Thực trạng phát triển về quy mô, số lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 53 - 66)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện Đông Anh

4.2.1. Thực trạng phát triển về quy mô, số lượng

4.2.1.1. Phát triển phân bố, quy mô làng nghề

Làng nghề gỗ mỹ nghệ truyền thống trên địa bàn huyện Đông Anh đã có lịch sử phát triển từ xa xưa. Số người làm nghề gỗ mỹ nghệ đã lan truyền và tăng

lên nhanh chóng trong địa bàn huyện Đông Anh. Đến cuối 2015, huyện Đông Anh có 24 xã có làng nghề gỗ mỹ nghệ truyền thống.

Qua bảng 4.1 cho ta thấy số lượng làng nghề trong 3 xã nghiên cứu Vân Hà, Liên Hà, Thụy Lâm chiếm tới trên 65% tổng số làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện Đông Anh. Số lượng các làng nghề trong huyện 3 năm gần đây tăng lên 2 làng nghề năm 2013 là 22 làng nghề đến cuối năm 2015 là 24 làng nghề. Làng nghề xã Vân Hà đã có truyền thống lâu đời, tất cả các làng trong xã đều làm nghề gỗ mỹ nghệ. Làng nghề xã Liên Hà cũng đang dần vào ổn định. Làng nghề xã Thụy Lâm đang trên đà phát triển, tốc độ tăng bình quân 11,8%. Các làng nghề gỗ mỹ nghệ truyền thống ở 3 xã năm 2015 như sau:

Xã Vân Hà có 5 làng nghề gỗ mỹ nghệ, chiếm 21,74%: làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Bình, làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng, làng nghề gỗ mỹ nghệ Cổ Châu, làng nghề gỗ mỹ nghệ Hà Khê, làng nghề gỗ mỹ nghệ Vân Điềm.

Xã Liên Hà có 7 làng nghề gỗ mỹ nghệ, chiếm 30,43%: làng nghề gỗ mỹ nghệ Châu Phong, làng nghề gỗ mỹ nghệ Giao Tác, làng nghề gỗ mỹ nghệ Đại Vĩ, làng nghề gỗ mỹ nghệ Hà Lỗ, làng nghề gỗ mỹ nghệ Thù Lỗ, làng nghề gỗ mỹ nghệ Hà Phong.

Xã Thụy Lâm có 4 làng nghề gỗ mỹ nghệ: làng nghề gỗ mỹ nghệ Thụy Lôi, làng nghề gỗ mỹ nghệ Cổ Miếu, làng nghề gỗ mỹ nghệ Hương Trầm, làng nghề gỗ mỹ nghệ Hà Lâm.

Bảng 4.1. Số lượng và cơ cấu làng nghề gỗ mỹ nghệ huyện Đông Anh năm 2013-2015

ĐVT: làng nghề

Diễn giải

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

TĐPT BQ (%)

Số Cơ cấu Số Cơ cấu Số Cơ cấu lượng (%) lượng (%) lượng (%)

Xã Vân Hà 5 22,73 5 22,73 5 21,74 100

Xã Liên Hà 6 27,27 7 31,82 7 30,43 111,8 Xã Thụy Lâm 3 13,64 3 13,64 4 17,39 111,8 Các xã khác 8 36,36 8 36,36 8 34,78 100

Đã có sự phát triển về số lượng làng nghề và phát triển tập trung vào các xã có truyền thống về làng nghề gỗ mỹ nghệ (phát triển theo cụm làng nghề). Điều này sẽ tạo điều kiện cho các làng nghề trong mọi khâu sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau thuận lợi để mang lại hiệu quả cao hơn trong quá trình phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ truyền thống.

