Thực trạng phát triển về chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 66 - 70)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện Đông Anh

4.2.2. Thực trạng phát triển về chất lượng

Đối với tất cả quá trình phát triển sản xuất bất kỳ một ngành, nghề nào đó thì năng suất sản xuất, năng suất lao động, hiệu quả đầu tư thể hiện sự phát triển về chất của ngành, của nghề. Năng suất làm gỗ mỹ nghệ, hiệu quả làm gỗ mỹ nghệ thể hiện chất lượng và sự phát triển nghề gỗ mỹ nghệ. Năng suất cao, hiệu quả cao còn thể hiện chất lượng đầu tư, chất lượng làng nghề, thể hiện sự tiến bộ về kỹ thuật, công nghệ, lao động. Năng suất và hiệu quả làng nghề còn thể hiện sự kế thừa và phát huy kinh nghiệm truyền thống, sự phát triển về thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đứng trước nền kinh tế thị trường, để đáp ứng với những khách hàng khó tính, các làng nghề đã cố gắng đa dạng hoá các sản phẩm của làng nghề. Những nghệ nhân, những người thợ giỏi đã biết phát huy và chắt lọc tinh hoa của nghề truyền thống với hiện đại để tạo ra những sản phẩm có chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Chính vì vậy những năm trước đây doanh thu đồ gỗ mỹ nghệ chỉ là nghề thu nhập phụ, nay doanh thu sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã chiếm 60% doanh thu của mỗi xã, ngày công lao động đã nâng lên, bộ mặt nông thôn được đổi mới.

Một số sản phẩm truyền thống, đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã chưa áp dụng được nhiều công nghệ vào sản xuất, như tượng, tranh mỹ nghệ,... cần tốn nhiều lao động hơn so với các sản phẩm thủ công như bàn ghế nội thất gia đình, văn phòng.... Điều đó dẫn việc năng suất lao động các mặt hàng này thấp hơn. Tuy nhiên, thực hiện

chuyên môn hóa các mặt hàng, chia thành các giai đoạn, sản phẩm thô, sản phẩm hoàn thiện. Năng suất lao động của các mặt hàng này đã được cải thiện đáng kể.

Bình quân, tổng giá trị sản xuất của các hộ điều tra có trên 15 năm kinh nghiệm đạt gần 1 tỷ đồng/năm. Các hộ có số năm kinh nghiệm nhỏ hơn có giá trị nhỏ hơn do mặt hàng sản xuất có độ tinh xảo thấp hơn, mối quan hệ bạn hàng ít hơn. Thu nhập hỗn hợp của mỗi hộ hàng năm đạt gần 300 triệu đồng. Trong những năm gần đây, do cải tiến kỹ thuật và công nghệ mà thu nhập của người lao động đã tăng lên. Người lao động mỗi cơ sở làng nghề đã an tâm vào cuộc sống, thu nhập được đảm bảo.

Hàng năm, mỗi cơ sở gỗ mỹ nghệ có từ 2 đến 3 lao động trở lên, số công lao động trên 1000 công. Những hộ có truyền thống sản xuất sản phẩm lâu năm thường thu hút lượng lớn lao động và có giá trị sản phẩm cao hơn so với những hộ khác.

Bảng 4.11. Giá trị sản xuất bình quân của 1 hộ điều tra năm 2015

Chỉ tiêu ĐVT Dưới 5 năm 5 – 15 năm Trên 15 năm

GTSX Tr.đồng 715,60 813,90 948,71

Tổng chi phí Tr.đồng 475,42 528,55 650,30 Thu nhập hỗn hợp (MI) Tr.đồng 240,18 285,35 298,41

Lao động Công 950 1015 1120

Thu nhập/lao động/năm Tr.đồng 85,50 92,65 105,36 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế, lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp nhất, quan trọng nhất chất lượng của quá trình sản xuất, chất lượng của xu hướng phát triển. Hiệu quả kinh tế trong phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ không chỉ thể hiện chất lượng làng nghề, chất lượng đầu tư, chất lượng tiếp cận thị trường của các hộ sản xuất mà nó còn thể hiện được sự định hướng đúng đắn, phán đoán thị trường, sự nắm bắt kịp thời thị trường của người sản xuất, cụ thể là người làm nghề gỗ mỹ nghệ trong khu vực.

