Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi vịt thịt thương phẩ mở nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt thương phẩm trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 41)

Phần 2 .Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

2.2. Cơ sở thực tiễn của phát triển chăn nuôi vịt thịt thương phẩm

2.2.1. Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi vịt thịt thương phẩ mở nước ngoài

a) Trung Quốc

Theo Đào Lệ Hằng (2008), 725 triệu con vịt, chiếm 69,3% số lượng vịt của cả thế giới; 2,35 triệu tấn thịt vịt chiếm 68,2 % sản lượng thịt vịt của cả thế giới là những con số đáng ngưỡng mộ cho ngành chăn nuôi vịt ở Trung Quốc. Song không dừng ở những con số về sản lượng mà Trung Quốc hiện còn đang xây dựng mức an toàn cho những sản phẩm từ ngành chăn nuôi vịt nổi tiếng của mình thông qua việc kế thừa truyền thống, cải tiến bằng khoa học công nghệ hiện đại để xây dựng một hệ thống chăn nuôi vịt an toàn phù hợp và hiệu quả cho ngành chăn nuôi vịt công nghiệp hóa ở nước này.

Từ các phát hiện khảo cổ học từ thời nhà Tây Chu (1046 - 771 trước Công nguyên), các nhà khoa học đã khẳng định nghề nuôi vịt đã xuất hiện từ rất sớm và trở thành nghề truyền thống lâu đời của nông dân Trung Quốc, gắn liền với sự phát triển thịnh vượng của nghề chăn nuôi vịt là các món ăn từ vịt rất nổi tiếng như một loại đặc sản của đất nước Trung Quốc như Vịt quay Bắc Kinh, dạ dày vịt sấy giòn, vịt ướp muối Nam Kinh, vịt hầm, vịt sốt tẩm xì dầu,...Chăn nuôi vịt truyền thống của Trung Quốc chủ yếu theo phương thức nuôi thả tự do theo dòng nước, ao, hồ, sông, suối. Đặc biệt ở phía Nam Trung Quốc rất thịnh hành phương thức kết hợp nuôi cá - vịt. Cá được nuôi trong ao còn rìa ao dành để nuôi vịt. Mô hình cá - vịt này đã làm tăng đáng kể sản lượng vịt nuôi ở vùng này (Đào Lệ Hằng, 2008).

chu trình tuần hoàn dinh dưỡng trong ao, hồ. Vịt được tự do bơi ngụp, lặn thỏa mãn các tập tính sinh học, phân vịt thải vào trong ao thành một loại phân bón làm tăng sinh khối hữu cơ, số và chất lượng các loại rong, tảo, vi khuẩn, chất hữu cơ lơ lửng, làm thức ăn tự nhiên nuôi cá rất tốt. Phương thức kết hợp này giúp người chăn nuôi chỉ phải trả chi phí thấp (giống và thức ăn cho vịt) nhưng tạo được hệ thống sinh thái bền vững trong ao đồng thời tăng lợi nhuận (Đào Lệ Hằng, 2008).

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua chăn nuôi vịt ở Trung Quốc không phát triển theo quy mô lớn công nghiệp hiện đại mà chỉ dừng lại ở các quy mô hộ, gia đình, cá thể. Lý do nổi bật nhất là tồn tại ở các quy mô nhỏ như thế nhưng vẫn vừa đủ đáp ứng với nhu cầu tiêu dùng và khả năng đầu tư công nghiệp hóa của nhiều nông dân cho ngành chăn nuôi này còn nhiều giới hạn. Dân số còn ít, tài nguyên nước còn dồi dào và vấn đề dịch bệnh, sức khỏe cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức (Đào Lệ Hằng, 2008).

