Hạ tầng kỹ thuật và thiết bị, công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 80 - 81)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên

4.3.3. Hạ tầng kỹ thuật và thiết bị, công nghệ

Công nghệ và thiết bị kỹ thuật của các làng nghề chủ yếu là thô sơ, cũ kỹ, chắp vá, lạc hậu, các làng nghề chủ yếu sử dụng phương pháp thủ công, công cụ thô sơ, phần lớn là do lao động thực hiện, có sự cơ giới hoá từng bộ phận, máy móc chỉ đưa vào thay cho những việc nặng nhọc, vất vả, độc hại. Tuy nhiên, ở

các làng nghề người dân đã nhận thức được lợi ích của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và các hộ, các cơ sở sản xuất đã từng bước đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị mới như máy cưa, đục, bào, tiện công nghiệp, máy chế biến gỗ đa năng, máy đục tự động CNC,… nên năng suất tăng lên rõ rệt.

Khả năng tự đổi mới công nghệ và kỹ thuật của các làng nghề là rất thấp vì mức độ đầu tư cho cải tiến công nghệ phụ thuộc vào khả năng tài chính của từng hộ gia đình và cơ sở sản xuất, vào sự cân đối giữa mức đầu tư với giá trị sản phẩm trên thị trường, vào nhận thức và trình độ quản lý của người đầu tư sản xuất. Khả năng này không chỉ ở việc cải tiến hiện đại hoá thiết bị sản xuất mà còn là ở việc các công nghệ đưa vào làng nghề phải phù hợp với điều kiện sản xuất của các hộ làm nghề.

Công nghệ truyền thống đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất sản phẩm gỗ mỹ nghệ. Việc dùng máy móc, thiết bị hiện đại giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời phải giữ được yếu tố truyền thống đặc trưng trong mỗi sản phẩm gỗ mỹ nghệ của các làng nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 80 - 81)