Bảng 4.2. Số hộ lao động ở các làng nghề gỗ mỹ nghệ huyện Đông Anh (2013-2015)

ĐVT: hộ Nội dung 2013 2014 2015 SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) Tổng số 4.637 100 4.872 100 5.152 100 Vân Hà 1.511 32,59 1.552 31,86 1.598 31,02 Liên Hà 1.253 27,02 1.284 26,35 1.324 25,70 Thụy Lâm 897 19,34 1.004 20,61 1.103 21,41 Khác 976 21,05 1.032 21,18 1.140 22,13

Nguồn: Phòng kinh tế huyện Đông Anh (2015) Bảng 4.2, các hộ làm nghề gỗ mỹ nghệ tập trung chủ yếu ở 3 xã được điều tra Vân Hà, Liên Hà, Thụy Lâm. Năm 2015, số lượng hộ làm nghề gỗ mỹ nghệ ở xã Vân Hà là 1.598 hộ chiếm 31,02%, ở Liên Hà là 1.324 hộ chiếm 25,70%, ở xã Thụy Lâm là 1.103 hộ chiếm 21,41%. Số hộ làm nghề ở các xã đều tăng, tuy nhiên, số hộ làm nghề ở xã Vân Hà tăng chậm, do là xã có truyền thống làng nghề lâu năm, các hộ làm nghề ở xã Thụy Lâm tăng nhanh, do người dân nhận thức được lợi ích kinh tế từ việc làm nghề, nhu cầu cao của thị trường.

4.2.1.2. Phát triển về các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh

Hiện nay, ở các làng nghề có nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh như: Hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần được thể hiện trong đồ thị.

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000 Hộ gia đình Doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH Công ty Cổ phần 2013 2014 2015 Biểu 4.1. Các hình thức tổ chức SXKD ở làng nghề gỗ mỹ nghệ huyện Đông Anh trong giai đoạn (2013 – 2015)

Nguồn: Phòng thống kê huyện Đông Anh (2015) Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phổ biến ở các làng nghề là các hộ gia đình. Đây là mô hình sản xuất tồn tại từ lâu đời, mọi lao động già trẻ trong các làng nghề đều có thể được huy động vào các công việc thích hợp, từ chuyên chở gỗ, vật tư phục vụ chế biến gỗ,… đến pha, cắt, đục, khảm. Chủ gia đình hoặc các lao động chính trong gia đình thường là nghệ nhân, thợ giỏi hoặc là người có tay nghề khá đảm nhận việc chỉ đạo các công đoạn sản xuất, thực hiện các khâu công việc đòi hỏi kỹ thuật cao, khó, phức tạp, tính thẩm mỹ cao và nghiệm thu đánh giá chất lượng sản phẩm. Sản xuất trong quy mô hộ gia đình ở các làng nghề hiện nay tạo ra 60,5% khối lượng sản phẩm gỗ mỹ nghệ hàng hoá tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Trong sản xuất của lao động hộ gia đình ở các làng nghề có hai dạng:

Các thành viên trong gia đình làm toàn bộ các công đoạn từ mua nguyên, vật liệu đến pha cắt gỗ, đục, chạm, khảm,… và hoàn thiện sản phẩm gỗ mỹ nghệ. Trong sản xuất hộ gia đình chủ động bỏ vốn, thực hiện và hạch toán. Những hộ gia đình theo hình thức này thường là những hộ làm nghề gỗ mỹ nghệ từ khá lâu, trong gia đình có nghệ nhân và thợ giỏi về gia công và sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ.

Các thành viên trong gia đình làm hàng gia công (theo từng công đoạn hoặc toàn bộ cả quá trình sản xuất sản phẩm gỗ mỹ nghệ) tạo sản phẩm trung gian hay sản phẩm hoàn thiện cho một chủ đầu tư (là các công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã trên địa bàn làng nghề). Đây là hình thức chủ

Ngoài ra, có một số ít hộ gia đình có điều kiện phát triển mở rộng quy mô sản xuất, thuê mướn thêm lao động hoặc cho các gia đình khác làm gia công, sau đó giao sản phẩm cho doanh nghiệp thương mại tiêu thụ sản phẩm gỗ mỹ nghệ, cũng có thể gửi đi tiêu thụ ở các tỉnh xa theo hợp đồng riêng. Về lâu dài đa phần các gia đình này sẽ chuyển đổi thành các công ty TNHH, công ty cổ phần, để chủ động trong việc sản xuất kinh doanh theo quy mô phù hợp với vốn, trình độ sản xuất và khả năng thị trường tiêu thụ.

