Phần 3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Phát triển làng nghề, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, thực hiện an sinh xã hội là một trong những yêu cầu bức thiết hiện nay của huyện Đông Anh. Để tìm hiểu tình hình phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ nói riêng và phát triển kinh tế xã hội địa phương nói chung, 3 làng nghề Vân Hà, Liên Hà và Thụy Lâm đã được chọn làm đối tượng nghiên cứu.
Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Vân Hà, Liên Hà và Thụy Lâm nằm ở phía Đông Bắc Huyện Đông Anh, tiếp giáp với huyện Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh. Các thôn của xã Vân Hà, xã Liên Hà, Thụy Lâm đều có nghề chạm khắc đồ gỗ mỹ nghệ cổ truyền, nhưng trong đó phải kể đến làng nghề có lịch sử phát triển lâu đời hơn cả. Hơn nữa, làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Vân Hà, Liên Hà, Thụy Lâm cũng là làng nghề có số lượng lao động đông đảo.
3.2.2. Nguồn số liệu
a. Nguồn số liệu thứ cấp
Nguồn số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ Thành ủy Hà Nội, Cục thống kê thành phố, Sở Công thương, UBND huyện Đông Anh các phòng, ban ngành, đoàn thể, UBND xã, các làng nghề.
Thông tin số liệu tìm hiểu, nghiên cứu từ internet, những báo cáo thường kỳ của các cơ quan, chính quyền địa phương huyện Đông Anh.
b. Nguồn số liệu sơ cấp
3 xã Vân Hà, Liên Hà, Thụy Lâm với khoảng 2000 hộ sản xuất, kinh doanh. Theo công thức n= N/(1+N×e2), (Trong đó: N là tổng thể mẫu; n là số mẫu cần thiết điều tra; e là mức ý nghĩa thống kê). Với mức ý nghĩa là 90% như
vậy e = 0.10, số liệu sơ cấp được thu thập từ phỏng vấn 90 cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề về tình hình nguyên liệu, việc làm, sản phẩm, kinh tế và 10 đại lý phân phối về tình hình thị trường.
Phỏng vấn 10 cán bộ ở thôn, xã, huyện về những vấn đề có liên quan đến sự phát triển làng nghề của xã như các chủ trương, chính sách hỗ trợ các hộ trong việc duy trì và phát triển nghề truyền thống đó.
Cụ thể, theo bảng sau:
Bảng 3.5. Các đơn vị điều tra
Đơn vị Số lượng Hộ Cán bộ Xã Vân Hà 30 2 Xã Liên Hà 30 2 Xã Thụy Lâm 30 2 Lãnh đạo huyện 1 Phòng kinh tế 1 Phòng công thương 1 Phòng Lao động 1
Đại lý phân phối (cửa hàng) 20
c. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Sử dụng phương pháp này để thu thập các thông tin rộng rãi từ các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học qua các hội nghị, hội thảo, điều tra, phỏng vấn trực tiếp người có kinh nghiệm, thợ lành nghề trong lĩnh vực của đề tài nghiên cứu trong việc xác định những khó khăn, vướng mắc, xây dựng phương hướng và giải pháp để chuyển giao khoa học công nghệ trong thời gian tới.
d. Phương pháp quan sát thực địa
Thực hiện phương pháp quan sát ngoài thực địa, sử dụng hình ảnh thực tế minh họa sự vật hiện tượng.
3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
3.2.3.1. Xử lý số liệu
- Sử lý số liệu có sẵn: Trên cơ sở tài liệu thu thập được, học viên tiến hành tổng hợp, sắp xếp lại, phân loại, chọn lọc sao cho phù hợp với nội dung nghiên cứu.
- Xử lý tài liệu mới (điều tra): Sử dụng máy tính tay, phần mềm Microsoft Excel, SPSS để tính toán và tổng hợp, phân tích các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
3.2.3.2. Phương pháp thống kê kinh tế
Sử dụng hệ thống chỉ tiêu, chỉ số, tổng hợp tính toán số liệu trên cơ sở tài liệu điều tra.
Chỉ ra mức độ, nguyên nhân biến động của hiện tượng, phân tích mức độ ảnh hưởng của vốn, lao động, thị trường, chính sách trong phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ tại địa phương.
Tiến hành tổng hợp, phân tích, xử lý dữ liệu bằng các phương pháp của thống kê với sự trợ giúp của máy tính, cơ sở dữ liệu thông tin và các phần mềm khác,…
3.2.3.3. Phương pháp phân tích so sánh
Sử dụng cách thức so sánh: So sánh dãy số biến động theo thời gian về số lượng lao động, sản lượng sản xuất và tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận trong những năm qua tại làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ huyện Đông Anh.
Giá trị sản xuất, tiêu thụ của sản phẩm gỗ thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề gỗ mỹ nghệ.
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích
3.2.4.1. Một số chỉ tiêu phản ánh về điều kiện sản xuất kinh doanh
- Cơ sở hạ tầng: Diện tích nhà xưởng qua các năm (tăng, giảm về diện tích nhà xưởng; số nhà xưởng còn hoạt động, không hoạt động; nhà xưởng hiện đại, cũ, chất lượng…); phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi.
- Vốn đầu tư của các hộ kinh doanh, vốn vay ngân hàng (tỷ lệ, tăng, giảm). Hiệu quả sử dụng vốn, quay vòng vốn.
- Công nghệ sản xuất: Hệ thống máy móc trong các nhà xưởng, sản xuất thủ công (tỷ lệ?).
- Lao động: Cơ cấu lao động làng nghề qua các năm (độ tuổi, trình độ,…); thu nhập bình quân của người lao động (tăng, giảm; so với các ngành khác,…).
- Các loại nguyên liệu cần dùng trong quá trình sản xuất: Nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, nguồn nguyên liệu nhập từ nơi khác.
3.2.4.2. Một số chỉ tiêu phản ánh về tình hình tiêu thụ sản phẩm
- Các sản phẩm ở các làng nghề? Sản phẩm nào bán được nhiều, sản phẩm nào bán được ít? Sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm bình dân?
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thị trường trong nước, thị trường ngoài nước? Tỷ lệ tiêu thụ? Khó khăn.
- Kết quả sản xuất kinh doanh ở các làng nghề qua các năm (doanh thu, lợi nhuận…).
3.2.4.3. Một số chỉ tiêu khác về phát triển làng nghề
- Tỷ lệ lao động, vốn, nhà xưởng, đại lý, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân qua các năm?
- Quy mô cơ cấu của làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh: Doanh nghiệp to, vừa, nhỏ.
- Liên kết giữa các làng nghề để cùng phát triển: Giao lưu, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm.
- Chương trình đào tạo nghề, quản lý ở các cơ sở sản xuất kinh doanh: Mở các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn, liên hệ với các trung tâm dạy nghề.