Tiếp tục hoàn thiện, mở rộng hệ thống cung cấp điện nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định đến tất cả các cơ sở sản xuất trong làng nghề.
Kế hoạch và chính sách ưu tiên đầu tư thích đáng cho việc xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở y tế và giáo dục để đảm bảo sức khỏe và nâng cao trình độ dân trí, văn hóa cho người dân, tránh bị ảnh hưởng bởi những quan niệm truyền thống lạc hậu. Bên cạnh đó, cần kết hợp khai thác các nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn xã hội hóa để xây dựng các công trình phúc lợi khác cho làng nghề như: Nhà văn hoá, công viên, khu vui chơi, thư viện,…
4.4.2.3. Phát triển thị trường
Giải pháp về phát triển thị trường sản phẩm làng nghề bao gồm các biện pháp về thị trường, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm. Đây là chìa khóa thành công cho sự phát triển các làng nghề. Để giải quyết tốt vấn đề thị trường, phải có những biện pháp quyết liệt từ cả 2 phía: Chính quyền địa phương và làng nghề.
- Trước hết, hỗ trợ các doanh nghiệp trong làng nghề nghiên cứu thị trường, như: Tổ chức, thông tin nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng; pháp luật, tập quán thương mại của quốc gia nhập khẩu; dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, giúp các CSSX lập kế hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường.
- Thực thi đồng bộ nhiều giải pháp nhằm khuyến khích, hỗ trợ, giúp đỡ, tạo môi trường thuận lợi cho sự khôi phục, hình thành và phát triển của các làng nghề TTCN, nhất là làng nghề truyền thống. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến các biện pháp hỗ trợ các làng nghề ổn định và mở rộng thị trường, tạo lập và tăng cường vốn, đổi mới và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sự liên kết giữa các doanh nghiệp với các hộ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đào tạo các nhà doanh nghiệp, người lao động, tăng cường quy hoạch, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và giải quyết mặt bằng sản xuất cho các cơ sở sản xuất của các làng nghề.
- Nghiên cứu, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, khẳng định vị trí và uy tín sản phẩm trên thị trường. Có chiến lược tiêu thụ sản phẩm từ khâu bán ra cho đến khâu thu thập thông tin phản hồi của khách hàng để điều chỉnh quy trình sản xuất nhằm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.
- Tích cực tham gia các hội chợ trong Thành phố, trong nước và quốc tế. Đây là một biện pháp quảng cáo, chào hàng rất hiệu quả.
- Tích cực tìm kiếm thị trường mới, khách hàng mới, nhất là các thị trường lớn và giàu tiềm năng, như: Tây Âu, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, v.v.
- Đẩy mạnh hợp tác giữa các hộ SXKD nhằm nâng cao hiệu quả SXKD, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm hướng tới xuất khẩu; bởi sự liên kết trong sản xuất, thu mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp các CSSX tiết kiệm chi phí, tăng cường trao đổi kinh nghiệm, tạo dựng mối quan hệ hỗ trợ trong SXKD.
- Các doanh nghiệp cần tổ chức bộ phận nghiên cứu thị trường để nắm được thông tin nhanh và chính xác nhất về thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.
- Các doanh nghiệp đẩy mạnh giao dịch qua thương mại điện tử (e- commerce, EC). Đây là mô hình kinh doanh sử dụng và tận dụng tối đa các tiện ích của internet và website. Việc sử dụng thương mại điện tử trong giao dịch sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường mới, thu thập thông tin nhanh hơn, nhiều hơn, chính xác hơn. Việc làm này đã được áp dụng ở các nước tư bản phát triển.
- Tổ chức điểm trưng bày giới thiệu và bán hàng hóa tại nơi sản xuất, hình thành khu vực bán hàng riêng cho từng loại sản phẩm tại làng nghề.
- Hình thành phường, hội, HTX. Các HTX có thể giao dịch với các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, quan hệ với các hiệp hội, các tổ chức xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm của làng nghề. HTX có thể liên kết với các doanh nghiệp và đóng vai trò vệ tinh cho các doanh nghiệp này.