Kinh tế thị trường, các hộ sản xuất kinh doanh nắm bắt được xu hướng thị trường để sản xuất các sản phẩm phù hợp với nhu câu thị trường. Cơ cấu các sản phẩm sản xuất trong hộ. Trong vài năm gần đây, ngoài việc duy trì các sản phẩm tượng, tranh điêu khắc mỹ nghệ... có giá trị kinh tế cao, đạt 541,06 tỷ đồng năm

2015, các hộ chủ động phát triển sản xuất mở rộng các mặt hàng đồ nội thất như bàn ghế, tủ, giường có giá trị kinh tế thấp hơn, đạt 492,21 tỷ đồng năm 2015 nhưng nhu cầu thị trường cao. Các sản phẩm tượng, tranh điêu khắc mỹ nghệ có giá trị cao, số lượng sản phẩm ít hơn, các sản phẩm thủ công như đồ nội thất có số lượng sản phẩm nhiều, đạt hơn 50% tổng số lượng sản phẩm, có giá trị thấp hơn. Chi phí đầu tư cho các loại sản phẩm tượng, tranh mỹ nghệ cũng tốn hơn so với các sản phẩm nội thất, mỹ nghệ khác. Với sự phát triển hài hòa giữa các sản phẩm ở làng nghề, doanh thu, lợi nhuận ở các sản phẩm vẫn luôn ổn định. Các sản phẩm ở làng nghề sản xuất đều được bán luôn, lượng hàng tồn kho ít đi, tạo điều kiện phát triển.

Thu nhập người lao động

Mức thu nhập của người lao động ở các làng nghề gỗ mỹ nghệ huyện Đông Anh có khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố như trình độ tay nghề của người thợ, sự sáng tạo nghệ thuật được đúc kết trong từng loại sản phẩm gỗ mỹ nghệ, quy mô lao động. Hiện nay, các làng nghề có mức thu nhập bình quân cao ở các xã Vân Hà, Liên Hà.

Bảng 4.12. Thu nhập bình quân của lao động/tháng từ năm 2013-2015

ĐVT: triệu đồng

Diễn Giải Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Xã Vân Hà 3.524 3.986 4.514

Xã Liên Hà 3.485 3.912 4.323

Xã Thụy Lâm 3.034 3.215 3.608

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Thu nhập bình quân của các hộ trong làng nghề gỗ mỹ nghệ huyện Đông Anh tương đối đồng đều từ 3 - 4,5 triệu đồng/tháng và theo xu hướng tăng dần từ năm 2013 đến năm 2015. Chứng tỏ các hình thức khuyến khích phát triển làng nghề đã thu hút được phần lớn người dân trong vùng làm cho làng nghề được duy trì và phát triển. Năm 2015 thu nhập của người dân trong làng nghề tăng lên đáng kể khiến đời sống của các hộ gia đình được nâng cao và góp phần xóa đói giảm nghèo, trong toàn xã không còn hộ đói, nghèo, người dân thoát nghèo và đi lên làm giàu từ chính nghề truyền thống của làng, điều này cần được khuyến khích duy trì và phát triển và nhân rộng ra các địa phương quanh vùng.

