Phát triển làng nghề TTC Nở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 31 - 35)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Phát triển làng nghề TTC Nở Việt Nam

2.2.2.1. Phát triển làng nghề

a. Lụa Vạn Phúc, Hà Đông

Lụa Vạn Phúc có tiếng từ xa xưa là thứ vải có chất liệu sang trọng dành cho các tầng lớp quan lại, nhà giàu và dùng để cống hiến vua chúa, triều đình. Ngày nay, cơ chế mở cửa, thị trường lụa Vạn Phúc có điều kiện vươn xa, không chỉ dành cho du khách ngoại quốc mà cũng được nhân dân trong nước ưa chuộng. Lụa Vạn Phúc vẫn có tiếng vang, may áo, váy vừa đẹp, mát, hợp vệ sinh, trông thật sang trọng và thanh lịch.

Từ đầu thế kỷ 20, lụa Vạn Phúc không dừng ở mặt hàng lụa đơn thuần mà phát triển rất đa dạng phong phú như vân, the, nhiễu, đũi, tuýt so, lụa hoa văn các loại. Những sản phẩm này đã vươn xa ra thị trường nước ngoài như Thái Lan,

Lào, sang Pháp, Nhật Bản, tham gia các hội trợ Nam Vang (Campuchia), Viên Chăn (Lào) và có 6 nghệ nhân được tặng bằng khen và các phần thưởng ở các hội chợ này. Qua đó khách nước ngoài đánh giá: Hàng dệt lụa trở thành thứ sản phẩm tinh xảo, thể hiện trình độ cao của tay nghề người thợ Vạn Phúc.

Làng Vạn Phúc ngày nay đang trên đà đổi mới và khởi sắc. Số hộ giàu có ở một vùng quê cách mạng ngày thêm nhiều hơn, số hộ đói nghèo giảm đến mức thấp nhất. Làng nghề phát triển, thu hút gần 100% số lao động đều có việc làm ổn định kể cả người già và em nhỏ, thu nhập bình quân từ 500-600 ngàn đồng 1 lao động. Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của làng quê Vạn Phúc đạt ở mức cao, số nhà tầng ngày thêm nhiều, các gia đình mua sắm đầy đủ tiện nghi đắt tiền trong làng chiếm đa số. Ngành dệt lụa Hà Đông đã vực dậy một sức sống mới trong cơ chế mới, không hề phai nhạt bản sắc vốn có của một làng nghề truyền thống Việt Nam.

b. Chế biến hàng mộc dân dụng huyện Đan Phượng

Liên Hà là xã nằm phía Đông Bắc huyện Đan Phượng. Từ trung tâm xã lên đến phà Chèm (cảng chính của Hà Nội) chưa đến 10 km. Vì vậy, việc cập bến của tàu thuyền từ các tỉnh về rất thuận lợi. Kinh tế của mấy xã: Liên Trung, Liên Hà cũng có phần ảnh hưởng trực tiếp của Hà Nội nên cũng sôi động hơn hẳn các vùng nông thôn khác.

Cũng do dân cư tập trung đông nên bình quân ruộng nông nghiệp ở đây rất ít, chỉ được 120 m2/người. Từ khi nghề mộc dân dụng có hiệu quả, nhiều gia đình đã tập trung vốn và mở rộng sản xuất tại nhà. Từ đó kéo theo một loạt dịch vụ khác khiến cho không khí làm ăn của Liên Hà lúc nào cũng tất bật, hối hả. Xã có 1479 hộ thì có tới 730 hộ làm hàng công nghiệp, thủ công nghiệp, 216 hộ làm thương mại, 212 hộ làm vận tải, sản xuất thuần nông chỉ có 353 hộ. Nghề mộc trước đây chỉ tập trung ở Thượng Thôn, nay đã lan sang cả thôn Quý, thôn Đoài. Tất cả các trục đường làng Thượng chỉ thấy gỗ là gỗ. Theo điều tra mới đây thì bình quân thu nhập của một người lao động thủ công ở Liên Hà được tới gần 11 triệu đồng/năm. Hàng ở đây rất đa dạng, cao cấp cũng có mà hàng chợ cũng có. Số thợ làm tại nhà kéo theo số người phục vụ xung quanh cũng khá đông. Chỉ riêng số lao động phục vụ đứng bán ở các quầy hàng cũng đến hàng trăm người. Rồi người lấy gỗ, người vận chuyển. Từ nghề mộc kéo theo nghề ép giường, tủ bằng công nghệ compoxit, rồi phun sơn theo công nghệ Malaysia.

c. Làng gốm Bát Tràng

Từ xưa, dân Bát Tràng đã sống và phát triển bằng nghề gốm xứ. Đất sét để làm đồ gốm, người Bát Tràng phải mua từ làng Cổ Điển bên Vĩnh Phúc, hoặc mua từ làng Dâu bên Bắc Ninh. Hàng gốm Bát Tràng thời kỳ đầu là đồ gốm trắng, mãi sau mới chuyển sang làm đồ đàn.

