Nhóm yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt thương phẩm trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 85 - 89)

4.1.4 .Cung ứng đầu vào cho chăn nuôi vịt thịt thương phẩm

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi vịt thịt thương phẩm trên

4.2.1. Nhóm yếu tố bên ngoài

a) Cơ chế, chính sách

Trong các năm qua, Nhà nước có các chính sách điều tiết thuế nhập khẩu thịt, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, các địa phương có nhiều cơ chế khuyến khích phát triển chăn nuôi vịt thịt thương phẩm nói riêng và trong chăn nuôi nói chung nên chăn nuôi vịt thịt thương phẩm trên địa bàn huyện phát triển mạnh mẽ.

Nhà nước vay vốn ưu đãi (ODA) từ các tổ chức quốc tế, từ các nước cho ngành chăn nuôi gia cầm, giết mổ, chế biến vay ưu đãi để tạo nguồn lực đổi mới. Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 106/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/4/2004 về Tín dụng phát triển Nhà nước, trong đó, cho phép ngành chăn nuôi gia cầm qui mô trang trại, ngành chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp được vay vốn tín dụng phát triển từ Quỹ Hỗ trợ phát triển để tạo nguồn lực đầu tư, xây dựng và đổi mới ngành chăn nuôi và công nghiệp chế biến, giết mổ.

Để khuyến khích, hỗ trợ chuyển đổi chăn nuôi, xây dựng công nghiệp giết mổ, chế biến gia cầm, ngày 13/3/2006, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 394/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ khuyến khích ngành chăn nuôi gia cầm, ngành giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp. Trong đó, nội dung cơ bản là ưu đãi cao nhất về các lọai thuế, tiền thuê đất, hỗ trợ chuyển đổi nghề, hỗ trợ 40% lãi suất vốn vay đầu tư. Chính sách này được cụ thể hóa theo từng địa phương để mọi người dân được tiếp thu nguồn hỗ trợ.

Quyết định số 396/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm. Nội dung cơ bản quy định chỉ đạo thực hiện các biện pháp giám sát dịch bệnh, kiểm soát đàn gia cầm giống, chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm dịch vận chuyển, giết mổ gia cầm để khống chế, không để tái phát trở lại. Chỉ thị của thủ tướng chính phủ số 22/2004/CT- TTG ngày 15 tháng 6 năm 2004 về phòng chống dịch cúm gia cầm. Nội dung chỉ thị quy định các biện pháp kiểm soát dịch bệnh; chỉ đạo hỗ trợ kinh phí từ ngân sách cho khôi phục, phát triển sản xuất chăn nuôi gia cầm ở địa phương; công tác sản xuất và nhập khẩu giống gia cầm; công tác kiểm dịch vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm, đặc biệt vận chuyển ra khỏi ổ dịch, các vùng có nguy cơ tiềm ẩn về dịch bệnh,…

Ngoài chính sách của nhà nước thì những chính sách của huyện Lương Tài cũng ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi vịt thịt thương phẩm của các hộ, nhất là cơ chế chính sách về chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cho phép các hộ chuyển đổi, dồn điền đổi thửa để chuyển từ đất trũng sản xuất lúa sang làm trang trại chăn nuôi nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi.

