Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất huyện Đông Anh năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 37 - 39)

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích 17943.84 100,00 1 Đất nông nghiệp 7886.32 43,95

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 7370.55 93,46

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 7212.09 97,85

1.1.1.1 Đất trồng lúa 6454.82 89,50

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 740.68 10,27

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 158.47 2,15

1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 515.77 6,54

2 Đất phi nông nghiệp 9711.21 54,12

2.1 Đất ở 2472.47 25,46

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 2351.57 95,11

2.1.2 Đất ở tại đô thị 120.90 4,89

2.2 Đất chuyên dùng 4599.23 47,36

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 285.61 6,21

2.2.2 Đất quốc phòng. an ninh 109.46 2,38

2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 1042.64 22,67 2.2.4 Đất có mục đích công cộng 3161.51 68,74

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 12.62 0,13

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 199.08 2,05

2.5 Đất sông suối, mặt nước 2376.33 24,47

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 51.47 0,53

3 Đất chưa sử dụng 346.32 1,93

Đất phù sa được bồi hàng năm có diện tích 790,8 ha ở ven đê sông Hồng, sông Đuống và 272,2 ha ở ven sông Cà Lồ. Đặc điểm chung của loại đất này là có tầng đất dày, thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn và chất dinh dưỡng tương đối cao, kết cấu tơi, xốp, giữ nước, giữ phân tốt.

Đất phù sa không được bồi hàng năm có diện tích 5117,5 ha tập trung ở khu vực trong đê, đất này được phát triển trên đất phù sa cổ. Đặc điểm nhóm đất này là tầng canh tác trung bình, có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình, hàm lượng dinh dưỡng khá đến trung bình.

Đất phù sa úng nước, có 355 ha phân bổ ở địa hình trung thuộc các xã Việt Hùng, Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Thụy Lâm,... loại đất này bị biến đổi do thời gian bị ngập lâu, đất chua đến rất chua.

Đất xám bạc màu, có diện tích 3154,9 ha phân bố ở các xã Nam Hồng, Bắc Hồng, Vân Nội, Uy Nỗ, Tiên Dương, Xuân Nộn,... loại đất này có tầng canh tác nông, thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu rời rạc, giữ phân, giữ nước kém, đất chua và nghèo dinh dưỡng.

Đất nâu vàng, diện tích 298,6 ha, phân bố trên địa hình cao, vàn cao, đất nghèo dinh dưỡng, thành phần cơ giới trung bình.

2%

54% 44%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Biểu 3.1. Cơ cấu sử dụng đất đai huyện Đông Anh năm 2015

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đông Anh, (2015) Hiện tại đất nông nghiệp chiếm khoảng 44% tổng diện tích đất tự nhiên huyện Đông Anh, chủ yếu là đất trồng lúa và trồng cây hàng năm khác như ngô, sắn, lạc, đậu (chiếm khoảng 40% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện). Diện tích đất dành cho trồng cây lâu năm chỉ chiếm 1% và đất nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 3% tổng diện tích đất của huyện. Đất phi nông nghiệp chiếm khoảng 54% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, trong đó đất ở 12,6% và đất chuyên dùng 23,7%. Đất chưa sử dụng trên địa bàn là 346,32 ha (chiếm gần 2% tổng diện tích đất của huyện).

3.1.3.2. Dân số, lao động

Huyện Đông Anh có 24 đơn vị hành chính cơ sở, bao gồm 23 xã và 1 thị trấn, Đông Anh là huyện đất chật người đông. Dân số 400.856 người trong đó, dân cư thành thị chiếm 12,65%, dân cư nông thôn là 87,35%. Quy mô dân số lớn là một nguồn lực đáng kể cho huyện phát triển kinh tế xã hội nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ trong an sinh xã hội, phát triển bền vững. Hiện nay, lượng dân số chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn và có nhu cầu việc làm rất lớn, các cơ quan chính quyền địa phương, làng nghề có một vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

Tổng số nhân lực chiếm khoảng 62% tổng dân số huyện. Tuy nhiên tỷ lệ này có xu hướng giảm nhẹ trong những năm gần đây. Tỷ lệ lao động hoạt động kinh tế chiếm khoảng 97% trong tổng số lao động trên địa bàn. Về cơ bản, huyện Đông Anh đã huy động tốt đội ngũ lao động vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn trong thời gian qua. Lao động nhóm ngành công nghiệp, dịch vụ tăng dần qua các năm, giảm lao động ngành nông nghiệp do quá trình chuyển đổi mục đích sử đụng đất đai, quá trình chuyên môn hóa lao động trong các ngành kinh tế công nghiệp, dịch vụ.

Chất lượng lao động là yếu tố quyết định vị trí, vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đang giảm mà số lao động trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật tăng nhanh do nhu cầu làm việc của các khu công nghiệp trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 37 - 39)