3.1.1. Vị trí địa lý
Đông Anh là huyện nằm phía Đông Bắc thủ đô Hà Nội, có tổng diện tích tự nhiên 18.230,32 ha, có hệ thống giao thông thuận lợi, là cầu nối giữa cảng hàng không quốc tế Nội Bài và thành phố Hà Nội. Có hệ thống sông Hồng và sông Đuống chạy dọc theo hướng Tây Nam của huyện, ranh giới của huyện bao gồm:
Phía Bắc giáp với huyện Sóc Sơn;
Phía Nam giáp với quận bắc Từ Liêm, quận Tây Hồ và quận Long Biên, Hà Nội; Phía Tây Nam giáp với sông Hồng, sông Đuống và nội thành Hà Nội; Phía Đông Nam giáp với huyện Gia Lâm;
Phía Đông, Đông Bắc giáp với huyện Yên Phong và Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh;
Ngoài sông Hồng và sông Đuống ở phía Nam của huyện, phía Bắc còn có sông Cà Lồ. Trên địa bàn huyện có hai tuyến đường sắt chạy qua: tuyến Hà Nội - Thái Nguyên và tuyến Hà Nội - Yên Bái. Cảng hàng không quốc tế Nội Bài được nối với nội thành Hà Nội bằng đường quốc lộ 3 và đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài, đoạn chạy qua huyện Đông Anh dài 7,5km. Có thể thấy, Đông Anh là huyện có lợi thế lớn về giao thông. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu giữa Hà Nội với các tỉnh Đông Bắc và là cửa ngõ giao lưu quốc tế của đất nước. Đây cũng là tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện (Nguồn: Báo cáo thống kê kinh tế huyện Đông Anh, 2015).
3.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng
Đông Anh là một huyện đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng, có hướng thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Các xã phía Tây Bắc của huyện như: Thụy Lâm, Nguyên Khê, Kim Chung, Kim Nỗ, Vân Nội, Tiên Dương có địa hình tương đối cao, phần lớn là diện tích đất vàn cao. Chính vì vậy ở đây phù hợp với rất nhiều loại cây trồng khác nhau như: Lúa, ngô, khoai, rau các loại… Các xã phía Đông Nam của huyện như: Vân Hà, Liên Hà, Dục Tú, Cổ Loa, Mai Lâm thì lại có địa hình tương đối thấp, thường hay bị úng lụt vào mùa mưa. Đất của vùng này chỉ thích hợp với một loại cây chính là cây lúa nước.
Do có hệ thống sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ chảy qua nên huyện có một vùng đất ven sông rộng lớn. Đất vùng này chủ yếu là đất phù sa, rất thích hợp với việc phát triển lúa, hoa màu, đậu các loại cũng như các cây công nghiệp ngắn ngày ở xứ nhiệt đới.
Đông Anh có cùng chung chế độ khí hậu của thành phố Hà Nội, đó là khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông, thời kỳ đầu khô - lạnh, nhưng cuối mùa lại mưa phùn, ẩm ướt. Giữa hai mùa là thời kỳ chuyển tiếp tạo cho Đông Anh cũng như Hà Nội có bốn mùa phong phú: Xuân, hạ, thu, đông. Phân vùng kinh tế: Dựa trên các đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của từng tiểu vùng, huyện Đông Anh được chia thành 4 tiểu vùng:
Vùng I: Các xã ven sông Hồng, sông Đuống (gồm 8 xã): Mai Lâm, Đông Hội, Xuân Canh, Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Hải Bối, Võng La, Đại Mạch. Đây là vùng có diện tích đất phù sa rộng lớn, do đó vùng này phát triển mạnh các cây công nghiệp ngắn ngày. Đây đồng thời cũng là vùng phát triển mạnh về chăn nuôi: Lợn nạc, bò sữa, bò thịt, dâu tằm, chim cút,… chính vì vậy thu nhập của nhân dân vùng này khá cao.
Vùng II: Vùng các xã miền Đông: Dục Tú, Liên Hà, Vân Hà, Thuỵ Lâm, Việt Hùng. Đây là vùng có địa hình tương đối trũng, dó đó có rất ít cây trồng phù hợp với đặc điểm địa hình của vùng. Cây trồng, vật nuôi chủ yếu là lúa nước và lợn thịt, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ cũng kém phát triển hơn so với các vùng khác do vậy kinh tế vùng này kém phát triển hơn các vùng khác.