Khi mức thu nhập của người dân liên tục tăng lên, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và phát triển rực rỡ của ngành du lịch và văn hóa ẩm thực Trung Quốc thì nghề nuôi vịt truyền thống của Trung Quốc tỏ ra khó có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước ngày càng tăng đối với các món ăn hấp dẫn chế biến từ thịt vịt. Vì vậy một xu hướng mới đã xuất hiện.Việc chuyên ngành hóa công tác chế biến thực phẩm đòi hỏi một số lượng vịt lớn đều đặn cho từng công suất vận hành của các nhà máy giết mổ đã dẫn tới xu hướng nuôi vịt công nghiệp. Trung Quốc đã đẩy mạnh việc chuyển đổi từ chăn nuôi nông hộ nhỏ, chăn nuôi ở sân sau sang chăn nuôi quy mô lớn cùng các hệ thống chăn nuôi thương mại, quản lý hiện đại và hiệu quả (Đào Lệ Hằng, 2008).

Năm 2006, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã xác định rõ thay đổi hệ thống chăn nuôi thủy cầm truyền thống là để tăng cường kiểm soát dịch bệnh và môi trường trong chăn nuôi gia cầm. Phương thức chăn nuôi vịt trên cạn (nuôi khô trong nhà) đã ngày càng được áp dụng rộng rãi ở Trung Quốc do chúng đáp ứng được các tiêu chí an toàn mà Bộ Nông nghiệp đã xác định cho tính bền vững của ngành chăn nuôi truyền thống này (Đào Lệ Hằng, 2008).

Trên thực tế, hệ thống nuôi vịt cho ăn khô này đã xuất hiện ở phía Bắc Trung Quốc từ rất lâu nhưng vì thiếu tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự khuyến khích của Chính Phủ nên phương thức này chưa thực sự phát triển. Song gần

đây, ở các miền của Trung Quốc đang dần dần đưa hệ thống chuồng và phương thức nuôi vịt trên cạn vào các trang trại và gia trại bởi phương thức nuôi này cho phép thu gom, xử lý phân vịt dễ dàng, vệ sinh tiêu độc chuồng trại có thể thực hiện thường xuyên mà không ảnh hưởng đến hệ sinh thái nào của địa phương, chấm dứt nguy cơ lây bệnh từ vịt sang cá và ngược lại, đặc biệt phương thức này tỏ ra rất phù hợp để áp dụng các quy mô công nghiệp cao cấp hơn vừa đáp ứng được sản lượng, chất lượng lớn mà vẫn đảm bảo tính an toàn sinh học trong chăn nuôi và giảm thiểu ô nhiễm tới môi trường (Đào Lệ Hằng, 2008).

Hệ thống nuôi vịt truyền thống tuy đã mang lại những lợi ích to lớn, đặc biệt là việc kết hợp nuôi vịt - cá từng rất thịnh hành ở Trung Quốc. Tuy nhiên trong hoàn cảnh mới, hệ thống chăn nuôi truyền thống đã không thể đáp ứng được nhu cầu về an toàn sinh học và khả năng công nghiệp hóa nên hệ thống nuôi trên cạn cho ăn khô đang được Trung Quốc rất quan tâm và ứng dụng rộng rãi, coi đây như một hệ thống chăn nuôi vịt an toàn, quy mô công nghiệp hiệu quả nhất hiện nay (Đào Lệ Hằng, 2008).

b) Thái Lan

Theo Tống Xuân Chinh (2007), Thái Lan là nước có ngành chăn nuôi phát triển, nước này đã đầu tư nguồn nhân lực rất lớn và tiềm lực tài chính rất mạnh để thực hiện các hoạt động thú y. Cụ thể, Thái Lan có hệ thống thú y đồng bộ, thống nhất và được tổ chức theo ngành dọc từ T.Ư cho tới cấp xã với số lượng gần 5.000 người làm việc trong các cơ quan thú y T.Ư và 37.000 cán bộ thú y làm việc ở các cơ quan thú y cấp tỉnh, huyện, xã. Ngoài ra còn có hệ thống Viện nghiên cứu thú y và Phòng xét nghiệm thú y hiện đại, đáp ứng mọi yêu cầu kỹ thuật trong lĩnh vực thú y.

