Tình hình sản xuất và cung cấp vịt giống tại huyện Lương Tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt thương phẩm trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 70 - 72)

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 So sánh 16/15 17/16 BQ Số cơ sở SX giống vịt cơ sở 32 40 43 125,00 107,50 115,92 Số lượng vịt

giống SX/ năm nghìn con 1.037,24 1.356,61 1.872,05 130,79 137,99 134,34 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lương Tài (2017)

Hiện nay, trên địa bàn huyện Lương Tài, các cơ sở sản xuất cung cấp giống vịt ngày một tăng nhằm đáp ứng nhu cầu chăn nuôi của người dân trong và ngoài Huyện. Đây đều là các cơ sở sản xuất giống tư nhân và đã được đăng ký sản xuất kinh doanh giống vịt với cơ quan quản lý địa phương. Các cơ sở này chủ yếu thu mua trứng vịt tại các trại trong vùng và các huyện lân cận của tỉnh Bắc Ninh. Bên cạnh đó, một số cơ sở còn nhập trứng từ các trại ở các tỉnh như Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương...

Nghiên cứu cho thấy, lượng vịt giống các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn huyện Lương Tài sản xuất ra qua các năm đều tăng lên. Nguyên nhân chính là do số lượng các cơ sở sản xuất giống tăng lên qua các năm, bên cạnh đó, một số cơ sở mở rộng quy mô sản xuất, tăng công suất của máy ấp trứng. Lượng vịt giống này không chỉ cung cấp cho các trại trong vùng, mà còn cung cấp cho các huyện trong tỉnh cũng như cho các tỉnh lân cận khác.

nuôi vịt tại địa phương thường mua vịt giống tại các cơ sở sản xuất khác ở ngoài huyện. Một số nguồn cung cấp vịt giống chính đó là: Trại vịt Cẩm Bình (Hải Dương), Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên (Hà Nội), Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, và các cơ sở sản xuất giống vịt tư nhân các tỉnh lân cận.

b) Thức ăn

Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi vịt thịt thương phẩm nói riêng cần rất nhiều loại đầu vào khác nhau, tuy nhiên có thể nói tới hai đầu vào chính là giống và thức ăn. Chỉ vài năm trước, người dân địa phương vẫn sử dụng thức ăn sẵn có như cám, thóc, ốc, bèo,…cho đàn vịt thịt thương phẩm, nhưng tầm 3-4 năm trở lại đây, hầu hết các hộ họ đã chuyển sang dùng cám công nghiệp. Điều này giúp giảm thời gian lao động cho các hộ nông dân, sử dụng cám công nghiệp còn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng từ thức ăn cho vật nuôi, từ đó năng suất và sản lượng đàn vịt thịt thương phẩm của các hộ tăng lên nhiều so với các năm trước.

Hộp 4.1. Sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi

vịt thịt thương phẩm của hộ

“Giờ hộ nào chăn nuôi vịt thịt để bán cũng sử dụng thức ăn công nghiệp hết, nuôi thóc bao giờ mới lớn. Có rất nhiều đại lý phân phối nên việc mua bán cũng dễ, gia đình bác mua nhiều còn được mang đến tận nhà, thuận tiện lắm!”

Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Sinh, 38 tuổi, hộ chăn nuôi vịt thịt thương phẩm ngày 10/11/2017, tại xã An Thịnh, huyện Lương Tài

Với mục đích của người chăn nuôi là vịt lớn nhanh nên thức ăn phải đảm bảo thỏa mãn được nhu cầu của vịt. Để vịt ăn được nhiều, hiệu quả chuyển hóa thức ăn tốt cần cho ăn theo bữa, hết thức ăn mới cho ăn tiếp để thức ăn thường xuyên mới, có mùi thơm nên kích thích vịt ăn nhiều. Về phương thức cho ăn, thì từ lúc 1 ngày tuổi đến khi giết thịt cho vịt ăn tự do, càng nhiều càng tốt.

Với các hộ chăn nuôi theo phương thức chạy đồng, các hộ sẽ cho ăn 100% cám công nghiệp ở giai đoạn đầu (từ 1-30 ngày tuổi), sau đó vịt sẽ được thả ra ngoài đồng cho ăn thóc, ốc, bèo,… những thứ có trên cánh đồng và cho ăn bổ sung cám công nghiệp.

- Nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Lương Tài

Trong đó lớn nhất là công ty TNHH Minh Tâm. Với nguồn cung dồi dào, người

chăn nuôi có thể chọn lựa sản phẩm phù hợp với điều kiện chăn nuôi của gia đình. Nghiên cứu cho thấy, sản lượng tiêu thụ thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Lương Tài tăng qua các năm, bình quân mỗi năm tăng trên 10%. Phần sản lượng tăng lên chủ yếu là thức ăn chăn nuôi cho gia cầm (bình quân tăng 15 % /năm) và thức ăn cho cá (bình quân tăng 11% /năm), sản lượng thức ăn chăn nuôi cho gia súc có tăng nhưng tăng rất ít (chỉ 2% /năm).

Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi được sản xuất tại các nhà máy đóng trên địa bàn huyện Lương Tài cũng tăng lên so với lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất ngoài tỉnh. Bình quân mỗi năm 23%/năm. Cụ thể : năm 2016 tăng 29% s, năm 2017 tăng 17,5% so với năm 2016. Lượng thức ăn tiêu thụ sản xuất ngoài tỉnh năm 2016 tăng 5,3%, nhưng đến năm 2017 không tăng nhiều, so với năm 2016 còn giảm gần 3 %.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi vịt thương phẩm trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 70 - 72)