Cơ sở vật chất của các hộ điều tra sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 64 - 67)

Nội dung Số lượng (Hộ) Tỷ lệ (%)

Nhà xưởng

Hộ có nhà xưởng trên 100 m2 36 40,00

Hộ có nhà xưởng dưới 100 m2 54 60,00

Hộ có gian hàng trưng bày 30 33,33

Máy móc, thiết bị

Hộ có máy xẻ, tiện, đa năng trên 100 triệu đồng 48 53,33 Hộ có máy xẻ, tiện, đa năng dưới 100 triệu đồng 36 40,00

Hộ có xe ô tô tải chuyên chở 37 41,11

Hộ có máy tính quản lý tài sản 35 38,89

Trình độ kỹ thuật và công nghệ có ảnh hưởng lớn rất quan trọng đối với bất kỳ ngành sản xuất nào, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng và giá thành sản phẩm, đến năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá trên thị trường, quyết định đến sự suy tồn hay phát triển của nghề và hộ, cơ sở sản xuất. Cũng như trong các lĩnh vực khác, các ngành nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ nhờ khoa học công nghệ kỹ thuật phát triển thì công cụ sản xuất được nghiên cứu mới, cải tiến làm tăng năng suất hàng hoá, giảm sức người lao động, máy móc đang dần được chuyển vào sản xuất những mặt hàng truyền thống.

Ngày nay, khi nền kinh tế thế giới và trình độ khoa học công nghệ càng phát triển, đòi hỏi người lao động trong làng nghề phải bắt kịp sự phát triển, tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học vào trong sản xuất để nâng cao năng suất lao động. Qua điều tra 90 hộ sản xuất cho thấy những trang thiết bị như máy xẻ, máy tiện, phun sơn,… cho đến những thiết bị như ô tô, xe máy, điện thoại,… đều có ảnh hưởng nhất định đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ. Những máy móc, thiết bị hiện đại sẽ giúp người lao động rút ngắn thời gian lao động, giảm thời gian hóa phí trên mỗi đơn vị sản phẩm, trên mỗi công đoạn sản xuất, tiêu thụ. Đây là điều kiện cần thiết để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.

* Phát triển về quy mô, số lượng lao động

Năm 2015, huyện Đông Anh hiện có trên 5.000 hộ làm nghề sản xuất gỗ mỹ nghệ với khoảng gần 15.000 lao động tập trung chủ yếu ở 3 xã Vân Hà, Liên Hà, Đông Anh. Trong đó, làng nghề ở xã Vân Hà có 5.067 lao động (chiếm tỷ lệ 34%); làng nghề ở xã Liên Hà có 4.021 lao động (chiếm tỷ lệ 26,98%), làng nghề ở xã Thụy Lâm có 2.789 lao động (chiếm tỷ lệ 18,71%), còn lại là ở các hộ phân bố rải rác trên địa bàn huyện. Lao động trong các làng nghề đang tăng lên cho thấy việc duy trì và phát triển các giá trị làng nghề đang có những dấu hiệu tích cực.

Bảng 4.10. Lao động tại các làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ huyện Đông Anh năm 2013 - 2015

Nội dung ĐVT 2013 2014 2015 SL (lđ) CC (%) SL (lđ) CC (%) SL (lđ) CC (%)

Tổng số Người 13.075 100 14.172 100 14.905 100 Vân Hà Người 4.661 35,65 4.915 34,67 5.067 34,00 Liên Hà Người 3.696 28,27 3.894 27,48 4.021 26,98 Thụy Lâm Người 2.331 17,83 2.566 18,11 2.789 18,71 Khác Người 2.387 18,26 2.797 19,74 3.028 20,32

Bảng 4.10 cho thấy, tỷ lệ cơ cấu lao động tăng mạnh ở xã Thụy Lâm, và một số xã khác. Các làng nghề Vân Hà, Liên Hà cũng tăng số lượng lao động nhưng không mạnh do ổn định lâu năm. Trong những năm qua, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng làm cho kinh tế nông thôn có phần thay đổi theo hướng công nghiệp – dịch vụ. Tiểu thủ công nghiệp là một ưu tiên trong xây dựng nông thôn mới, phát triển làng nghề mang lại thu nhập cho lao động, giải quyết việc làm cho lao động trong và ngoài địa phương đang là hướng phát triển của các làng nghề trên địa bàn huyện Đông Anh.