Đặc biệt Thái Lan cung cấp đủ nguồn kinh phí để tổ chức các hoạt động thú y theo chuỗi. Hàng năm nước này cấp khoảng 180 triệu USD, tương đương khoảng 4.000 tỷ đồng để thực hiện các Chương trình phòng chống dịch bệnh động vật, đánh dấu nhận dạng gia súc, kiểm dịch vận chuyển, quản lý vận chuyển thông qua hệ thống trạm, chốt kiểm dịch và camera giám sát tuyến đường… (Tống Xuân Chinh, 2007).

Là nước có ngành chăn nuôi phát triển trong khu vực và trên thế giới, từ sau dịch cúm gia cầm năm 2004, Thái Lan đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình chăn nuôi. Đó là giảm chăn nuôi nông hộ tiềm ẩn nguy cơ cao dịch bệnh, đẩy

mạnh chăn nuôi gia cầm công nghiệp, khép kín, có kiểm soát tại tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất từ khâu sản xuất con giống, thức ăn, giết mổ, chế biến và bán sản phẩm ra thị trường. Một số tập đoàn có tiềm lực kinh tế lớn như Tập đoàn CP đầu tư hệ thống trang trại chăn nuôi gà áp dụng công nghệ hiện đại, điều khiển tự động hoàn toàn các hoạt động của trại như điều hoà nhiệt độ, độ ẩm, thông gió, lượng khí độc, thức ăn, nước uống, khẩu phần thức ăn, kiểm tra tăng trọng, hồ sơ theo dõi, kiểm soát thú y… Ngoài ra, các nhà máy giết mổ gia cầm, cơ sở sơ chế và chế biến sản phẩm thịt gia cầm đảm bảo an toàn dịch bệnh, ATTP theo tiêu chuẩn quốc tế cũng được xây dựng để phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước (Tống Xuân Chinh, 2007).

Tương tự ở Việt Nam, chăn nuôi vịt thả đồng cũng là một nghề truyền thống ở Thái Lan. Hiện nay, Thái Lan có khoảng 10 triệu con vịt, trước dịch cúm gia cầm 80% đàn vịt là nuôi không kiểm soát. Sau dịch cúm gia cầm, nước này nhanh chóng tổ chức lại hình thức chăn nuôi này để nâng cao an toàn sinh học. Chính phủ Thái Lan có chính sách hỗ trợ các chủ trại chăn nuôi vịt thả đồng sang nuôi nhốt; đầu tư 5 tỉ bạt thông qua 5 ngân hàng để hỗ trợ chủ trang trại vay vốn với lãi suất 2% năm để phục vụ chuyển đổi. Đồng thời Thái Lan cũng tài trợ cho việc chuyển đổi; tính bình quân, mỗi chủ trại nuôi một đàn vịt khoảng 3.000 con sẽ được tài trợ 3.500 bạt. Trong quá trình chuyển đổi, hàng loạt hợp tác xã chăn nuôi vịt được thành lập. 10-15% số người chăn nuôi gia cầm tại nông hộ chuyển đổi sang nghề khác với sự trợ giúp đào tạo và hỗ trợ chuyển đổi nghề từ Cục Phát triển chăn nuôi (Tống Xuân Chinh, 2007).

Bên cạnh các trang trại nuôi bán chăn thả, đã hình thành các trang trại hiện đại chăn nuôi vịt có sử dụng công nghệ cao để điều khiển tự động hoàn toàn các hoạt động của trại như điều hoà nhiệt độ, độ ẩm, thông gió, lượng khí độc, thức ăn, nước uống, khẩu phần thức ăn, kiểm tra tăng trọng, hồ sơ theo dõi...Vịt nuôi công nghiệp kiểu này đạt 3,2-3,5 kg/con từ 42-45 ngày tuổi, với chi phí thức ăn thấp (Tống Xuân Chinh, 2007).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt thương phẩm trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 41)