Cơ cấu lao động tại các cơ sở điều tra năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 72)

Chỉ tiêu

Hộ quy mô nhỏ Hộ quy mô TB Hộ quy mô lớn

SL (lđ) CC (%) SL (lđ) CC (%) SL (lđ) CC (%) Tổng số 142 100 197 100 227 100 1. Hình thức Tại chỗ 64 43,84 51 25,89 43 18,94 Đi thuê 78 53,42 146 74,11 184 81,06 2. Nguồn gốc Địa phương 53 36,30 62 31,47 78 34,36 Nơi khác 89 60,96 135 68,53 149 65,64 2. Trình độ Trình độ cao 13 9,15 21 12,43 35 17,77 Thợ chính 91 64,08 107 63,31 112 56,85 Thợ phụ 38 26,76 41 24,26 50 25,38

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Đối với hộ quy mô nhỏ: Số lượng lao động tại chỗ chiếm 43,84%, số lao động đi thuê chiếm 53,42%, số lượng lao động tại địa phương 36,3%, số lượng lao động nơi khác chiếm 60,96%. Lao động có trình độ cao thấp, đạt 9,15%, thợ chính chiếm 64,08%, thợ phụ chiếm 26,76%.

Đối với hộ quy mô trung bình: Số lượng lao động tại chỗ chiếm 25,89%, số lao động đi thuê chiếm 71,11%, số lượng lao động tại địa phương 31,47%, số lượng lao động nơi khác chiếm 68,53%. Lao động có trình độ cao chiếm 12,43%, thợ chính chiếm 63,31%, thợ phụ chiếm 24,26%.

Đối với hộ quy mô lớn: Số lượng lao động tại chỗ chiếm 18,94%, số lao động đi thuê chiếm 81,06%, số lượng lao động tại địa phương 34,36%, số lượng lao động nơi khác chiếm 65,64%. Lao động có trình độ cao chiếm 17,77%, thợ chính chiếm 56,85%, thợ phụ chiếm 25,38%.

4.2.4. Thực trạng phát triển về thị trường tiêu thụ

Sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ của làng nghề được phân phối ở khắp nơi trong cả nước và một số thị trường quốc tế như: Trung Quốc, Nhật Bản, Trung Đông,... Đây là những thị trường khó tính, số lượng gỗ mỹ nghệ như các bức tượng, nội thất,... xuất khẩu sang nước ngoài vẫn đạt doanh thu rất nhỏ. Sản phẩm xuất khẩu sang thị trường nước ngoài mới chiếm 5% tổng giá trị, chủ yếu là thị trường trong nước, chiếm 95% tổng giá trị.

Quốc tế Miền Bắc Miền Trung Miền Nam 5% 47% 29% 19%

Biểu 4.3. Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề gỗ mỹ nghệ huyện Đông Anh năm 2015

Nguồn: Phòng thống kế kinh tế huyện Đông Anh (2015) Tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm thị trường sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp tới lợi nhuận và phát triển sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ trong các hộ, cơ sở sản xuất. Qua kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy việc tìm kiếm thị trường cho sản phẩm, quyết định thị trường tiêu thụ sản phẩm đồng thời là người trực tiếp bán sản phẩm trên thị trường trong các cơ sở tư nhân nhỏ và ở quy mô hộ gia đình.

Những năm qua trên địa bàn xã tình hình sản xuất kinh doanh, của các hộ, cơ sở đã có nhiều tiến triển tích cực. Khối lượng sản phẩm và chất lượng sản phẩm ngày càng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dung và đảm bảo an toàn chất lượng. Trình độ sản xuất ngày càng cao, khả năng tham gia vào thị trường đầu ra ngày càng cao của các hộ nơi đây. Phạm vi thị trường của sản phẩm có mặt hầu hết các vùng lãnh thổ trong cả nước.

Bảng 4.16. Thị trường tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ làng nghề huyện Đông Anh năm 2015

Sản phẩm gỗ mỹ nghệ Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Trong nước Quốc Tế

- Tủ, giường, bàn ghế, thiết bị gia đình. - Bàn họp, tủ đồ,… Thiết bị văn phòng. - Tượng phật, tượng di lặc,.. - Sản phẩm thủ công mỹ nghệ. - Các tỉnh miền Bắc: Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình, Phú Thọ, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Nguyên,…

- Các tỉnh miền trung: Thanh Hóa, Nghệ An,… - Các tỉnh miền Nam: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai,… Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Một số quốc gia Trung Đông.