Ở 3 làng đã có hơn 20 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội. Những nghệ nhân đóng vai trò chủ chốt tại các làng nghề, truyền nghề cho các thệ sau nhằm duy trì những giá trị văn hóa của địa phương, đồng thời làm phong phú giá trị nghệ thuật và giá trị kinh tế thị trường trong cạnh tranh và hội nhập.

4.2.2. Thực trạng phát triển về chất lượng

Đối với tất cả quá trình phát triển sản xuất bất kỳ một ngành, nghề nào đó thì năng suất sản xuất, năng suất lao động, hiệu quả đầu tư thể hiện sự phát triển về chất của ngành, của nghề. Năng suất làm gỗ mỹ nghệ, hiệu quả làm gỗ mỹ nghệ thể hiện chất lượng và sự phát triển nghề gỗ mỹ nghệ. Năng suất cao, hiệu quả cao còn thể hiện chất lượng đầu tư, chất lượng làng nghề, thể hiện sự tiến bộ về kỹ thuật, công nghệ, lao động. Năng suất và hiệu quả làng nghề còn thể hiện sự kế thừa và phát huy kinh nghiệm truyền thống, sự phát triển về thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đứng trước nền kinh tế thị trường, để đáp ứng với những khách hàng khó tính, các làng nghề đã cố gắng đa dạng hoá các sản phẩm của làng nghề. Những nghệ nhân, những người thợ giỏi đã biết phát huy và chắt lọc tinh hoa của nghề truyền thống với hiện đại để tạo ra những sản phẩm có chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Chính vì vậy những năm trước đây doanh thu đồ gỗ mỹ nghệ chỉ là nghề thu nhập phụ, nay doanh thu sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã chiếm 60% doanh thu của mỗi xã, ngày công lao động đã nâng lên, bộ mặt nông thôn được đổi mới.

Một số sản phẩm truyền thống, đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã chưa áp dụng được nhiều công nghệ vào sản xuất, như tượng, tranh mỹ nghệ,... cần tốn nhiều lao động hơn so với các sản phẩm thủ công như bàn ghế nội thất gia đình, văn phòng.... Điều đó dẫn việc năng suất lao động các mặt hàng này thấp hơn. Tuy nhiên, thực hiện

chuyên môn hóa các mặt hàng, chia thành các giai đoạn, sản phẩm thô, sản phẩm hoàn thiện. Năng suất lao động của các mặt hàng này đã được cải thiện đáng kể.

Bình quân, tổng giá trị sản xuất của các hộ điều tra có trên 15 năm kinh nghiệm đạt gần 1 tỷ đồng/năm. Các hộ có số năm kinh nghiệm nhỏ hơn có giá trị nhỏ hơn do mặt hàng sản xuất có độ tinh xảo thấp hơn, mối quan hệ bạn hàng ít hơn. Thu nhập hỗn hợp của mỗi hộ hàng năm đạt gần 300 triệu đồng. Trong những năm gần đây, do cải tiến kỹ thuật và công nghệ mà thu nhập của người lao động đã tăng lên. Người lao động mỗi cơ sở làng nghề đã an tâm vào cuộc sống, thu nhập được đảm bảo.

Hàng năm, mỗi cơ sở gỗ mỹ nghệ có từ 2 đến 3 lao động trở lên, số công lao động trên 1000 công. Những hộ có truyền thống sản xuất sản phẩm lâu năm thường thu hút lượng lớn lao động và có giá trị sản phẩm cao hơn so với những hộ khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 64 - 67)