Vùng III: Gồm thị trấn Đông Anh và 5 xã: Uy Nỗ, Cổ Loa, Xuân Nộn, Kim Chung. Đây là vùng phát triển chủ yếu về dịch vụ vì ở đây có nhiều danh lam thắng cảnh, có nhiều xưởng sản xuất chế biến cũng như gia công hàng xuất khẩu. Hơn nữa ở đây còn là trung tâm trao đổi, giao lưu các loại hàng hoá của huyện.
Vùng IV: Gồm 5 xã Tiên Dương, Vân Nội, Nam Hồng, Bắc Hồng và Nguyên Khê. Đây là vùng chuyên sản xuất rau và rau an toàn vì ở vùng này có lợi thế là đất cao và màu mỡ nên việc phát triển rau ở đây tương đối thuận lợi. Đây là vùng phát triển mạnh nghề trồng rau, hiện tại đã hình thành các vùng sản xuất rau an toàn tương đối lớn cung cấp cho thị trường nội thành và các tỉnh lân
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.3.1. Đất đai
Đất đai là điều kiện quan trọng, tham gia vào mọi hoạt động của con người. Do đó việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này đòi hỏi phải hợp lý và hiệu quả. Mỗi một địa phương có những điều kiện thuận lợi khác nhau về địa hình, địa chất và phương hướng phát triển kinh tế xã hội. Là một huyện ngoại thành Hà Nội, thuộc đồng bằng châu thổ Sông Hồng, Đông Anh cũng có những định hướng phát triển và lợi so sánh riêng. Số liệu về hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất đai của Đông Anh được thể hiện qua bảng.
Bảng 3.1. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất huyện Đông Anh năm 2015
TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích 17943.84 100,00 1 Đất nông nghiệp 7886.32 43,95
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 7370.55 93,46
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 7212.09 97,85
1.1.1.1 Đất trồng lúa 6454.82 89,50
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 740.68 10,27
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 158.47 2,15
1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 515.77 6,54
2 Đất phi nông nghiệp 9711.21 54,12
2.1 Đất ở 2472.47 25,46
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 2351.57 95,11
2.1.2 Đất ở tại đô thị 120.90 4,89
2.2 Đất chuyên dùng 4599.23 47,36
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 285.61 6,21
2.2.2 Đất quốc phòng. an ninh 109.46 2,38
2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 1042.64 22,67 2.2.4 Đất có mục đích công cộng 3161.51 68,74
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 12.62 0,13
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 199.08 2,05
2.5 Đất sông suối, mặt nước 2376.33 24,47
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 51.47 0,53
3 Đất chưa sử dụng 346.32 1,93
Đất phù sa được bồi hàng năm có diện tích 790,8 ha ở ven đê sông Hồng, sông Đuống và 272,2 ha ở ven sông Cà Lồ. Đặc điểm chung của loại đất này là có tầng đất dày, thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn và chất dinh dưỡng tương đối cao, kết cấu tơi, xốp, giữ nước, giữ phân tốt.
Đất phù sa không được bồi hàng năm có diện tích 5117,5 ha tập trung ở khu vực trong đê, đất này được phát triển trên đất phù sa cổ. Đặc điểm nhóm đất này là tầng canh tác trung bình, có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình, hàm lượng dinh dưỡng khá đến trung bình.
Đất phù sa úng nước, có 355 ha phân bổ ở địa hình trung thuộc các xã Việt Hùng, Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Thụy Lâm,... loại đất này bị biến đổi do thời gian bị ngập lâu, đất chua đến rất chua.
Đất xám bạc màu, có diện tích 3154,9 ha phân bố ở các xã Nam Hồng, Bắc Hồng, Vân Nội, Uy Nỗ, Tiên Dương, Xuân Nộn,... loại đất này có tầng canh tác nông, thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu rời rạc, giữ phân, giữ nước kém, đất chua và nghèo dinh dưỡng.
Đất nâu vàng, diện tích 298,6 ha, phân bố trên địa hình cao, vàn cao, đất nghèo dinh dưỡng, thành phần cơ giới trung bình.
