Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên
4.3.6. Môi trường ở làng nghề truyền thống gỗ mỹ nghệ
Môi trường làng nghề nói chung và làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ nói riêng của huyện Đông Anh cũng giống như thực trạng môi trường tại các làng nghề khác trong cả nước. Vấn đề ô nhiễm môi trường là một yêu cầu trong phát triển bền vững làng nghề và kinh tế, xã hội nông thôn. Làng nghề phát triển mạnh mẽ theo xu hướng thị trường, vấn đề môi trường ít được quan tâm. Hiện nay, làng nghề đang phải đối mặt với thực trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và chất thải rắn,….
Giảm ô nhiễm làng nghề là một yêu cầu quan trọng trong phát triển. Các làng nghề đã thành lập đội vệ sinh, cùng các phương tiện chuyện dụng nhằm xử lý chất thải sinh hoạt và chất thải của làng nghề trong sản xuất, kinh doanh. Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện Đông Anh thường thải ra rác thải là gỗ, là kim loại vụn, nước rửa, vệ sinh đồ gỗ chứa các hợp chất hóa học, tẩy rửa; cùng với đó là bụi ô nhiễm, tiếng ồn,… Trong sản xuất không tránh khỏi ô nhiễm, tuy nhiên phải giảm thiểu vấn đề này tới đâu để bảo vệ môi trường là vấn đề đặt ra cho mỗi người lao động, công dân trong làng nghề. Rác thải, nước thải phần lớn
vẫn xử lý theo phương pháp thủ công, rác thải là gỗ cùng các sản phẩm phụ được đốtt; nước thải chủ yếu chảy ra các kênh, rạch và ngấm vào trong đất mà chưa thực sự có một biện pháp xử lý khoa học.
Vệ sinh môi trường làng nghề: Công tác thu gom rác thải sinh hoạt, vận động, tuyên truyền các hộ gia đình, người sản xuất, người dân sinh sống tham gia công tác vệ sinh môi trường nông thôn, hạn chế thải trực tiếp vào môi trường. Đường làng, ngõ xóm cùng các xưởng sản xuất thường xuyên được vệ sinh, dọn dẹp để làm trong lành không gian sống, không gian thanh bình của nông thôn. Tổ làng nghề hàng tuần đã có những buổi lao động, vệ sinh tích cực bảo vệ môi trường sống trong làng nghề. Trong những năm qua, tổ làng nghề có nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân cùng với đó là những hành động thiết thực bảo vệ môi trường làng nghề.
Bảng 4.20. Vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề
Nội dung ĐVT Vân Hà Liên Hà Thụy
Lâm Cuộc vận động vì môi trường làng nghề Cuộc 7 5 4 Truyền thanh, tuyên truyền BVMT Buổi 361 355 335
Phát tờ rơi BVMT Lần 8 6 5
Phát thuốc, dung dịch vệ sinh Lần 14 11 8
Vệ sinh thu gom rác thải Buổi 12 11 9
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Năm 2015, tổ hội làng nghề huyện Đông Anh đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm bảo vệ môi trường làng nghề như: Tuyên truyền nâng cao ý thức BVMT, phát thuốc, dung dịch xử lý chất thải, thực hiện lao động, vệ sinh làng nghề,…. Hàng năm, trong mỗi làng nghề thường tổ chức các cuộc vận động “vì môi trường làng nghề”, thông qua cuộc vận động này người dân được nâng cao ý thức và có những hành động thiết thực trong sản xuất, phát triển làng nghề. Trung bình hàng năm mỗi làng nghề thực hiện từ 4 đến 7 cuộc vận động vì môi trường làng nghề, trung bình khoảng 2 tháng thực hiện 1 lần nhằm liên tục thúc đẩy người dân trong làng nghề quan tâm tới vấn đề môi trường trong sản xuất.
Trung tâm truyền thanh tại các xã hàng ngày tuyên truyền, phát động vấn đề bảo vệ môi trường. Trong các buổi truyền thanh thông tin hàng ngày, vấn đề môi trường được nhấn mạnh, có thể là môi trường hiện trạng của địa phương, có thể là của các làng nghề khác của Việt Nam nhằm mục đích nâng cao ý thức vệ sinh môi trường trong làng nghề. Nội dung truyền thông phong phú, người dân trong làng nghề được nâng cao kiến thức về tác hại của việc ô nhiễm môi trường, vấn đề phát triển bền vững cũng những thông tin về các công nghệ sản xuất giảm thiểu ô nhiễm. Phát triển làng nghề bao gồm nhiều khâu quan trọng, đòi hỏi ý thức chung của cả cộng đồng. Trong đó, bảo vệ môi trường là điều kiện để thực hiện phát triển làng nghề bền vững, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Hiệu quả trong phát triển được đánh giá trên cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Trong những năm qua, việc bảo vệ môi trường rất được coi trọng trong phát triển làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ của địa phương.