Những năm gần đây, một số người ở làng nghề có khả năng về vốn, kỹ thuật và tay nghề cao đã thành lập các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, các hợp tác xã, tổ hợp sản xuất, dịch vụ cho đa số các hộ ở địa phương.

Bên cạnh sự phát triển của hình thức sản xuất hộ gia đình ở làng nghề thì các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh khác như: Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã, ở các làng nghề những năm gần đây cũng vận động theo chiều hướng tăng lên.

Trong làng nghề có những công ty và tổ hợp gỗ mỹ nghệ lớn mỗi doanh nghiệp có khoảng 60 đến 100 công nhân làm những công đoạn cuối cùng của sản phẩm như: Khảm, trạm, đánh bóng. Doanh thu hàng năm của các doanh nghiệp lớn là 20 – 50 tỷ đồng, những tổ hợp nhỏ và trung bình khoảng 3-5 tỷ đồng/năm. Trong làng nghề tồn tại chủ yếu hình thức hộ gia đình, hình thức này không tận dụng được vốn và khi gặp rủi ro các hộ khó đứng vững trên thị trường do ít vốn, hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp đòi hỏi lãnh đạo chính quyền các cấp cần phải có chính sách khuyến khích các hộ gia đình thành lập công ty để thuận lợi cho công tác quản lý đồng thời giúp các hộ tránh rủi ro trên thị trường.

4.2.1.3. Phát triển về quy mô sản xuất

* Quy mô sản xuất

Giá trị sản xuất sản phẩm gỗ mỹ nghệ đóng góp gần 40% tổng giá trị sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của địa phương. Trong những năm gần đây không ngừng nâng lên nhờ đổi mới kỹ thuật, phương thức sản xuất. Giá trị tăng lên, một phần nữa đóng góp vào việc giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động làng nghề nói riêng, lao động trong và ngoài vùng miền nói chung. Nét văn hóa trong các làng nghề được truyền lại giữa các thế hệ nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa của địa phương phục vụ phát triển thương mại và du lịch làng nghề.

Bảng 4.3. Giá trị sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ tại 3 làng nghề huyện Đông Anh (2013 - 2015)

Chỉ tiêu Đơn vị

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%)

Giá trị CC (%) Giá trị CC

(%) Giá trị

CC

(%) 14/13 15/14 BQ

I. Tiểu thủ công nghiệp Tỷ đồng 2.977.65 100 3.156.93 100 3.486.89 100 106,02 110,45 108,24

Gỗ Mỹ nghệ Tỷ đồng 1.112.17 37,35 1.240.76 39,30 1.411.97 40.49 111,56 113,80 112,68 Trong đó: Vân Hà Tỷ đồng 528.95 47,56 605.74 48,82 689.75 48,85 114,52 113,87 114,19 Liên Hà Tỷ đồng 302.62 27,21 341.83 27,55 394.51 27,94 112,96 115,41 114,18 Thụy Lâm Tỷ đồng 280.60 25,23 293.19 23,63 327.72 23,21 104,49 111,78 108,13 II. Thu nhập/hộ Gỗ Mỹ nghệ Tr.đồng/hộ 263,86 285,23 315,17 108,10 110,50 109,30 Trong đó: Vân Hà Tr.đồng/hộ 383,30 429,60 472,43 112,08 109,97 111,03 Liên Hà Tr.đồng/hộ 261,56 269,58 297,29 103,07 110,28 106,67 Thụy Lâm Tr.đồng/hộ 276,45 276,60 292,09 100,05 105,60 102,83