- Thị trường du lịch: Các cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ tại làng nghề gỗ mỹ nghệ cần phải tìm hiểu kỹ và nắm bắt thị hiếu thẩm mỹ của từng đối tượng khách hàng đối với các sản phẩm gỗ mỹ nghệ, có các gian hàng giới thiệu các mặt hàng gỗ mỹ nghệ truyền thống trên địa bàn xã, đặc biệt do đặc điểm của khách du lịch là di chuyển nhiều nơi nên các mặt hàng phục vụ cần phải gọn nhẹ, đẹp mắt, có bao bì bảo vệ để khách hàng thuận tiện vận chuyển. Về lâu dài sẽ hình thành, phát triển các dịch vụ khác để phục vụ khách du lịch đến tham quan và mua sắm sản phẩm gỗ mỹ nghệ của làng nghề truyền thống gỗ mỹ nghệ.
4.4.2.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực không chỉ góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, giảm thiểu những mặt trái của quá trình đô thị hóa, tạo đà tăng
của LN, xây dựng đời sống xã hội LN văn minh, tạo tiền đề cho sự phát triển xã hội. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cả về quy mô, chất lượng để có lực lượng lao động tay nghề cao phục vụ phát triển làng nghề. Cụ thể như sau:
a. Về phía chính quyền địa phương
Thứ nhất, về sử dụng lao động: Chính quyền địa phương cần có chính sách tổ chức và quản lý chặt chẽ thị trường lao động; sử dụng tốt nguồn lao động tại chỗ, phân công lao động hợp lý, hạn chế di dân tự do, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động. Chính quyền địa phương cần có chính sách tôn vinh, ưu đãi, trọng dụng, bồi dưỡng, hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần đối với những nghệ nhân, thợ giỏi. Hằng năm, cần tổ chức trao tặng danh hiệu tôn vinh nghề nghiệp và có những phần thưởng xứng đáng cho những người thợ giỏi, nghệ nhân, nhà kinh doanh giỏi, những người có phát minh, sáng kiến cải tiến máy móc góp phần nâng cao NSLĐ và chất lượng sản phẩm.
Thứ hai, về đào tạo lao động:Chính quyền địa phương cần mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng hoá các hình thức dạy nghề; tích cực phát triển các trung tâm đào tạo, dạy nghề đối với người lao động. Hàng năm, chính quyền địa phương nên dành một phần kinh phí đầu tư phát triển để hỗ trợ cho việc đào tạo nghề. Có thể áp dụng các hình thức: Mở lớp đào tạo nghề cho những người có nhu cầu tại các trung tâm; Truyền nghề tại nhà do các nghệ nhân, thợ giỏi dạy; Thành lập các trường lớp đào tạo về kỹ thuật quản lý, các kiến thức về quản trị doanh nghiệp, thị trường cho những chủ hộ và doanh nghiệp.
b. Về phía làng nghề
Tay nghề của người thợ gỗ mỹ nghệ gần như quyết định hoàn toàn chất lượng của sản phẩm. Người thợ phải luôn tinh ý, sáng tạo để sử dụng các kỹ thuật phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Vì thế, cần đào tạo cho người thợ gỗ mỹ nghệ không chỉ thành thạo các kỹ thuật mộc cơ bản mà còn biết cách vận dụng linh hoạt các kỹ thuật đó. Đồng thời phải đào tạo kiến thức thẩm mỹ cho họ để họ tự tin, tự biết cách xử lý phù hợp với mỗi chi tiết.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa việc dạy nghề, đào tạo nghề, truyền nghề, bồi dưỡng và nâng cao tay nghề. Sử dụng hợp lý các loại quỹ hỗ trợ để mở các lớp hoặc thành lập trung tâm dạy nghề do các nghệ nhân và thợ cả đứng đầu
nhằm đào tạo bài bản việc học nghề. Tăng cường trang thiết bị dạy nghề cho các trung tâm, kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành.
- Cần tập trung nâng cao nhận thức về việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của nghề mộc, đưa vào hương ước của làng; giới thiệu, phổ biến nghề mộc vào chương trình học nghề cuối cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông lấy việc truyền nghề là một hình thức giáo dục cho thế hệ trẻ. Coi việc học nghề cùng với việc đến trường là nhiệm vụ bắt buộc của thế hệ trẻ.
- Các CSSX và các doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng lao động tại cơ sở, cải thiện môi trường làm việc; quan tâm đến quyền lợi thiết thực của người lao động (đóng BHXH, BHYT và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật); qua đó NSLĐ và chất lượng sản phẩm được tăng cao. Đây là mục tiêu xã hội quan trọng.
