Nhu cầu sử dụng các loại nguyên liệu gỗ chính tại các hộ điều tra năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 62 - 64)

tại các hộ điều tra năm 2015

ĐVT: m3

Loại gỗ Nhu cầu sử dụng Thực tế cung cấp So sánh (%) Nơi cung cấp

1. Gỗ gụ 900 900 100

Mua lại của nhà buôn

2.Gỗ hương 600 600 100

3. Gỗ mít 9600 9600 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2015) Theo bảng số liệu trên ta thấy nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ cho các cơ sở sản xuất kinh doanh rất dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu, rút ngắn thời gian, công sức, giá thành sản phẩm. Ở các hộ sản xuất nhu cầu sử dụng tập trung nhiều vào loại giá thành rẻ gỗ mít (9600 m3/năm), các loại gỗ có giá thành đắt sử dụng ít hơn gỗ gụ (900 m3/năm), gỗ hương (600 m3/năm).

Bảng 4.7. Giá thành các loại gỗ chính dùng trong sản xuất sản phẩm gỗ mỹ nghệ 2013 - 2015

ĐVT: Triệu đồng/m3

Loại gỗ Giá gỗ qua các năm So sánh (%)

2013 2014 2015 14/13 15/14 BQ

1.Gụ 16 20 24 125 120 122,47

2.Hương 32,5 39 58 120 148,7 133,58

3.Mít 5,8 6,7 8 115,5 119,4 117,43

Nhìn vào bảng số liệu về giá một số loại gỗ chủ yếu dùng trong sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cho thấy giá cả biến động rất lớn qua các năm. Giá gỗ các loại qua các năm đều tăng mạnh. Giá gỗ gụ tăng đều qua các năm, năm 2014 tăng 4 triệu/m3 so với năm 2013 (tăng 25%), năm 2015 tăng 4 triệu/m3 so với năm 2014 (tăng 20%). Bình quân qua 3 năm giá gỗ gụ tăng 22,47%. Giá gỗ hương có sự biến động rất mạnh tăng lên đáng kể. Giá gỗ hương năm 2014 tăng 6,5 triệu/m3 so với năm 2013 (tăng 20%), năm 2015 tăng 19 triệu/m3 so với năm 2014 (tăng 48,7 %). Bình quân qua 3 năm giá gỗ hương tăng 33,58%. Giá gỗ mít cũng tăng qua các năm nhưng tăng ít hơn so với gỗ gụ và gỗ hương. Giá gỗ mít năm 2014 tăng 0,9 triệu/m3 so với năm 2013 (tăng 15,5%), năm 2015 tăng 1,3 triệu/m3 so với năm 2014 (tăng 19,4%). Bình quân qua 3 năm tăng 17,43%.

Giá gỗ qua các năm tăng mạnh do nguồn nguyên liệu gỗ ngày càng trở nên khan hiếm. Do giá gỗ biến động mạnh nên một số cơ sở dùng vốn tích lũy gỗ không chú tâm vào sản xuất, đồng thời vấn đề buôn lậu gỗ ngày càng trở nên bức xúc.

* Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật

Qua bảng cho ta thấy các cơ sở sản xuất trong làng nghề gỗ mỹ nghệ thì hầu hết các cơ sở sản xuất sản phẩm gỗ mỹ nghệ ngoài diện tích đất ở, đất sản xuất TTCN còn có diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất dùng cho phát triển nghề gỗ mỹ nghệ bình quân 50 m2/hộ và chiếm 2,4% trong tổng diện tích đất của hộ, trong đó diện tích cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm gỗ mỹ nghệ ở các làng nghề rất thấp do các hộ chủ yếu làm gia công cho các chủ hộ lớn, các doanh nghiệp và chủ cơ sở mang đi nơi khác bán.

Diện tích đất nông nghiệp của các hộ trong làng nghề gỗ mỹ nghệ còn khá lớn, chiếm trên 89% trong tổng diện tích đất của hộ, diện tích đất dành cho sản xuất nghề gỗ mỹ nghệ ở làng nghề chủ yếu là các hộ tận dụng sử dụng diện tích đất ở và đất vườn của hộ nhưng những diện tích đó cũng không đủ phục vụ cho sản xuất nghề gỗ mỹ nghệ. Như vậy có thể thấy, mặc dù làng nghề với hoạt động sản xuất chính là sản xuất TTCN, thu nhập chính của họ cũng chủ yếu từ nghề gỗ mỹ nghệ nhưng diện tích đất phục vụ sản xuất của nghề rất thấp, lại có xu hướng giảm do sự gia tăng dân số, hàng chục hộ gia đình mới được tách ra mỗi năm. Đây là một trong những trở ngại cho việc mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới trang thiết bị, đồng thời việc sử dụng đất ở, đất vườn cho sản xuất nghề

gỗ mỹ nghệ cũng gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường sống của người dân làng nghề, đòi hỏi cần có sự tác động của chính quyền các cấp và chính sách của Nhà nước.

Bảng 4.8. Bình quân diện tích sử dụng đất đai của 1 hộ trong làng nghề trong 3 năm (2013-2015)

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh %

14/13 15/14 BQ (1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) 1. Đất ở 63 156 69 162 73 175 109,52 103,85 105,80 108,02 107,64 105,91 2. Đất SX gỗ MN 55 36 69 49 86 58 125,45 136,11 124,64 118,37 125,05 126,93 Nhà xưởng 52 22 36 29 42 32 112,50 131,82 116,67 110,34 114,56 120,60 Cửa hàng 5 1 11 2 15 5 220,00 200,00 136,36 250,00 173,21 223,61

Kho bãi, sân phơi 18 13 22 18 29 21 122,22 138,46 131,82 116,67 126,93 127,10

3.Đất nông nghiệp 1 1,947 3 2,109 5 2,218 300,00 108,32 166,67 105,17 223,61 106,73

4. Đât khác 54 18 60 19 60 20 111,11 105,56 100,00 105,26 105,41 105,41

Tổng 173 2,157 201 2,339 224 2,471 116,18 108,44 111,44 105,64 113,79 107,03

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra (2015) Máy móc, trang thiết bị hỗ trợ rất lớn đối với năng suất lao động của lao động nói chung. Lao động trong một số công đoạn cần thiết phải có sự hỗ trợ của máy móc để giảm sức lao động của chân tay. Đầu tư trang thiết bị hiện đại giảm thời gian hao phí, nâng cao năng suất lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 62 - 64)