Nguồn: Phòng thống kê và điều tra làng nghề huyện Đông Anh (2015)

Vân Hà là làng nghề có sự đầu tư và phát triển mạnh mẽ sản phẩm gỗ mỹ nghệ trong những năm qua. Làng nghề Vân Hà đã được công nhận là làng nghề truyền thống, sản phẩm làng nghề rất phong phú về chủng loại và mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Trong những năm qua giá trị sản xuất của làng nghề tăng cao do bàn tay và khối óc của những người thợ thủ công tạo nên. Giá trị sản xuất làng nghề Vân Hà năm 2015 đạt gần 700 tỷ đồng (chiếm gần 50% tổng giá trị sản xuất của 3 làng nghề). Bình quân thu nhập của 1 hộ làm nghề trong làng nghề Vân Hà đạt gần 500 triệu đồng/hộ/năm; mỗi lao động làng nghề đạt thu nhập bình quân gần 200 triệu đồng/người/năm.

Có thể nói, giá trị mà ngành tiểu thủ công nghiệp nói chung, sản xuất gỗ mỹ nghệ nói riêng có vai trò quan trọng trong ổn định đời sống, nâng cao thu nhập của người dân. Làng nghề Thụy Lâm có số lượng hộ, lao động làm nghề ít hơn nhưng cũng có những đóng góp quan trọng trong tạo dựng và phát triển làng nghề, đang dần phát triển tương xứng với tiềm năng và sự phát triển mạng mẽ của làng nghề Vân Hà, Liên Hà trong những năm qua.

Nghề điêu khắc, sản xuất gỗ mỹ nghệ đã xuất hiện từ lâu đời ở các làng nghề và nó đang không ngừng phát triển trong những năm gần đây. Thu nhập của lao động làng nghề gỗ mỹ nghệ tăng bình quân 7,95% giai đoạn 2013 – 2015, làng nghề Vân Hà có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất (khoảng 11,6%), tiếp đến là làng nghề Liên Hà (khoảng 11%) và tăng chậm hơn là làng nghề Thụy Lâm (trên 4%). Đây là những làng nghề sản xuất gỗ mỹ nghệ thu hút một lượng lớn lao động tại địa phương.

Trong những năm qua, làng nghề tiểu thủ công mỹ nghệ huyện Đông Anh có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội địa phương. Ngành sản xuất sản phẩm gỗ thủ công mỹ nghệ hàng năm đạt giá trị sản xuất trên 1 nghìn tỷ đồng. Năm 2015, sản xuất đồ gỗ thủ công mỹ nghệ đạt trên 1.400 tỷ đồng (tăng gần 13% so với năm 2014), giá trị sản xuất của mặt hàng này giai đoạn 2013 – 2015 tăng bình quân trên 10%. Sản phẩm sản xuất chủ yếu là đỗ gỗ nội thất bao gồm nội thất gia đình và nội thất văn phòng, tượng điêu khắc, nghệ thuật chiếm khoảng gần 80% tổng giá trị sản xuất và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác.

Bảng 4.4. Giá trị sản xuất sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ làng nghề huyện Đông Anh (2013 – 2015)

Sản phẩm

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển

Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) 14/13 15/14 BQ Tổng giá trị sản xuất 1112.17 100 1240.76 100 1411.97 100 111.56 113.80 112.68 1. Tượng, điêu khắc 427.30 38,42 485.38 39,12 541.06 38,32 113.59 111.47 112.53 2. Đồ nội thất 395.71 35,58 445.68 35,92 492.21 34,86 112.63 110.44 111.53 Nội thất gia đình 182.62 46,15 214.68 48,17 232.37 47,21 117.56 108.24 112.90 Nội thất văn phòng 213.09 53,85 231.00 51,83 259.84 52,79 108.40 112.49 110.44 3. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ 224.88 20,22 254.10 20,48 306.12 21,68 112.99 120.47 116.73 4. Sản phẩm khác 64.28 5,78 55.59 4,48 72.58 5,14 86.47 130.56 108.52

