Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Lương Tài là một huyện chiêm trũng của tỉnh Bắc Ninh, cách tỉnh lỵ khoảng 30 Km
- Phía Bắc giáp huyện Gia Bình
- Phía Nam giáp huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) - Phía Đông giáp huyện Nam Sách (Hải Dương) - Phía Tây giáp huyện Thuận Thành.
Lương Tài có các trục giao thông huyết mạch nhằm phát triển kinh tế xã hội là tỉnh lộ 280, 281, 284, 285 nối Lương Tài với Gia Bình, Thuận Thành (Bắc Ninh), Lương Tài với Cẩm Giàng (Hải Dương) (UBND huyện Lương Tài, 2015). Lương Tài có vị trí thuận lợi trong giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội. Trung tâm huyện cách Thủ đô Hà Nội và thành phố Bắc Ninh không xa, đây là hai thị trường rộng lớn, đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tạo cơ hội thuận lợi cho huyện tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, hoà nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển thương mại dịch vụ,... Huyện có hệ thống các tuyến đường tỉnh lộ: 280, 281, 284, 285 nối liền với quốc lộ 18 cùng với các tuyến đường huyện lộ đã hình thành nên mạng lưới giao thông đường bộ khá thuận lợi cho việc giao lưu và tiêu thụ sản phẩm để phát triển kinh tế xã hội. Như vậy, với vị trí địa lý đó, huyện Lương Tài có đầy đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác cho sự phát triển kinh tế - xã hội (UBND huyện Lương Tài, 2015).
3.1.1.2. Địa hình, địa chất
Lương Tài nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên có địa hình tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Tây Bắc xuống Đông Nam, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Thái Bình. Lương Tài lại là một trong những huyện thấp nhất tỉnh Bắc Ninh. Những vùng trũng ven sông Thái Bình, đất thường xuyên bị úng ngập, lầy hoá, khó thoát nước nên chỉ trồng
được 1 vụ lúa, việc thâm canh, tăng vụ gặp nhiều khó khăn ở một số xã. Do đó, huyện có đã có chủ trương chuyển đối diện tích đất trũng sang nuôi trồng thủy sản. Diện tích mặt nước lớn là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi vịt thịt nói riêng và chăn nuôi thủy cầm nói riêng trên địa bàn huyện (UBND huyện Lương Tài, 2015).
Đặc điểm địa chất lãnh thổ huyện Lương Tài mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, có bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc – Bắc Bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ huyện Lương Tài có những nét còn mang tính chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc (UBND huyện Lương Tài, 2015).
-Tài nguyên đất:
Theo bản đồ đất tỉnh Bắc Ninh tỷ lệ 1/25000 có điều tra bổ sung trên bản đồ tỷ lệ 1/10000, toàn huyện có 14 đơn vị hành chính. Chỉ dẫn bản đồ như sau:
+ Đất phù sa được bồi từ hệ thống sông Thái Bình: Diện tích 291,74 ha chiếm 2,0% diện tích tự nhiên, phân bố ở ngoài đê sông Thái Bình thuộc các xã Minh Tân, Lai Hạ, Trung Kênh, An Thịnh.
+ Đất phù sa được bồi, không có tầng glay của hệ thống sông Hồng: Diện tích 291,73 ha chiếm 2,0% diện tích tự nhiên, phân bố ở địa hình vàn và vàn cao của xã Trung Kênh.
+ Đất phù sa không được bồi và không có tầng glay của hệ thống sông Thái Bình: Diện tích 052,8 ha chiếm 7% diện tích tự nhiên; phân bố chủ yếu ở các xã Minh Tân, Lai Hạ, Lâm Thao, Trung Chính và Trừng Xá.
+ Đất phù sa của hệ thống sông Hồng: Diện tích 564,09 ha chiếm 4,4% diện tích tự nhiên. Phân bố ở các xã Quảng Phú, Tân Lãng và Thị trấn Thứa. (UBND huyện Lương Tài, 2015).
-Tài nguyên nước:
+ Nguồn nước mặt: Tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Lương Tài nói riêng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ mạng lưới sông ngòi khá cao trung bình 1,0 – 1,2 km/km2 (UBND huyện Lương Tài, 2015).
nhưng qua thực tế sử dụng của người dân trong huyện cho thấy mực nước ngầm có độ sâu trung bình 3-6m, chất lượng nước tốt (UBND huyện Lương Tài, 2015).
3.1.1.3. Đặc điểm thời tiết khí hậu.
Lương Tài nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (UBND huyện Lương Tài, 2015).
- Mùa mưa: Thời tiết nóng ẩm, lượng mưa lớn, chiếm 80% lượng mưa cảnăm. Đặc biệt có những trận mưa rào có cường độ rất lớn có kèm theo gió bão từ 3-5 ngày, gây ngập úng cục bộ. Mùa khô: Lượng mưa ít, có những thời kỳ khô hanh kéo dài từ 15-20 ngày, nhiều diện tích canh tác bị khô hạn (UBND huyện Lương Tài, 2015)
Nhiệt độ trung bình năm là 23,4oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8oC (tháng1). Sự chênh lệch nhiệt độ tháng thấp nhất và tháng cao nhất là 13,1oC. Tổng số giờ nắng trong năm giao động từ 1530-1776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng là tháng 1 (UBND huyện Lương Tài, 2015).
Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc hình thành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam hình thành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mưa rào (UBND huyện Lương Tài, 2015).
Nhìn chung, huyện Lương Tài có điều kiện tự nhiên khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông với khí hậu khô, lạnh làm cho vụ Đông có thể trồng được nhiều loại cây rau màu ngắn ngày có giá trị cao và cho xuất khẩu. Yếu tố hạn chế nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung theo mùa thường gây ngập úng các khu vực thấp trũng, uy hiếp hệ thống đê điều và các công trình thuỷ lợi (UBND huyện Lương Tài, 2015).
