Phần 3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.4. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu
3.1.4.1. Thuận lợi
Huyện Đông Anh là huyện ngoại thành Hà Nội, nằm trong quy hoạch phát triển chung của thành phố Hà Nội. Cơ sở hạ tầng được quan tâm phát triển, các tuyến đường liên thôn, liên xã được cải tạo và làm mới. Điều kiện giao thông thuận lợi, cửa ngõ thủ đô đi ra các tỉnh phía Bắc, tạo điều kiện cho việc giao thương, buôn bán, kinh doanh. Các công trình điện, đường, trường, trạm luôn đảm bảo phục vụ người dân. Đặc biệt là việc giáp với làng nghề Đồng Kỵ, giúp cho các làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn thuận lợi trong việc học hỏi kinh nghiệm cũng như các vấn đề về nguyên liệu, trình độ,…
Với vị trí địa lý thuận lợi và quỹ đất cho phép, Đông Anh đã và đang thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong thời gian tới, các dự án đầu tư còn tiếp tục gia tăng. Đây là một thế mạnh của Đông Anh để thúc đẩy phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của huyện.
Thực hiện nhiệm vụ phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế, xã hội. Đội ngũ cán bộ huyện, xã đã được trẻ hóa, đào tạo trình độ chuyên môn được nâng cao. Đảng bộ và nhân dân huyện quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ và các chỉ tiêu đề ra.
Với số lượng lao động lớn, được tạo tạo nghề bài bản, khéo léo trong công việc. Nguồn cung lao động đảm bảo cho các làng nghề.
Diện tích rộng, tạo điều kiện cho các làng nghề có điều kiện mở rộng phát triển: Kho bãi, nhà xưởng…
3.1.4.2. Khó khăn
Huyện Đông Anh đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, điều này ảnh hưởng không ít đến các giá trị truyền thống ở địa phương. Làm cơ
cấu kinh tế có sự thay đổi, tập trung phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Người lao động có nhiều điều kiện việc làm.
Các làng nghề truyền thống ở địa phương còn mang tính manh mún, chưa được quy hoạch tổng thể. Công tác đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế, chủ yếu là học nghề thủ công.
Việc áp dụng, triển khai khoa học công nghệ còn chậm và lúng túng. Máy móc ở các làng nghề cũ, thô sơ. Chủ yếu là các hoạt động thủ công, tốn lao động và sức lực.