- Mở rộng quy mô và đa dạng hoá các hình thức dạy nghề, truyền nghề. Cải tiến chương trình và tổ chức lại hệ thống các trường dạy nghề. Tập trung chủ yếu vào đào tạo những kiến thức thiết thực cho việc phát triển nghề, các kỹ năng có tác dụng thiết thực cho nghề gỗ mỹ nghệ. Ngoài các các trung tâm dạy nghề trong tỉnh cần có cơ sở đào tạo dành riêng cho làng nghề gỗ mỹ nghệ truyền thống, thông qua các lớp tập huấn ngay tại địa phương. Thông qua các cơ sở này, Nhà nước có sự hỗ trợ về đội ngũ cán bộ giảng dạy và nội dung chương trình. Kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành thực tế tại các làng nghề gỗ mỹ nghệ với đào tạo cơ bản.
- Việc đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế cho các chủ doanh nghiệp không thể thực hiện theo kiểu máy móc giản đơn mà phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Nội dung đào tạo bồi dưỡng cần đặc biệt quan tâm đến việc phổ biến kiến thức pháp luật có liên quan đến tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm gỗ mỹ nghệ của làng nghề.
- Nhận thức rõ vai trò của đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi đối với sự phát triển của nghề gỗ mỹ nghệ truyền thống trên địa bàn huyện. Các cấp chính quyền từ tỉnh, huyện đến xã cần tiến hành những việc cần thiết như: có chính sách ưu đãi đối với những nghệ nhân, thợ giỏi, những người có tay nghề cao, bên cạnh đó khuyến khích họ truyền nghề giới thiệu những bí quyết nghề cho thế hệ sau.
4.4.2.5. Giải pháp về vốn cho phát triển làng nghề
Hiện nay, nguồn vốn cung cấp cho các LN nói chung còn rất hạn chế nên cần thực hiện các biện pháp tăng nguồn vốn cho các CSSX tại các LN. Việc hỗ trợ các CSSX LN trong việc tiếp cận tín dụng và thu hút đầu tư là giải pháp vô cùng quan trọng, không chỉ giúp các CSSX có thêm nguồn vốn để mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ, mà còn gián tiếp góp phần cải thiện môi trường khi chi phí cho công tác BVMT tại các CSSX tăng lên, hướng tới sự PTBV, lâu dài tại làng nghề.
a. Về phía chính quyền địa phương
Trong bối cảnh hiện nay, giải pháp hữu hiệu để giải quyết bài toán vốn cho phát triển LN là đa dạng hóa các nguồn lực tài chính trong nội bộ ngành công nghiệp-TTCN tại khu vực nông thôn, kết hợp hài hoà với chính sách thu hút vốn từ bên ngoài. Có thể thực hiện các biện pháp dưới đây:
Thứ nhất, huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân để đưa vào sản xuất.Chính quyền địa phương có thể cho phép thành lập các trung tâm tài chính và hệ thống bảo lãnh tín dụng tại các huyện, xã, phường có LN hoạt động để huy động vốn có kết quả tốt hơn.
Thứ hai, tiếp tục đổi mới hệ thống tài chính, tín dụng ngân hàng, mở rộng mạng lưới giao dịch của các ngân hàng thương mại xuống địa bàn nông thôn; đặc biệt là những nơi có LN và có nhu cầu vốn lớn. Áp dụng các biện pháp cụ thể nhằm tạo thuận lợi cho các CSSX làng nghề trong việc tiếp cận các nguồn vốn, như: ưu tiên cho các CSSX trong làng nghề vay vốn với lãi suất thấp, thời hạn cho vay hợp lý, đơn giản hóa các thủ tục cho vay, thế chấp và xét duyệt hồ sơ; tăng mức tiền cho vay và thời gian cho các CSSX vay vốn trung và dài hạn với lãi suất thấp (0,65%/tháng) để đầu tư mở rộng sản xuất; triển khai rộng rãi hình thức cho vay tín chấp qua các đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, HTX để tạo điều kiện cho các CSSX của LN có nhiều cơ hội vay vốn. Cải tiến và đa dạng hoá phương thức cho vay: Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất thì nguồn vốn vay phải đảm bảo được ba điều kiện: Lãi suất, thời gian vay, số lượng vốn vay phù hợp với nhu cầu và quy trình sản xuất.
Thứ ba, cần quan tâm, tạo điều kiện ưu tiên đối với các HTX, doanh nghiệp mới thành lập, hộ gia đình mới SXKD và với những sản phẩm lần đầu đưa ra thị trường. Biện pháp ưu tiên có thể là miễn giảm thuế trong khoảng thời gian đầu. Những LN sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng nguyên liệu và lao động
tại chỗ, khai thác nguồn lực của địa phương hoặc các CSSX của người tàn tật,