3.1.1.4. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai huyện Lương Tài
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai huyện Lương Tài qua các năm 2015- 2017 qua các năm 2015- 2017
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)
SL
(ha) (%) CC (ha) SL (%) CC (ha) SL (%) CC 16/15 17/16 BQ - Tổng diện tích đất tự nhiên 10.591,60 100,00 10.591,60 100,00 1.0591,60 100,00 100,00 100,00 100,00 I- Đất nông nghiệp 7.091,93 66,95 7.084,60 66,89 7.070,82 66,75 99,90 99,81 99,85 - Đất sản xuất nông nghiệp 5.762,97 81,26 5.756,01 81,25 5.739,93 81,17 99,88 99,72 99,80 + Đất trồng hàng năm 5.650,84 98,05 5.644,45 98,06 5.628,88 98,06 99,89 99,72 99,80 + Đất trồng
cây lâu năm 112,13 1,95 111,56 1,98 111,05 1,93 99,49 99,54 99,51 - Đất NTTS 1.298,93 18,32 1.298,63 18,33 1.298,00 18,35 99,98 99,95 99,96 - Đất nông nghiệp khác 30 0,42 30 0,42 32,89 0,57 99,93 109,60 104,65 II- Đất phi nông nghiệp 3.497,04 33,02 3.504,37 33,09 3.518,15 33,21 100,21 100,39 100,30 III. Đất chưa sử dụng 2,62 0,02 2,62 0,02 2,62 0,02 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lương Tài ( 2017)
Cơ cấu sử dụng đất của huyện Lương Tài qua 3 năm (2015- 2017) gần như không thay đổi. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 1.059,60 ha, trong đó, tính theo năm 2017, diện tích đất nông nghiệp là 7070,82 ha, chiếm 66,75% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 3518,15 ha chiếm 33,21% tổng diện tích, còn lại là đất chưa sử dụng chỉ có 2,62 ha. Trong đất nông nghiệp chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp với diện tích năm 2017 là 5739,93 ha, chiếm 81,17%, diện tích đất NTTS là 32,89 ha chiếm 33,21 %, còn lại là đất nông nghiệp khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (0,57%).
Diện tích đất chưa sử dụng không biến động nhiều do phần đất công chưa sử dụng của huyện chưa được tiến hành để đấu thầu giao khoán cho hộ nông dân sử dụng.
3.1.1.5 Tình hình dân số và lao động
Lao động là yếu tố quan trọng trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội trong quá trình sản xuất cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Lương Tài qua các năm 2015-2017
Diễn giải ĐVT 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển (%) SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 16/15 17/16 BQ I- Tổng dân số người 98.123 100,00 97.568 100,00 105.6 100,00 99,43 108,23 103,74
Phân theo khu vực
1-Thành thị người 9.628 9,81 9.725 9,97 9.701 9,18 101,00 99,75 100,37
2-Nông thôn người 88.495 90,19 87.843 90,03 95.899 90,81 99,26 109,17 104,09
Phân theo giới tính
1. Nam người 47.895 48,81 47.622 48,81 51.543 48,81 99,43 108,23 103,73
2. Nữ người 50.288 51,19 49.946 51,19 54.057 51,19 99,31 108,23 103,67
III-Tổng số lao động LĐ 65.250 100,00 65.872 100,00 66.236 100,00 100,95 100,55 100,74
1-Lao động NN LĐ 42.901 65,75 41.882 63,58 41.226 62,24 97,62 98,43 97,01
2-Lao động phi NN LĐ 22.349 35,25 23.990 36,42 25.01 37,76 107,34 104,25 105,78
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lương Tài ( 2017)
Qua bảng 3.2 ta thấy tốc độ tăng bình quân của nhân khẩu qua 3 năm là 3,74%. Trong đó lao động nông nghiệp giảm bình quân là 2,99%, lao động phi nông nghiệp tăng bình quân là 5,78%. Điều này chứng tỏ huyện Lương Tài đã và đang thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn kết hợp với đô thị hoá nông thôn theo hướng tiến bộ tích cực mà Đảng đã đề ra trong nghị quyết 5 khoá VII của ban chấp hành Trung ương. Trong 3 năm tốc độ tăng bình quân dân số của huyện rất thấp so với các năm trước điều đó cho thấy người dân trong xã đã ý thức được vấn đề kế hoạch hóa gia đình. Vì tốc độ tăng dân số thấp nên tốc độ tăng lên của lao động cũng rất thấp. Năm 2015 tổng số lao động là 65.250 lao động, năm 2016 là 65.872 lao động tăng 0,95% so với năm 2015. Đến năm 2017 tổng số lao động ước tính tăng lên là 66.236 lao động, tăng 0,55% so với năm 2016. Tốc độ tăng bình quân của lao động qua 3 năm là 0,74 %.
Dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm phần ưu thế điều này thể hiện ở số khẩu, số hộ và số lao động nông nghiệp. Tuy nhiên hoạt động của lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp ngày càng phát triển, kéo theo sự giảm sút của lao động nông nghiệp. Trong ba năm qua, lao động nông nghiệp giảm dần và lao động phi nông nghiệp tăng dần. Tỷ lệ dân số phân theo nam, nữ tương đương 1: 1 và không thay đổi cơ cấu qua các năm.
Như vậy, trong những năm qua dân số của huyện dần đi vào ổn định, tốc độ tăng trưởng dân số bình quân khoảng 3,74 %/năm. Đồng thời số khẩu nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao cũng là thách thức cho khuyến nông.