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Hiện nay, hoạt động sản xuất sản phẩm của các làng nghề đang dần đáp ứng những nhu cầu khó tính của thị trường trong và ngoài nước với nhiều sản phẩm tinh xảo, đòi hỏi tính nghệ thuật cao hơn. Sản phẩm của làng nghề ngày càng phải cạnh tranh nhiều hơn với các sản phẩm cùng loại ở các làng nghề và các thị trường khác nhau trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, do những đặc điểm riêng có cùng những nét tinh xảo của những người thợ thủ công mà sản phẩm của làng nghề đã có chỗ đứng trên thị trường. Các sản phẩm tượng điêu khắc như: Tượng quan tâm, tượng di lặc, tượng phong thủy, tượng thờ,… đã đóng góp gần 40% tổng giá trị sản xuất của các làng nghề trong những năm qua. Sản phẩm tượng thường được tiêu thụ trong nước và các quốc gia Á đông gắn liền với bản sắc dân tộc của mỗi vùng miền, quốc gia.

Thông tin thị trường là một đòi hỏi vô cùng quan trọng đối với vấn đề phát triển làng nghề. Khi thông tin đến với các hộ sản xuất còn thiếu, không rõ ràng, không thường xuyên kịp thời đã khiến cho kiến thức thực tế về thị trường và khả năng nắm bắt thông tin để ra quyết định chính xác trong sản xuất kinh doanh hay tham gia vào thị trường gặp nhiều khó khăn, rủi ro và chịu thiệt thòi. Nguyên nhân là do nguồn nắm bắt thông tin còn hạn hẹp chủ yếu thông qua bạn bè, trao đổi hàng hoá hàng ngày, ít nắm bắt được thông tin cần thiết và kịp thời về kinh doanh như sở thích người tiêu dùng, công nghệ, sản phẩm mới. Đặc biệt là thông tin về thị trường tiêu thụ tốt.

Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ tại huyện Đông Anh

Nguồn: Phòng kinh tế huyện Đông Anh (2015) Hoạt động xuất khẩu cũng như tiêu thụ sản phẩm trong nước tới tay người tiêu dùng được thông qua các kênh khác nhau. Sản phẩm phân phối có thể trực tiếp tới tay người tiêu dùng, có thể thông qua các đối tượng trung gian khác nhau như: Người trung gian, đại lý bán lẻ, siêu thị, đại lý, trung gian xuất khẩu,... Tuy nhiên, sản phẩm của làng nghề chưa mang thương hiệu riêng trên thị trường. Để phát triển làng nghề mạnh mẽ hơn nữa, đưa sản phẩm ra các thị trường trong và ngoài nước cần thiết phải xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của làng nghề. Người thợ phải nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề để ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng việc làm và thu nhập cho người lao động làng nghề. Bên cạnh việc phát triển sản phẩm, hiện nay cần thiết phải đẩy mạnh năng suất lao động, phát triển du lịch làng nghề, du lịch văn hóa. Đây là một bước phát triển mới trong phát triển kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ nông thôn.

75% Siêu thị, đại lý Hộ thu gom 55% NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG NƯỚC 25% Hộ bán lẻ HỘ CƠ SỞ SẢN XUẤT ĐỒ MỸ NGHỆ 40% Trung gian xuất khẩu 5% XUẤT KHẨU

* Tình hình cạnh tranh và giá bán

Cạnh tranh: Trong cơ chế thị trường, bất kỳ một loại sản phẩm hàng hóa nào khi đem ra thị trường tiêu thụ cũng đều chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh trong nước và xuất khẩu. Đối với sản phẩm gỗ mỹ nghệ của các làng nghề huyện Đông Anh, không những các hộ trong làng nghề cạnh tranh với nhau mà còn chịu sự tác động mạnh mẽ từ những sản phẩm của làng nghề khác.

Mặc dù có những nỗ lực lớn để tìm kiếm, khai thác thị trường phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng thị trường tiêu thụ sản phẩm vẫn là một khó khăn lớn nhất đối với các hộ làm nghề gỗ mỹ nghệ. Các hộ trong mẫu điều tra cho biết có nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và giữ vững thị trường.