2%
54% 44%
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
Biểu 3.1. Cơ cấu sử dụng đất đai huyện Đông Anh năm 2015
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đông Anh, (2015) Hiện tại đất nông nghiệp chiếm khoảng 44% tổng diện tích đất tự nhiên huyện Đông Anh, chủ yếu là đất trồng lúa và trồng cây hàng năm khác như ngô, sắn, lạc, đậu (chiếm khoảng 40% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện). Diện tích đất dành cho trồng cây lâu năm chỉ chiếm 1% và đất nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 3% tổng diện tích đất của huyện. Đất phi nông nghiệp chiếm khoảng 54% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, trong đó đất ở 12,6% và đất chuyên dùng 23,7%. Đất chưa sử dụng trên địa bàn là 346,32 ha (chiếm gần 2% tổng diện tích đất của huyện).
3.1.3.2. Dân số, lao động
Huyện Đông Anh có 24 đơn vị hành chính cơ sở, bao gồm 23 xã và 1 thị trấn, Đông Anh là huyện đất chật người đông. Dân số 400.856 người trong đó, dân cư thành thị chiếm 12,65%, dân cư nông thôn là 87,35%. Quy mô dân số lớn là một nguồn lực đáng kể cho huyện phát triển kinh tế xã hội nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ trong an sinh xã hội, phát triển bền vững. Hiện nay, lượng dân số chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn và có nhu cầu việc làm rất lớn, các cơ quan chính quyền địa phương, làng nghề có một vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
Tổng số nhân lực chiếm khoảng 62% tổng dân số huyện. Tuy nhiên tỷ lệ này có xu hướng giảm nhẹ trong những năm gần đây. Tỷ lệ lao động hoạt động kinh tế chiếm khoảng 97% trong tổng số lao động trên địa bàn. Về cơ bản, huyện Đông Anh đã huy động tốt đội ngũ lao động vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn trong thời gian qua. Lao động nhóm ngành công nghiệp, dịch vụ tăng dần qua các năm, giảm lao động ngành nông nghiệp do quá trình chuyển đổi mục đích sử đụng đất đai, quá trình chuyên môn hóa lao động trong các ngành kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
Chất lượng lao động là yếu tố quyết định vị trí, vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đang giảm mà số lao động trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật tăng nhanh do nhu cầu làm việc của các khu công nghiệp trên địa bàn.
Bảng 3.2. Dân số và lao động của huyện Đông Anh giai đoạn 2013 – 2015
Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 I. Tổng dân số Người 358.036 364.675 400.856
Tr.đó: Dân số nông nghiệp nông thôn Người 324933 307247 318245
- Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,61 1,58 1,63
- Tỷ lệ sinh con thứ 3 % 9,89 9,31 8,23
- Tỷ lệ tăng dân số cơ học % 1,08 1,15 1,17
II. Tổng số lao động Người 210.870 214.513 230.115
Tỷ lệ lao động/dân số % 58,90 58,82 57,41
1. Lao động nông nghiệp Người 127.930 127.038 135.700
Tỷ lệ lao động nông nghiệp/tổng lao động % 60,67 59,22 58,97
2. Lao động công nghiệp Người 60.998 61.933 66.815
Tỷ lệ lao động công nghiệp/tổng lao động % 28,93 28,87 29,04
3. Lao động dịch vụ Người 21.942 25.542 27.600
Tỷ lệ lao động dịch vụ/tổng lao động % 10,41 11,91 11,99 Nguồn: Phòng thống kê huyện Đông Anh (2015)
3.1.3.3. Vốn và tình hình sử dụng vốn
Công tác quản lý tài chính từ Huyện đến cơ sở được tăng cường; chủ động trong nhiệm vụ thu chi ngân sách, tăng chi cho đầu tư phát triển, có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả. Việc quản lý, điều hành thu, chi ngân sách đảm bảo đúng luật và nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện, luôn chủ động khai thác, quan tâm xây dựng và nuôi dưỡng các nguồn thu. Năm 2015 đã thực hiện thành công dự án thí điểm đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng đô thị (khu 2,7 ha) thu về ngân sách 84,7 tỷ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội (Báo cáo tài chính UBND huyện Đông Anh, 2015).