Ở làng nghề sản phẩm rất đa dạng và phong phú, được sản xuất thường xuyên với số lượng lớn. Những sản phẩm phổ biến đối với mộc dân dụng là: cửa, bàn, ghế, tủ đứng, tủ phê,… sản phẩm chạm chủ yếu là tượng gỗ các loại: Tượng phật cở lớn, vừa, nhỏ,… chi phí bỏ ra để sản xuất ra những sản phẩm này bao gồm chi phí nguyên vật liệu, khấu hao máy móc, chi phí điện, xăng dầu,…

Đối với những hộ chạm khắc chỉ nhận đơn đặt hàng sản xuất gia công thì người ta mang nguyên liệu đến không phải tốn chi phí nguyên liệu thì giá thành sản phẩm thấp hơn vì đã khấu trừ tiền nguyên liệu.

Kết quả cho thấy ngày công trung bình của nghề mộc mỹ nghệ khá cao. Trong đó điêu khắc gỗ (chạm) ngày công trung bình cao hơn mộc dân dụng do mộc dân dụng chi phí cao hơn với lại còn phải khấu hao các loại máy móc. Trong thực tế khi khảo sát người chủ xưởng trả lương cho lao động mức TB 250 nghìn đồng thấp hơn nhiều so với giá trị ngày công họ làm được tính từ sản phẩm. Nhưng họ vẫn chấp nhận vì chủ xưởng còn phải đầu tư và trả các chi phí khác (Khấu hao máy móc, thuế, chi phí xây dựng xưởng) nhưng nhìn chung mức lương của lao động vẫn ngang bằng thậm chí cao hơn so với mặt bằng chung.

Bảng 4.13. Chi phí và năng xuất của hoạt động sản xuất mộc mỹ nghệ năm 2015

Loại sản phẩm Gỗ Ước tính tiêu tốn NVL (1000đ) Chi phí máy móc, xăng dầu, sơn (1000đ) Giá bán hay giá đặt hàng 1000đ) Năng suất công/sản phẩm (công) Ngày công (1000đ) -Bộ bàn cỡ 2,2m và 10 ghế Hương 10800 300 14400 11 280 -Giường 1m4 Mít 840 90 1680 3.5 200 -Tủ trà (1mx3m) Gõ 9480 300 10800 7 250 -Tủ đứng Gõ 9360 276 11400 6.5 270 Công TB 250 * Chạm khắc gỗ Tượng phật Di lạc lớn cỡ 120cm Mít Khách mang đến 240 5400 14 370 Tượng phật Di lạc cỡ 80cm Mít Khách mang đến 180 3000 8 350 Tượng cỡ 30cm Mít Khách mang đến 24 480 1,5 300 Ngày công TB 350

* Hiệu quả việc huy động và sử dụng vốn ở các hộ làm nghề

Vốn sản xuất cho các làng nghề nói chung và ở huyện Đông Anh nói chung thời gian qua vẫn là vấn đề nổi cộm, mặc dù các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất trong các làng nghề cũng đã huy động được nguồn vốn từ nhiều hình thức khác nhau nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho phát triển các làng nghề.

Bảng 4.14. Tình hình sử dụng vốn bình quân của 1 hộ sản xuất ở làng nghề huyện Đông Anh qua 3 năm (2013 - 2015)

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

So sánh 14/13 15/14 BQ SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) 1.Mua nguyên, vật liệu 220 78,20 243 74,75 270 76,10 122,73 95,58 111,11 101,81 116,77 98,65 2.Mua máy móc, trang thiết bị 28 8,60 32 9,84 30 8,40 107,14 114,45 93,75 85,34 100,22 98,83 3.Chi phí khác 45 13,20 50 15,41 55 15,50 122,22 116,75 109,78 100,58 115,83 108,36 Tổng 293 100 325 100 355 100 121,16 100 109,20 100 115,02 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Bảng 4.14 cho thấy rằng: Việc sử dụng vốn của các cơ sở sản xuất trong các làng nghề chủ yếu để chi trả công lao động và mua nguyên vật liệu chiếm 76,10%, vốn sử dụng cho đầu tư mua sắm và đổi mới trang thiết bị còn rất hạn chế chiếm 8,4%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)