b) Yếu tố cơ sở hạ tầng

Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã và đang được chính quyền huyện Lương Tài quan tâm. Tổng vốn đầu tư trong gần 5 năm đạt trên 600 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào chương trình xây dựng nông thôn mới và một số tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ, đường nội thị Thị trấn Thứa. Kết cấu hạ tầng nông thôn có bước phát triển rõ rệt, nhất là hệ thống đường giao thông, thủy lợi, cấp điện, trường học, trạm y tế, chợ. Toàn huyện cứng hóa được 346,1 km đường bê tông nông thôn, xây dựng 99 điểm tập kết, trung chuyển rác thải. Các công trình thuỷ lợi đầu mối, hệ thống kênh mương được đầu tư cải tạo, nâng cấp khai thác có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đề nghị tỉnh quan tâm đầu tư hoàn thành việc nâng cấp các tuyến đường tỉnh 280, 281, 284, 285, đường nội thị Thị Trấn Thứa, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tuyến đường đê đoạn từ An Thịnh đến Minh Tân; quy hoạch xây dựng cảng Kênh Vàng và bến phà Kênh Vàng đi Nam Sách theo phương châm xã hội hoá có sự đầu tư một phần của Nhà nước.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chỉ có 2 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được kiểm soát đó là Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm Dabaco (xã Lạc Vệ - huyện Tiên Du) và Công ty TNHH thực phẩm an toàn Vikofood (xã Phương Liễu - huyện Quế Võ) và có tới 718 cơ sở, điểm giết mổ nhỏ lẻ chưa được kiểm soát chặt chẽ nên sản phẩm giết mổ chưa đáp ứng được yêu cầu. Nguyên nhân của thực trạng trên là do các cơ sở, điểm giết mổ hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, chưa hiểu rõ quy định của Pháp luật Thú y hoặc vì lợi nhuận trước mắt nên cố tình vi phạm. Bên cạnh đó, sự chỉ đạo phối hợp giữa các cấp, các ngành còn chưa đồng bộ; chính quyền một số địa phương cấp huyện, xã chưa thực sự quan tâm đến công tác an toàn thực phẩm nên việc thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân còn hạn chế; công tác kiểm tra, giám sát chủ yếu do cơ quan chuyên môn thực hiện; dẫn đến tình trạng động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc vẫn được bày bán

công khai; tình trạng giết mổ động vật tại các chợ tạm, chợ cóc, tại cơ sở, điểm giết mổ nhỏ lẻ không đủ điều kiện vệ sinh thú y vẫn diễn ra xong chưa được các cơ quan xử lý chưa triệt để gây ra tâm lý hoang mang, bức xức trong nhân dân.

Để khắc phục những tồn tại yếu kém trên, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh Ban hành Quyết định số: 14/QĐ-UBND ngày 09/6/2017 “Ban hành Quy định về quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.

Sau khi Quyết định được UBND tỉnh ban hành và có hiệu lực, Công tác quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố quan tâm chỉ đạo; các hoạt động thanh tra, kiểm tra được phối hợp thường xuyên, nhiều trường hợp vi phạm đã được xử lý nghiêm; đặc biệt, nhận thức của người dân nói chung và các cơ sở giết mổ nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tình trạng giết mổ nhỏ lẻ tại các chợ cóc, chợ tạm và các cơ sở, điểm giết mổ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã giảm rõ rệt; các cơ sở giết mổ đã chấp hành tốt việc kiểm soát giết mổ và kiểm dịch khi lưu thông vận chuyển. Nhiều cơ sở giết mổ đã thực hiện việc đầu tư, nâng cấp, cải tạo, mua sắm trang thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu điều kiện vệ sinh thú y; tính đến hết tháng 11/2017, toàn tỉnh đã có 123 cơ sở chăn nuôi, giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y. Riêng năm 2017, đã cấp mới, tái cấp và cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh thú y cho 46 cơ sở đủ điều kiện.

c) Yếu tố thị trường

Thị trường có vai trò quan trọng đối với sản xuất kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Đây là khâu then chốt của sản xuất hàng hóa, theo đó thị trường chính là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng bởi nó cho chúng ta biết kết quả sản xuất của một chu kỳ kinh doanh. Ngày nay, khi đời sống kinh tế phát triển nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao đòi hỏi thị trường phải cung cấp các thực phẩm có chất lượng cao. Đáp ứng nhu cầu đó, người chăn nuôi vịt thịt thương phẩm cần có biện pháp kỹ thuật thích hợp để tăng trọng lượng con, nâng cao chất lượng thịt và đảm bảo an toàn, nhằm cạnh tranh trên thị trường với các sản phẩm ngành khác.

