Tình hình làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện Đông Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 49 - 51)

Hiện nay, làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện Đông Anh tập trung chủ yếu ở 3 xã Vân Hà, Liên Hà, Thụy Lâm. Các làng nghề ở 3 xã có hơn 50 Công ty TNHH chuyên buôn bán chế biến gỗ và sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng đồ gỗ. Trong đó có 38 Công ty TNHH chuyên sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ phục vụ trong nước và xuất khẩu. Các mặt hàng của Vân Hà, Liên Hà và Thụy Lâm được xuất khẩu sang Trung Quốc và Đài Loan. Làng nghề Vân Hà, Liên Hà và Thụy Lâm hiện đã được chuyên môn hoá các sản phẩm như ở Thiết Bình chủ yếu buôn bán và chế biến gỗ phục vụ các cơ sở sản xuất trong xã. Thôn Cổ Châu, Hà Khê chuyên sản xuất đồ gia dụng phục vụ đời sống như như: Giường, tủ, bàn ghế… đặc biệt ở Thiết Úng (làng Ống) và Vân Điềm (làng Đóm) vẫn giữ được nghề cổ truyền của cha ông đó là nghề chạm khắc mỹ nghệ và tạc tượng. Thiết Úng tự hào có những người con được phong danh hiệu nghệ nhân đó là cụ Đào Văn Bồi, cụ Đồng Thế Hiển, cụ Đồng Văn Ngọc, cụ Đồng Văn Huy, ông Đỗ Văn Mùi, ông Nguyễn Văn Lưu, ông Nguyễn Kim,….

Đứng trước nền kinh tế thị trường, để đáp ứng với những khách hàng khó tính, các làng nghề đã cố gắng đa dạng hoá các sản phẩm của làng nghề. Những nghệ nhân, những người thợ giỏi đã biết phát huy và chắt lọc tinh hoa của nghề truyền thống với hiện đại để tạo ra những sản phẩm có chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Chính vì vậy những năm trước đây doanh thu đồ gỗ mỹ nghệ chỉ là nghề thu nhập phụ, nay doanh thu sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã chiếm 60% doanh thu của mỗi xã, ngày công lao động đã nâng lên, bộ mặt nông thôn được đổi mới.

Nghề chạm khắc hình thành ở Thiết Úng từ thế kỷ XVII, đã được triều đình phong kiến hai lần ban sắc phong ca ngợi tay nghề chạm khắc trên các chất liệu gỗ và ngà voi do các nghệ nhân thực hiện.

Thời kỳ sau năm 1954 miền Bắc được giải phóng, nghề chạm khắc được làm trên vật liệu là ngà voi do các cụ: Đỗ Văn Hữu, Đỗ Văn Kỳ, Đồng Văn Sảng… khởi xướng khôi phục nghề truyền thống. Những năm gần đây, nghề

chạm khắc gỗ mỹ nghệ phát triển mạnh và trở thành nghề chủ yếu của các địa phương. Do có nghề nghiệp, công việc ổn định nên nhân dân trong làng có đời sống vật chất khá, ổn định, sống đoàn kết, tương thân tương ái, cả làng không có tệ nạn mại dâm hay ma tuý; có hàng nghìn hộ dân làm nghề. Thu nhập bình quân đầu người đạt hàng chục triệu đồng mỗi năm. Tổng giá trị sản xuất gỗ mỹ nghệ ước đạt hàng trăm tỷ đồng mỗi xã. Gần đây, làng nghề áp dụng công nghệ, thiết bị mới vào sản xuất giúp giảm 30% đến 50% sức lao động thủ công, kinh tế làng nghề phát triển đảm bảo việc làm cho lao động trong làng, xã và lao động phổ thông cho các vùng lân cận.

Để làm ra một sản phẩm chạm khắc gỗ, công đoạn đầu tiên là xử lý gỗ nguyên liệu. Trước tiên, người thợ phải chọn được loại gỗ đảm bảo độ bền, chắc, ít cong vênh, rạn nứt, thớ gỗ phải dẻo mịn. Sau khi được lựa chọn kỹ lưỡng và loại bỏ phần giác, gỗ sẽ được luộc trong nhiều ngày để đảm bảo không bị cong vênh do thời tiết. Công đoạn tiếp theo là pha gỗ để phân chia những cây gỗ lớn thành các thanh gỗ phù hợp với từng loại sản phẩm. Đây là công đoạn do các nghệ nhân giàu kinh nghiệm thực hiện bởi nếu pha gỗ không chuẩn thì sản phẩm sẽ có chỗ thừa, chỗ thiếu, ảnh hưởng đến chất lượng. Những thanh gỗ sau khi pha chế xong sẽ được người thợ đục, khảm để tạo ra những bức tượng hay các hoa văn, họa tiết trang trí nghệ thuật. Đối với những xúc gỗ có vân, người còn thợ phải khai thác tối đa những nét đẹp của đường vân để tạo nên những tác phẩm đẹp, có giá trị.

Làng nghề Vân Hà, Liên Hà, Thụy Lâm hôm nay đang khởi sắc, trăn trở lớn nhất của các làng nghề hiện nay là mặt bằng sản xuất quá chật hẹp, tất cả các gia đình đã biến sân phơi, vườn cây ao cá thành xưởng sản xuất, ai cũng ước ao giá như có được khu sản xuất tập trung, có hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất thì sẽ giải quyết được những vấn đề còn nan giải hiện nay là giao thông và vệ sinh môi trường làng nghề, tạo đầu ra cho sản phẩm một cách vững chắc hơn để làng nghề có sức sống trường tồn.

Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Vân Hà, Liên Hà, Thụy Lâm là vốn di sản quí của Đông Anh đang rất cần có sự quan tâm đầu tư để bảo tồn và phát huy tác dụng, làng nghề nằm trong quần thể di sản văn hoá của vùng Kinh Bắc xưa. Quan tâm phát triển các làng nghề truyền thống là góp phần xây dựng nền văn hoá giầu bản sắc của dân tộc Việt Nam. Được sự quan tâm của UBND thành phố

tư mạnh, tạo đà cho làng nghề truyền thống sớm trở thành điểm du lịch làng nghề hấp dẫn của Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 49 - 51)