Nguồn: Phòng thống kê và tổng hợp điều tra làng nghề huyện Đông Anh (2015)

Sản phẩm là yếu tố nhạy cảm nhất, phản ánh mức độ tiếp cận thị trường của người thợ. Sản phẩm, ngoài những mặt hàng truyền thống từ xưa đến nay như: Bàn, ghế, gường, tủ, cửa (mộc dân dụng), tượng phật, tượng bồ tát, tượng các con vật, các bức phù điêu (chạm khắc),..với các mẫu truyền thống ngày xưa đến giờ còn có sự xuất hiện một số sản phẩm mới với các mẫu mã mới như các mặt hàng nội thất, tủ kiểu, và bàn kiểu và các loại cửa theo xu hướng mẫu nhà mới. Sản phẩm chạm khắc thì có sự xuất hiện một số mẫu mã tượng mới chủ yếu là du nhập từ các vùng khác.

Sản phẩm của làng nghề gỗ mỹ nghệ huyện Đông Anh khá đa dạng và phong phú với nhiều loại sản phẩm như: Tượng, điêu khắc, gường, tủ, bàn, ghế, sập, đồ thờ và nhiều chủng loại sản phẩm khác. Trong đó, những sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các loại sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ là các loại tượng điêu khắc (35%); đồ nội thất (25%); sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ khác (40%).

Bảng 4.5. Sản lượng sản phẩm gỗ mỹ nghệ của làng nghề huyện Đông Anh (2013 - 2015)

ĐVT: sản phẩm

TT Loại sản phẩm Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 14/13 15/14 BQ

1 Tượng, điêu khắc 13.896 14.657 15.857 105,48 108,19 106,83 2 Đồ nội thất 12.387 13.296 14.671 107,34 110,34 108,84

3 Sản phẩm thủ công mỹ nghệ 17.437 18.194 19.464 104,34 106,98 105,66 Nguồn: Phòng kinh tế huyện Đông Anh (2015) Bảng cho thấy quy mô sản lượng sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ huyện Đông Anh một số năm qua có sự tăng trưởng khá nhanh và ổn định. Năm 2013, sản lượng tượng điêu khắc là 13.896, đồ nội thất 12.387 (bàn ghế, giường tủ…), sản phẩm thủ công mỹ nghệ 17.437 sản phẩm. Năm 2015, các làng nghề gỗ mỹ nghệ ở huyện đã sản xuất và chế tác được là 15.857 tượng điêu khắc, 14.671 đồ nội thất (bàn ghế, giường tủ…), 17.437 sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Nhu cầu tiêu thụ các loại đồ gỗ mỹ nghệ trong dân ngày càng tăng trong các năm gần đây. Bình quân trong 3 năm từ năm 2013 - 2015 sản lượng tượng điêu khắc tăng 6,83%, sản lượng đồ nội thất tăng 8,84%, sản lượng sản phẩm gỗ mỹ nghệ tăng 5,66%. Điều này cho thấy tình hình sản xuất các loại sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ của huyện Đông Anh.

* Phát triển về nguồn nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu sử dụng trong sản xuất sản phẩm gỗ mỹ nghệ chủ yếu là gỗ, với các loại gỗ chính được sử dụng là gỗ gụ, gỗ hương và gỗ mít. Các hộ sản xuất thường mua gỗ từ các nhà buôn. Các nhà buôn chủ yếu nhập gỗ từ Lào và Campuchia.

Ở trong nước nguồn nguyên liệu gỗ quý hiếm ngày một cạn kiệt cùng với nhu cầu lớn về gỗ của các làng nghề sản xuất sản phẩm đồ gỗ làm cho giá gỗ biến động tăng rất cao.

Thực tế điều tra về nhu cầu nguyên liệu gỗ tại các hộ sản xuất đồ gỗ mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 53 - 66)