3.1.3.4. Tình hình phát triển kinh tế của huyện
Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện năm 2015 gấp 2,7 lần năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 22%/năm. Cơ cấu kinh tế huyện Đông Anh giai đoạn 2010 – 2015 tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng hướng CNH – HĐH, tăng tỷ trọng giá trị ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, ngành thương mại – dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế huyện năm 2015 là 58,6%, ngành thương mại – dịch vụ là 27,5%.
Thu nhập của người dân tăng bình quân gần 5% giai đoạn 2013 – 2015, người lao động có thu nhập tăng trên 6%, đạt trên 100 triệu đồng/năm. Đời sống người lao động nói chung, người dân nói riêng dần được nâng lên. Người lao động ngày càng có cơ hội tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ lao động để nâng cao sản xuất.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nhằm phát triển bền vững, đã có những chuyển dịch tích cực trong cơ cấu kinh tế của huyện. Ngành nông nghiệp tuy giảm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế, tuy nhiên vẫn tăng lên về giá trị nhờ áp dụng giống cây, con có năng suất cao trong sản xuất, hiệu quả kinh tế canh tác trên 1 ha được nâng cao, trong phát triển, chuyển dịch kinh tế nhưng an ninh lương thực vẫn luôn đảm bảo, phát triển bền vững kinh tế xã hội địa phương.
Huyện đã có những chính sách thu hút đầu tư trong sản xuất nhằm kêu gọi và thu hút nguồn vốn của nước ngoài đến đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Những khu công nghiệp chất lượng cao đã và đang hoạt động đóng góp 1 phần giá trị không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của huyện đồng thời giải quyết việc làm cho lao động của địa phương (Báo cáo kinh tế xã hội của UBND huyện Đông Anh, 2015).
Bảng 3.3. Kết quả phát triển kinh tế của huyện Đông Anh giai đoạn 2013-2015
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%)
Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) 14/13 15/14 BQ 1. Tổng GTSX trên địa bàn Tỷ đồng 21311.48 100 22465.19 100 26223.84 100 105,41 116,73 111,07
Không tính liên doanh Tỷ đồng 4958.79 23,27 5242.74 23,34 6147.80 23,44 105,73 117,26 111,49
1.1. CN và XDCB Tỷ đồng 3842.62 77,49 4068.21 77,60 4789.21 77,90 105,87 117,72 111,80
1.2. TM – DV Tỷ đồng 572.26 11,54 625.15 11,92 758.87 12,34 109,24 121,39 115,32
1.3. NN – Thủy sản Tỷ đồng 543.91 10,97 549.39 10,48 599.71 9,75 101,01 109,16 105,08
Khu vực đầu tư nước ngoài Tỷ đồng 16352.69 76,73 17222.45 76,66 20076.04 76,56 105,32 116,57 110,94
2. Tổng GTSX thuộc huyện quản lý Tỷ đồng 2571.56 100 2752.07 100 3287.95 100 107,02 119,47 113,25 2.1. CN và XDCB Tỷ đồng 1481.50 57,61 1603.90 58,28 1958.75 59,57 108,26 122,12 115,19 2.2. TM – DV Tỷ đồng 571.41 22,22 624.40 22,69 758.05 23,06 109,27 121,40 115,34 2.3. NN – Thủy sản Tỷ đồng 518.64 20,17 523.77 19,03 571.16 17,37 100,99 109,05 105,02 3. Chỉ tiêu BQ 3.1. Tổng GTSX/khẩu Tr.đ/khẩ 65.47 66.53 75.23 101.61 113.08 107.35 3.2. Tổng GTSX/lđ Tr.đ/lđ 111.17 113.11 131.05 101.75 115.87 108.81
Nguồn: Phòng thống kê huyện Đông Anh (2015)
3.1.3.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng
Cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện trình độ, năng lực sản xuất cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Cơ sở vật chất là điều kiện không thể thiếu được trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế xã hội. Mức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng cao thì sản xuất càng phát triển, năng lực phát triển kinh tế xã hội càng nhiều. Tuy nhiên, việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phải đảm bảo tính hợp lý và đồng bộ, phù hợp với trình độ quản lý và điều kiện sản xuất cụ thể của từng vùng, từng địa phương thì mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia hay một vùng, một địa phương thì hệ thống cơ sở hạ tầng cần thiết và trực tiếp phục vụ cho