nghề gỗ mỹ nghệ huyện Đông Anh
* Chủ trương, chính sách
Thực hiện chủ trương chung của Đảng và Chính phủ, một số chính sách về phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó có phát triển làng nghề TCMN đã được cụ thể hóa như sau:
Các chủ trương chính sách của Trung ương
Chính sách ngành nghề nông thôn; quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn; công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng ban hành các chỉ thị, thông tư liên quan như: Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn (Chính phủ); Quyết định 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn (Thủ tướng Chính phủ).
Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg ngày 21/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng vốn tín dụng đầu tư đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009-2015.
Chính sách về đào tạo nghề: Đây là chính sách được Nhà nước đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây. Từ khi có Quyết định 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn thì chính sách hỗ trợ, khuyến khích và mở rộng các hình thức đào tạo nghề ngày càng được quan tâm hơn. Cụ thể như: Quyết định 81/2005/QĐ-TTg ngày 14/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn. Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Các chính sách có liên quan khác đối với phát triển ngành nghề nông thôn như: Thông tư liên tịch số 41/2002/TTLT/BNN-BLDTBXH-BVHTT ngày 30/5/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa Thông tin hướng dẫn tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận danh hiệu và một số chính sách đối với nghệ nhân. Thông tư 01/2007/TT-
BCN ngày 11/1/2007 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú...
Các chủ trương chính sách của thành phố Hà Nội và huyện Đông Anh
Chương trình số 06-CTr/HU ngày 15/7/2011 của Huyện ủy Đông Anh về “xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống huyện Đông Anh giai đoạn 2011 - 2015”.
Quyết định số 107/2013/QĐ-UBND của UBND huyện Đông Anh về việc ban hành quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề.
Quyết định 7430/QĐ-UBND về Phê duyệt đề án phát triển sản phảm xuất khẩu chủ yếu của làng nghề Hà Nội giai đoạn 2013 - 2020.
Quyết định số 14/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến 2020, định hướng đến năm 2030.
Quyết định số 80/2008/QĐ-UBND ngày 18/12/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định công nhận làng có nghề, làng nghề và chính sách khuyến khích phát triển TTCN và làng nghề trên địa bàn Hà Nội.
Nghị quyết số 04/NQ-HU của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đông Anh khoá XXVII về phát triển CN-TTCN và xây dựng làng nghề.
Chương phát triển CN-TTCN, xây dựng làng nghề của Huyện theo tinh thần Nghị quyết 06 của Tỉnh uỷ và Nghị quyết 04 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đông Anh.
UBND huyện Đông Anh đã ban hành quyết định 342/QĐ-UBND ngày 27/2/2013 phê duyệt Dự án xây dựng hạ tầng Cụm sản xuất làng nghề tập trung xã Vân Hà với tổng diện tích 101.187m2. Vốn đầu tư dự kiến trên 75 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách huyện và vốn huy động. Mục tiêu: Xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh đồng bộ cụm làng nghề tập trung tại xã Vân Hà, phát triển khu sản xuất tập trung tách khỏi khu dân cư, tập hợp các tổ chức, cá nhân sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã cũng như các vùng lân cận,…
* Kết quả đạt được
Trong các năm qua thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết 04/NQ-TU của BCH Đảng bộ, Chương trình số 06- CTr/HU ngày 15/7/2011 của Huyện ủy Đông Anh, Quyết định số 107/2013/QĐ- UBND của UBND huyện Đông Anh. Để thúc đẩy ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nói chung và làng nghề gỗ mỹ nghệ truyền thống nói riêng, cấp uỷ đảng
huyện Đông Anh đã xây dựng nghị quyết, chương trình hành động về phát triển làng nghề. Nhiều chi uỷ, các tổ chức đoàn thể khối xóm đã đưa chương trình phát triển làng nghề vào nhiệm vụ phát triển kinh tế hàng năm. Chính quyền địa phương cũng đã xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các làng nghề phát triển, thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo, khảo sát đánh giá để có kế hoạch sát đúng. Rõ ràng qua các chính sách, các chương trình của huyện đã và đang xây dựng một huyện tác động rất lớn đến phát triển sản xuất tại các làng nghề trên địa bàn huyện. Qua đó, huyện cũng cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ kinh phí để quy hoạch các điểm công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề, xây dựng thương hiệu cho các làng nghề của huyện. Xây dựng và triển khai Đề án quy hoạch bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020. Triển