Phần 2 .Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
2.3. Những nghiên cứu có liên quan
1. Phạm Xuân Thanh, 2015, “ Phát triển chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thanh Hóa”, Luận án Tiến sỹ, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam. Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp tiếp cận gồm tiếp cận hệ thống, tiếp cận theo hình thức tổ chức sản xuất, tiếp cận theo vùng kinh tế, tiếp cận có sự tham gia, sử dụng kết hợp phương pháp phân tích truyền thống như thống kê mô tả, thống kê phân tích, bộ công cụ PRA với các phương pháp phân tích mới sử dụng hàm logit trong đánh giá quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi của hộ. Đề tài sử dụng kết hợp cả phương pháp phân tích định tính và phương pháp phân tích định lượng để làm cơ sở tin cậy cho việc đánh giá, kết luận, đề xuất các giải pháp khả thi, phù hợp.
2. Hoàng Anh, 2014, “ Phát triển chăn nuôi vịt thịt theo hướng an toàn sinh học tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương”, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Luận văn đã so sánh được các chỉ tiêu nghiên cứu, các yếu tố đầu ra, đầu vào của 2 phương thức nuôi là nuôi theo an toàn sinh học và nuôi thường. Điểm yếu của luận văn là kết quả hiệu quả chưa được tính rõ ràng, giải pháp chưa cụ thể.
Tảo trên địa bàn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên”. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Luận văn đã phân tích và so sánh rất kỹ chi phí chăn nuôi giữa các hộ nuôi gà lai Đông Tảo với các hộ nuôi gà Đông Tảo, giữa các quy mô nuôi và các hộ thuần nông, các hộ kiêm nghề với nhau.
4. Đỗ Thị Thu Hiền, 2015, “ Phát triển chăn nuôi gà theo hướng ATTP tại Gia Lâm, Hà Nội ”. Luận văn Thạc sỹ, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam. Đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi gà theo hướng ATTP và cơ sở thực tiễn của một số nước trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Gia Lâm. Ngoài ra, luận văn cũng phân tích chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gà theo hướng ATTP trên địa bàn huyện.