Đánh giá của người tiêu dùng sản phẩm của làng nghề gỗ mỹ nghệ ở huyện Đông Anh rất đa dạng và phong phú như tượng phật, con vật, hoành phi, câu đối, bàn ghế nội thất, bếp, tủ thờ. Tuy nhiên các sản phẩm này đang gặp sức cạnh tranh rất lớn đối với các mặt hàng của Trung Quốc về mẫu mã, chất lượng, giá cả và thị trường, trong đó cạnh tranh đặc biệt nhất là về giá cả. Các mặt hàng gỗ mỹ nghệ của Trung Quốc mẫu mã đa dạng và phong phú được bán với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với các mặt hàng gỗ mỹ nghệ của các làng nghề huyện Đông Anh.

Giá bán: Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi sản xuất sản phẩm hàng hóa để tiêu thụ được trên thị trường, cũng đều phải quan tâm đến giá thành của sản phẩm sản xuất ra. Giá thành có tác động rất lớn đến sự hình thành giá cả của sản phẩm đem bán ra thị trường, do đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức cạnh tranh của sản phẩm đó với các đối thủ.

Bảng 4.18 cho thấy giá bán sản phẩm gỗ mỹ nghệ của huyện Đông Anh là khá hợp lý, việc cạnh tranh với hàng gỗ mỹ nghệ của các địa phương khác trên cả nước chủ yếu là về kỹ thuật đục, chạm, khảm; chất lượng, tuổi thọ và tính mỹ thuật, nghệ thuật của các sản phẩm gỗ mỹ nghệ.

Tóm lại, việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm của các hộ đa dạng, đang phát huy tốt tiềm năng thị trường tiêu thụ các sản phẩm gỗ mỹ nghệ truyền thống, nhưng các sản phẩm gỗ mỹ nghệ mẫu mã chưa có nhiều sáng tạo, nét riêng. Sản phẩm gỗ mỹ nghệ của làng nghề hầu hết chưa được xuất khẩu trực tiếp mà bằng hình thức uỷ thác hoặc qua con đường tiểu ngạch. Đây là hạn chế và thách thức lớn trong việc phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ huyện Đông Anh.

Bảng 4.17. Giá của một số sản phẩm gỗ mỹ nghệ của làng nghề Huyện Đông Anh năm 2015

ĐVT: Tr.đồng/SP

Loại sản phẩm Giá cả

Bộ bàn ghế giả cổ 12 món gỗ Trắc khảm ốc 250 - 350 Bộ bàn ghế giả cổ 12 món gỗ gụ không khảm 25 - 35

Bộ sập gụ, tủ chè khảm ốc 120 - 180

Bộ Tủ giả cổ, Gường gỗ hương gỉa cổ 60 - 80

Bộ đồ thờ chạm trạm bong gỗ hương 50 - 70

Bộ đại tự câu đối gỗ vàng tâm 20 - 50

Tượng các loại cao 70 cm bằng gỗ gụ 3 - 10

Con giống các loại (nhỏ) bằng gỗ xà cừ 0,5 - 1 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Bên cạnh đó, một trong những vấn đề rất bức xúc của người dân và các cơ sở sản xuất của làng nghề gỗ mỹ nghệ huyện Đông Anh hiện nay là việc xây dựng thương hiệu gỗ mỹ nghệ còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy trong những năm tới những người thợ làm nghề gỗ mỹ nghệ ở huyện Đông Anh mong muốn các cơ quan chức năng như: Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch - Đầu tư giúp đỡ trong việc tích cực tìm kiếm thị trường gỗ mỹ nghệ ở nước ngoài và có biện pháp hạn chế sự ép giá của các đơn vị trung gian xuất khẩu mặt hàng này.

4.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GỖ MỸ NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH NGHỀ GỖ MỸ NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH

4.3.1. Yếu tố lao động ảnh hưởng đến phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ

Giá trị kinh tế mà các làng nghề tạo ra là hết sức to lớn, bên cạnh đó là giá trị về văn hóa, xã hội trong phát triển. Làng nghề tạo nên những đặc điểm riêng có tại các thôn, xã; các làng nghề là nơi có những nét văn hóa đặc sắc. Hiện nay, lao động tham gia làm việc tại các làng nghề ngày càng đông đúc, giá trị làng nghề được truyền đạt và gìn giữ giữa các tầng lớp, thế hệ. Trên địa bàn huyện có hàng nghìn hộ gia đình và lao động tham gia làm việc, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, giải quyết một lượng lớn lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo an ninh trật tự địa phương.