Bảng 4.14. Tiêu thụ thịt vịt của các hộ điều tra

ĐVT: %

Diễn giải QML QMV QMN II I

Khách hàng chính của hộ

- Thương lái 68,42 65,69 64,35 61,45 68,62

- Cơ sở giết mổ, chế biến 23,33 24,48 23,06 23,01 21,01

- Người bán lẻ 5,25 7,21 8,14 9,58 7,45

- Khác 3,00 2,62 3,03 5,96 2,92

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Đối với các hộ nuôi QMV và QML, ngoài đặc tính vịt là dễ chậm đàn, sụt cân khi bị bán lẻ, hộ chăn nuôi còn mong muốn tìm được đầu ra ổn định nên đối tượng của họ lại tập trung vào các đại lý chiếm tiếp đến là bán cho các cơ sở giết mổ, người bán lẻ. Các hộ bán cho người quen, hàng xóm và tiêu thụ tại nhà rất ít, chỉ chiếm vài phần trăm tổng số vịt nuôi.

Các hộ nuôi theo quy mô bán cho các cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến chiếm tỷ trọng tương nhau. Các hộ nuôi chạy đồng được các cơ sở chế biến ưa chuộng vì chất thịt săn chắc, thơm ngon hơn so với nuôi nhốt.

Qua điều tra cho thấy người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, từ người thu mua cho đến hợp đồng cho đầu ra đều gặp khó khăn vì thế họ thường bị ép giá làm cho giá bán thấp, hiệu quả không cao. Vì vậy cần có những biện pháp để giúp người chăn nuôi có khả năng tiếp cận thị trường bền vững để họ có thể yên tâm và mở rộng chăn nuôi.

+, Giá thịt vịt trên địa bàn huyện Lương Tài

Theo Bộ NN&PTNT, tình hình chăn nuôi năm 2017 gặp nhiều biến động, đặc biệt là giá thịt lợn giảm sâu từ đầu năm khiến người chăn nuôi chịu thua lỗ. Nhìn vào biểu đồ với giá thịt lợn và thịt gà, năm 2017 giá thịt vịt tương đối ổn định. Sau nhiều tháng chạm đáy, giá lợn hơi những tháng cuối năm đang có dấu hiệu tăng trở lại nhưng vẫn không đủ để người chăn nuôi có lãi. Tình trạng giá thấp kéo dài, khó khăn trong khâu tiêu thụ khiến người chăn nuôi lợn giảm đàn, bỏ đàn, treo chuồng. Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm và bò vẫn đang phát triển khá tốt và ổn định. Theo kết quả điều tra chăn nuôi kỳ 01/10/2017. Đàn gia cầm cả nước ước có 385,5 triệu con, tăng khoảng 6,6%, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 1,03 triệu tấn, tăng 7,3%, sản lượng trứng gia cầm đạt 10,6 triệu quả, tăng 12,6%.

Biểu đồ 4.1. Diễn biến giá lợn, gà và vịt hơi (giá tại trại) trong năm 2017

Nguồn: Chăn nuôi Việt Nam (2017)

d) Dịch bệnh

Trong điều kiện hiện nay, tiêm vacxin phòng bệnh là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất trong chăn nuôi và công tác tiêm phòng tại huyện Lương Tài đạt được hiệu quả tương đối cao. Hiện nay, người chăn nuôi đã ý thức được vai trò của việc tiêm phòng trong phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi, ngoài các dịch bệnh bắt buộc phải tiêm phòng như: dịch tả vịt, tụ huyết trùng,… các hộ chăn nuôi còn cho vịt dùng thuốc bổ.

Bảng 4.15. Một số bệnh thường gặp trên vịt

STT Tên bệnh Lứa tuổi thường mắc bệnh

1 Viêm rốn 2 - 7 ngày tuổi

2 Bệnh do Ecoli 1-15 ngày tuổi

3 Viêm xoang mũi 7-15 ngày tuổi

4 Tụ huyết trùng Trên 20 ngày tuổi

5 Dịch tả Trên 20 ngày tuổi

Nguồn: Lâm Minh Thuận và Chế Minh Tùng (2004)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt thương phẩm trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 85 - 89)