Từ các thế kỷ trước, gốm Bát Tràng chủ yếu là đồ thờ. Về sau gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng; phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ, ấm chén. Và ngày nay, gốm Bát Tràng đã có khá nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng, bao gồm cả những mặt hàng mỹ nghệ như treo tường, lọ hoa, con giống, tượng phiên bản và phù điêu với kỹ thuật và công nghệ cao. Các bộ sưu tập gốm sứ Bát Tràng đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật và kỹ thuật chế tạo đồ gốm sứ ở Việt Nam.

Ngoài bát đĩa, ấm chén thông dụng, Bát Tràng còn làm nhiều hàng khác, như các đồ thờ tự và các đồ cho trang trí nội, ngoại thất: Độc bình, lư, đỉnh, đèn thờ, các bộ tượng tam đa, tam thánh, chậu hoa, con giống, gạch trang trí cao cấp…Hàng Bát Tràng từ xa xưa đã nổi tiếng về chất men phủ, phổ biến là men màu búp dong, loại này gần như là màu ngọc thạch nên được gọi là men ngọc. Tiếc thay, cho đến nay loại men quý này đã bị thất truyền.

Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng không những nổi tiếng cả trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới từ năm 1990 như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước trong khối EU. Nhiều sản phẩm gốm cổ Bát Tràng đang được lưu trữ tại một số viện bảo tàng lớn trên thế giới như viện bảo tàng Royaux- Bỉ, viện bảo tàng Guimet-Pháp.

Từ năm 2002, các nghệ nhân Bát Tràng bắt đầu liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng. Những thành viên của hiệp hội không chỉ là những gia đình sản xuất gốm mà còn có cả các công ty kinh doanh gốm sứ. Thông qua hiệp hội, người Bát Tràng có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt thông tin về thị trường, các kiến thức mới trong công nghệ sản xuất gốm sứ, phương thức buôn bán thời thương mại điện tử và cách nâng cao năng lực cạnh tranh(Nguyễn Trí Dĩnh, 2005).

2.2.2.2. Bài học và kinh nghiệm

Một là muốn phục hồi và phát triển ngành nghề, làng nghề TTCN thực sự có hiệu quả trước hết phải có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước. Đó là sự hỗ trợ bằng việc ban hành những quy định pháp chế, tạo môi trường pháp lý

thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, đồng thời hỗ trợ về tài chính và tiếp cận nguồn vốn, tạo nền tảng và động lực cho các doanh nghiệp trong ngành TTCN phát triển. Xây dựng cơ chế, chính sách cho các hộ tại làng nghề vay vốn không cần thế chấp. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, Chính phủ cần có những hỗ trợ toàn diện đối với hoạt động của các làng nghề, từ đảm bảo nguồn nguyên liệu, đào tạo lao động đến cung cấp thông tin, quảng bá sản phẩm. Những chương trình hỗ trợ toàn diện này sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của các làng nghề có thể phát triển một cách bền vững.

Hai là, việc sản xuất các loại hàng phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, sản phẩm phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của thị trường. Cải tiến mẫu mã bằng việc mời các chuyên gia của những nước nhập khẩu chính để tư vấn.

Ba là, tăng cường việc đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, trình độ tay nghề cho người lao động của làng nghề thông qua các trung tâm đào tạo, các viện nghiên cứu, đồng thời phải xây dựng và phát triển các trung tâm đào tạo nghề bậc cao thay vì đào tạo nghề mới như hiện nay. Bên cạnh đó, cần giáo dục thế hệ trẻ biết giữ gìn văn hoá truyền thống cũng như tôn vinh nghệ nhân, những người trực tiếp làm nên những sản phẩm thủ công độc đáo.

Bốn là, thành lập các tổ chức, hiệp hội ngành nghề và phát huy vai trò của nó trong việc hỗ trợ các vấn đề về vốn, tiêu thụ sản phẩm, đào tạo,...

Năm là, áp dụng công nghệ mới, hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.

Sáu là, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng (kỹ thuật, hành chính, nghiên cứu và phát triển) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tại làng nghề tiếp cận với các điều kiện sản xuất kinh doanh hiện đại và mở rộng thị trường.

Bảy là, phát triển làng nghề phải xuất phát từ những chính sách bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống; phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch làng nghề. Các sản phẩm thủ công ở các làng nghề, đặc biệt là ở các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống luôn chứa đựng những giá trị văn hoá của dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)