Đối với các lao động làm các sản phẩm gỗ mỹ nghệ cao cấp như: Gường khảm giả cổ, đại tự câu đối đục bong khảm giả cổ, bàn ghế chạm khảm giả cổ, con giống mỹ nghệ,… đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao và giá trị sản phẩm cũng lớn. Do vậy, các chủ doanh nghiệp phải có trong tay một đội ngũ lao động và nghệ nhân có tay nghề cao và tích luỹ nhiều kinh nghiệm. Số lao động này thường được ký hợp đồng dài hạn, có chế độ thù lao cao. Được doanh nghiệp chi kinh phí đi đào tạo, truyền nghề, bổ túc tay nghề. Doanh nghiệp có trách nhiệm mua bảo hiểm, người lao động có thể được góp vốn và chia lợi nhuận nữa để giữ lao động gắn bó lâu dài.

Đối với các sản phẩm đòi hỏi trình độ kỹ thuật, mỹ thuật trung bình thì các doanh nghiệp thường sử dụng lao động kỹ thuật của mình kết hợp thuê lao động có sẵn tay nghề. Thời gian thuê mướn dài ngắn tuỳ theo khối lượng hàng hoá hợp đồng. Việc đào tạo tập huấn kỹ thuật được thực hiện ngay tại xưởng sản xuất của doanh nghiệp.

Các công việc sản xuất mang tính chất phổ thông, đơn giản thì huy động lao động phổ thông, lao động nông nhàn ở địa phương. Hợp đồng lao động này thường trong thời gian không dài và mang tính chất mùa vụ. Người lao động phải tự lo bảo hiểm và tự tích luỹ kinh nghiệm và tay nghề hoặc vừa làm vừa học ngay tại xưởng.

Huyện Đông Anh đã có những quy hoạch nhất định trong phát triển nhằm tăng khả năng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động tại các làng nghề. Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của làng nghề cùng với những giá trị kinh tế là hướng phát triển của các vùng nông thôn.

4.3.2. Yếu tố vốn ảnh hưởng đến phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ

Vốn là nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh trong làng nghề, nó quyết định đến sản xuất và thu nhập. Mặc dù có sự khác nhau trong các hộ, các cơ sở sản xuất nhưng một khó khăn lớn nhất mà các hộ sản xuất gặp phải đó là thiếu vốn sản xuất. Vốn của hộ, cơ sở sản xuất qui mô nhỏ thường là vốn tự có của gia đình, vay mượn họ hàng, làng xóm, còn những hộ có con đi học có thể là vốn vay giành cho sinh viên, tuy nhiên số lượng không nhiều. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi các hộ sản xuất phải có lượng vốn khá lớn để đầu tư để cái tiến công nghệ, đưa thiết bị, máy móc tiên tiến vào một số khâu, công đoạn, công việc có thể thay thế kỹ thuật lao động thủ công nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Các cơ sở sản xuất ở

xã Vân Hà và Liên Hà vốn đầu tư cho sản xuất là tương đối lớn. Qua điều tra thì 100% số cơ sở sản xuất đều thiếu vốn sản xuất kinh doanh, trong làng nghề này vốn vay từ tư nhân rất phổ biến và tỷ lệ vay cao hơn từ các ngân hàng.

Bảng 4.18. Tình hình huy động vốn bình quân của cơ sở điều tra năm 2015

Chỉ tiêu SL(tr.đ) Công ty TNHH HTX Hộ CC(%) SL(tr.đ) CC(%) SL(tr.đ) CC(%) 1. Làng nghề Vân Hà 1.1 Tổng số vốn 2.567,50 100,00 1.585,22 100,00 676,31 100,00 1.1.1 Theo tính chất - Vốn cố định 984,17 38,33 629,67 39,72 189,28 27,99 - Vốn lưu động 1.583,33 61,67 955,55 60,28 487,04 72,01 1.1.2 Theo nguồn gốc - Vốn tự có 2.034,17 79,23 1.174,11 74,07 509,65 75,36 - Vốn vay 533,33 20,77 411,11 25,93 166,67 24,64 + Vay nhà nước 216,67 40,62 200,00 48,65 68,52 41,11 + Vay tư nhân 316,67 59,38 211,11 51,35 98,15 58,89 2. Làng nghề Liên Hà 2.1 Tổng số vốn 1.713,81 100,00 994,23 100,00 244,39 100,00 2.1.1 Theo tính chất - Vốn cố định 403,81 23,56 270,90 27,25 33,15 13,57 - Vốn lưu động 1.310,00 76,44 723,33 72,75 211,24 86,43 2.1.2 Theo nguồn gốc - Vốn tự có 1.240,48 72,38 694,23 69,83 159,63 65,32

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)