Hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi vịt thịt thương phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt thương phẩm trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 100 - 102)

4.1.4 .Cung ứng đầu vào cho chăn nuôi vịt thịt thương phẩm

4.3. Đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi vịt thịt thương phẩm trên địa

4.3.6. Hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi vịt thịt thương phẩm

- Ngăn ngừa, hạn chế sự ô nhiễm, suy thoái môi trường trong quá trình phát triển chăn nuôi vịt thịt nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung là góp phần xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái. Để hạn chế ô nhiễm môi trường chăn nuôi, cần có sự góp sức chung của người sản xuất và các cơ quan ban ngành có liên quan:

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi.

- Tăng cường cán bộ có đủ trình độ và am hiểu các vấn đề về môi trường để thực hiện tốt công tác quản lý, phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường trong phát triển chăn nuôi vịt thịt thương phẩm.

- Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước mặt do chất thải trong các hoạt động chăn nuôi vịt thịt thương phẩm. Nâng cấp, cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trong chăn nuôi vịt thịt thương phẩm. Xử lý nước thải chăn nuôi bằng hầm tự hoại, hầm biogas,… bảo đảm nước thải sau khi xử lý đạt chuẩn Việt Nam về môi trường. Thực hiện định kỳ công tác giám sát, quan trắc và dự báo chất lượng môi trường nước nhằm kịp thời ứng cứu khi có sự cố môi trường xảy ra, phục vụ phát triển chăn nuôi vịt thịt thương phẩm trên địa bàn huyện.

- Điều tra, đánh giá thực trạng, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động chăn nuôi vịt thịt thương phẩm, giết mổ gia cầm, sản xuất kinh doanh thuốc thú y làm cơ sở cho các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường.

- Nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn, ưu đãi, khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường trong các khu vực chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đã được quy hoạch.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến, sản xuất mới thành lập. Nếu không đạt yêu cầu kiên quyết không cấp phép xây dựng.

4.3.7. Tăng cường liên kết bốn nhà trong chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm vịt thịt thương phẩm

- Ổn định và phát triển thị trường vịt thịt thương phẩm

Khuyến khích người chăn nuôi ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các cơ sở chế biến, cơ sở giết mổ lớn.

Hình thành kênh tiêu thụ trong đó chủ yếu sản phẩm bán trực tiếp cho các công ty chế biến và các lò mổ lớn, hạn chế tỷ lệ bán cho người thu gom nhỏ lẻ để hạn chế việc bị tư thương ép giá, cần hình thành việc bán sản phẩm theo hình thức hợp đồng.

Nâng cao chất lượng sản phẩm vịt thịt thương phẩm nhằm tiếp cận và tham gia thị trường xuất khẩu khi có điều kiện.

Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp và các hộ gia đình xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi, cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường, giới thiệu sản phẩm vịt thịt thương phẩm. Gắn giữa sản xuất với chế biến, coi trọng chế biến vừa và nhỏ, nhưng hiện đại, thích ứng với quy mô từng vùng và nhu cầu của thị trường.

Đầu tư phát triển hệ thống chợ, nhanh chóng hình thành những trục, những điểm giao lưu hàng hoá trên địa bàn nông thôn, tiêu thụ nông sản.

-Liên kết 4 nhà trong chăn nuôi vịt thịt thương phẩm

Phát triển liên kết giữa người chăn nuôi với nhau là rất cần thiết, việc liên kết giữa những người sản xuất trên cơ sở thành lập ra các hợp tác xã chăn nuôi, tổ hợp tác chăn nuôi, câu lạc bộ chăn nuôi.

Nhà nước đóng vai trò số 1. Nhà nước có vai trò định hướng và đề ra kế hoạch thực hiện cho các doanh nghiệp cũng như nghiên cứu các các nhà khoa học. Nhà nước xây dựng pháp chế, tạo ra hành lang pháp lý và tháo dỡ các khó khăn của người chăn nuôi.

Các nhà khoa học cần nghiên cứu giống, kĩ thuật chăn nuôi,.. Họ cần phải liên kết với Nhà nước, các doanh nghiệp để thu hút nguồn vốn để phục vụ nghiên cứu đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất.

Nhà doanh nghiệp phải phối hợp chặt chẽ với nhà khoa học và Nhà nước để giải quyết đầu vào và đầu ra cho chăn nuôi của chủ hộ. Giải quyết về vốn, đầu vào, tiêu thụ đầu ra thông qua việc kí kết hợp đồng về số lượng, thời gian, giá cả… với các chủ trang trại chăn nuôi. Mọi tác động của Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp ở mối liên kết này đều tác động đến người chăn nuôi mới có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt thương phẩm trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 100 - 102)